Siết chặt quản lý giết mổ gia súc, gia cầm

(LĐTĐ) Mặc dù thành phố Hà Nội đã có lệnh cấm giết mổ gia cầm tại các địa điểm không được cơ quan có thẩm quyền cho phép, thế nhưng, hiện nay, tại các chợ dân sinh của Thủ đô vẫn đang diễn ra tình trạng giết mổ gia cầm tràn lan gây gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
siet chat quan ly giet mo gia suc gia cam 29 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung được phê duyệt
siet chat quan ly giet mo gia suc gia cam Hà Nội xây dựng lộ trình quản lý giết mổ gia súc, gia cầm

Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm từ giết mổ gia cầm tại chỗ

Dù đã cảnh báo trước nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm từ việc giết mổ gia cầm tại chỗ, thế nhưng, tại các khu chợ dân sinh của Thủ đô, tình trạng giết mổ gia cầm tại chỗ vẫn đang tiếp diễn. Theo ghi nhận của phóng viên, không khó để bắt gặp những hình ảnh nhếch nhác, mất vệ sinh tại khu vực bán các loại gia cầm. Thực trạng chung của các khu giết mổ này là gia cầm được bày bán và giết mổ ngay tại chỗ nếu như khách hàng có nhu cầu.

siet chat quan ly giet mo gia suc gia cam
Gia cầm được bày bán, giết mổ ngay tại khu chợ ven đường Quốc lộ 6, gần khu vực cầu Mai Lĩnh (quận Hà Đông).

Để nắm rõ hơn tình trạng giết mổ gia cầm tại một số khu chợ dân sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội, chúng tôi tìm đến một khu chợ họp ngay sát chân cầu Mai Lĩnh (quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội). Khu chợ dân sinh này tụ tập sát lòng đường, hầu hết người mua gia cầm tại khu chợ này đều có nhu cầu được giết, mổ thịt sẵn. Để đáp ứng nhu cầu của khách, những người bán hàng tại đây giết mổ gia cầm ngay tại nơi bán, ngay sát bên những chiếc lồng nhốt gia cầm.

Theo quan sát, toàn bộ gà, vịt sau khi được khách lựa chọn sẽ được tiểu thương cắt tiết tại chỗ và cho vào một nồi nước sôi màu vẩn đục. Gia cầm sau được nhúng vào nước nóng được các tiểu thương đặt ngay xuống nền đất để làm lông và mổ. Phần lông, nội tạng được vứt vương vãi trên nền đất, nước thải chảy khắp đoạn vỉa hè thậm chí tràn xuống cả ngoài lề đường. Nước thải không có chỗ thoát khiến cho nơi đây những ngày mưa bốc mùi xú uế, thu hút những loài sinh vật gây hại như ruồi, muỗi đến trú ngụ.

Sự nhếch nhác, mất vệ sinh đó không chỉ diễn ra tại khu vực chợ chân cầu Mai Lĩnh mà còn diễn ra ở nhiều khu chợ tạm khác. Đoạn đường Tố Hữu (khu vực lòng đường cạnh nghĩa trang Dương Nội thuộc địa phận phường Dương Nội, quận Hà Đông), đang bị một số tiểu thương biến thành khu chợ nhỏ bày bán đầy đủ các mặt hàng rau, củ, quả, gia cầm...

Tại đây người bán hàng vô tư giết mổ gia cầm ngay trên vỉa hè. Do họp chợ không đúng nơi quy định nên nguồn nước các tiểu thương sử dụng để rửa thực phẩm được lấy theo từng xô, chậu. Nguồn nước không thuận tiện nên các tiểu thương thường sử dụng một chậu nước để rửa chung cho nhiều lần giết mổ. Sau mỗi buổi họp chợ, tất cả các loại rác thải được tiểu thương vứt bừa bãi ngay ven đường, bốc mùi nồng nặc, ruồi nhặng vây quanh. Thực trạng trên cũng đang diễn ra tại một số khu chợ trên địa bàn huyện Thanh Trì, quận Thanh Xuân và nhiều khu chợ truyền thống trên địa bàn Thủ đô.

Chia sẻ về lý do lựa chọn gia cầm được giết mổ tại chỗ thay vì đến các siêu thị và cơ sở có giấy phép, chị Trần Thị Nhàn (người dân sinh sống tại phường Yên Lạc, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội) cho biết: “Mình thường mua gà, vịt tại chợ và nhờ họ mổ luôn tại chỗ. Trong khi chờ họ mổ thì mình có thể đi mua các thực phẩm khác như rau củ quả, chừng chục phút là họ đã làm xong gà, mình chỉ việc qua lấy là được. Mua gà ở chợ vừa tiện mà lại rẻ.

Đồng quan điểm với chị Nhàn, bà Phạm Kim Dung (phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng) cho hay: “Ở đâu cũng vậy, bất kỳ nơi nào bán gà thì họ sẽ mổ cho mình luôn. Mình được chọn gà sống và được chứng kiến họ làm nên không lo bị tráo gà, mỗi con chỉ mất 10.000 -15.000 đồng tiền công mổ. Như vậy thì mình đỡ phải về nhà làm vì nhà rất chật chội. Cùng đó, nếu làm không quen thì mất khá nhiều thời gian, công sức.”

Trái ngược với suy nghĩ của bà Dung, chị Nhàn, dù nhà ngay sát chợ dân sinh, thế nhưng nhiều năm nay, anh Lê Anh Thạch (quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội) thường tìm đến các siêu thị để mua các loại thực phẩm tươi sống. Anh Thạch chia sẻ: “ Mình chỉ mua rau hoặc một số đồ gia vị ở chợ, còn những thực phẩm tươi sống thì mình thường vào siêu thị mua. Dù gà, vịt ở ngoài tươi, giá rẻ hơn siêu thị, thế nhưng mình không biết rõ nguồn gốc xuất xứ. Trong khi đó, dịch bệnh H5N6 đang diễn biến phức tạp, do vậy, mình chỉ tin tưởng những nơi có giấy phép kinh doanh để đảm bảo sức khỏe cho gia đình.”

Tăng cường công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm

Chia sẻ về nguyên nhân dẫn tới tình trạng gia cầm vẫn được giết mổ tại chỗ, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục Trưởng Chi cục Thú y Hà Nội cho biết, việc xử lý các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý chung của các cấp địa phương. Nếu các tiểu thương, hộ gia đình vi phạm thì phải bị xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên, quá trình xử phạt vẫn gặp vướng do hầu hết hiện tại đều là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và chính quyền chưa vào cuộc xử lý triệt để.

Cùng đó, những năm qua, hoạt động quản lý các cơ sở giết mổ gặp không ít khó khăn. Ví dụ như về quy hoạch giết mổ đã được Thành phố Hà Nội phê duyệt từ năm 2012, song sau 7 năm triển khai thực hiện đã bộc lộ một số hạn chế. Đặc biệt là sự thay đổi về cơ cấu ngành nông nghiệp, chưa phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các địa phương, địa điểm quy hoạch được phê duyệt bố trí chưa phù hợp với nhu cầu thực tiễn tại địa phương nên số lượng các cơ sở giết mổ được hình thành đi vào hoạt động theo quy hoạch còn thấp.

Chia sẻ những giải pháp khắc phục tình trạng trên, ông Nguyễn Ngọc Sơn khẳng định: “Trong thời gian tới, để hoạt động giết mổ gia cầm tại chỗ không tiếp diễn thì cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp. Cụ thể như, xây dựng “Mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung”. Tiếp tục rà soát, đánh giá, điều chỉnh, bổ sung các cơ sở giết mổ công nghiệp tập trung theo chuỗi giá trị khép kín, áp dụng công nghệ tiên tiến đồng bộ trên thế giới; các cơ sở giết mổ tập trung gắn với các chợ bán sản phẩm thịt gia súc, gia cầm hiện có tại từng địa phương nhằm đảm bảo thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển của Thành phố và phù hợp với tình hình thực tiễn tại các huyện.

Đẩy nhanh tiến độ hình thành các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn Thành phố. Tích cực tìm kiếm, thu hút, giới thiệu và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo quy hoạch… Các địa phương cần ưu tiên bố trí quỹ đất dành cho việc triển khai xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn theo quy hoạch, đảm bảo thuận tiện trong việc gắn kết cơ sở giết mổ với vùng nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Đặc biệt, tăng cường công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố, tích cực chủ động tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động giết mổ, kinh doanh gia súc, gia cầm trên địa bàn quản lý theo phân cấp. Phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật; có lộ trình và giải pháp đưa các điểm, hộ giết mổ nhỏ lẻ, không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và môi trường vào giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trung theo quy hoạch.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có khá nhiều chợ truyền thống. Tuy nhiên việc quản lý chợ truyền thống tại các quận huyện vẫn chưa được chặt chẽ. Theo đó, ông Sơn khuyến cáo, người tiêu dùng khi có nhu cầu mua thực phẩm thì nên mua ở những nơi có sự quản lý của cơ quan chức năng và cơ quan chuyên môn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của chính mình và người thân.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch), dù trời mưa nhưng đông đảo người dân cả nước và kiều bào ở nước ngoài đã đội mưa tham gia lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

(LĐTĐ) Về Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS năm 2023), Hưng Yên xếp vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố; trong khi Quảng Ninh là địa phương dẫn đầu.
Lừa đảo trực tuyến vẫn diễn biến phức tạp

Lừa đảo trực tuyến vẫn diễn biến phức tạp

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, tình trạng lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng, diễn biến phức tạp với nhiều chiêu trò tinh vi. Dù các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo, hướng dẫn cách nhận diện và phòng tránh các thủ đoạn, phương thức lừa đảo phổ biến, nhưng không ít người dân vẫn bị mắc lừa.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Nỗ lực để nâng cao chất lượng

Nỗ lực để nâng cao chất lượng

(LĐTĐ) Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 ngày càng cận kề. Tăng cường các kỳ khảo sát chất lượng, xây dựng ngân hàng đề ôn tập tốt nghiệp dùng chung, phân nhóm ôn tập sớm… là những giải pháp đang được các trường học trên địa bàn Thành phố áp dụng với quyết tâm nâng phổ điểm các môn, không để “vùng trũng” ở bất kỳ môn học nào.
Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

(LĐTĐ) Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn Thủ đô tăng nhanh qua các năm; quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo và ngày càng mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thủ đô được nâng cao… Đó là kết quả nổi bật của Thủ đô Hà Nội sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”.
Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

(LĐTĐ) Với mục đích thiết thực vì quyền lợi của người lao động, hằng năm báo Lao động Thủ đô đều phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các quận, huyện, Công đoàn ngành tổ chức các buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật, các kiến thức liên quan thiết thân tới người lao động. Đây là phương pháp tuyên truyền thực sự hữu ích, cách làm sáng tạo, mang lại những kết quả bổ ích, được công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), cán bộ Công đoàn các cấp đánh giá cao.

Tin khác

Quận Tây Hồ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng về đầu tư công

Quận Tây Hồ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng về đầu tư công

(LĐTĐ) Ngày 17/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Tây Hồ khóa VI tổ chức kỳ họp thứ 14 - kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Bắc Từ Liêm

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Với tinh thần “Đoàn kết - dân chủ - trách nhiệm - sáng tạo - phát triển”, trong 2 ngày 16 - 17/4, Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam quận Bắc Từ Liêm lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã diễn ra thành công, tốt đẹp. Đại hội có sự tham gia của 200 đại biểu chính thức.
Tổ chức chương trình nghệ thuật ánh sáng đặc biệt kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Tổ chức chương trình nghệ thuật ánh sáng đặc biệt kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể các điểm bắn pháo hoa, chương trình nghệ thuật ánh sáng đặc biệt vào tối 10/10/2024.
Phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

Phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

(LĐTĐ) Ngày 16/4 tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin - Thể thao huyện Ứng Hòa, Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội phối hợp UBND huyện Ứng Hòa tổ chức Lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”, phát động phong trào thi đua tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Quận Đống Đa gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên

Quận Đống Đa gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Ngày 16/4, quận Đống Đa tổ chức Chương trình "Gặp mặt, giao lưu chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ" nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).
Hà Nội sắp tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Đào Duy Tùng

Hà Nội sắp tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Đào Duy Tùng

(LĐTĐ) Ngày 13/5 sắp tới, thành phố Hà Nội sẽ tổ chức chương trình Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Đào Duy Tùng (20/5/1924 - 20/5/2024).
Chọn quận Ba Đình và 3 khu chung cư cũ ưu tiên triển khai đợt 1

Chọn quận Ba Đình và 3 khu chung cư cũ ưu tiên triển khai đợt 1

(LĐTĐ) Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu, chọn quận Ba Đình và 3 khu chung cư cũ ưu tiên triển khai đợt 1 để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, tạo bước đột phá trong triển khai Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Hội đồng nhân dân quận Bắc Từ Liêm xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư 50 dự án

Hội đồng nhân dân quận Bắc Từ Liêm xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư 50 dự án

(LĐTĐ) Ngày 16/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Bắc Từ Liêm khóa III, nhiệm kỳ 2021- 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 15 (Kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền theo luật định, trong đó, có nội dung về phê duyệt chủ trương đầu tư 50 dự án.
Xem thêm
Phiên bản di động