Sắm Tết cho ngày về

(LĐTĐ) Với những người công nhân xa quê thì dịp cuối năm là lúc họ mong muốn được trở về đoàn tụ, sum họp cùng gia đình bên nồi bánh chưng nghi ngút khói. Để có được một cái Tết trọn vẹn, đầm ấm, những ngày cuối năm họ phải tất bật tăng ca, cùng niềm hy vọng được nhận lương, thưởng Tết xứng đáng với công sức làm việc miệt mài, vất vả sau một năm. Bên cạnh những niềm hy vọng đó còn là bao nỗi lo của cuộc sống đời thường…
sam tet cho ngay ve Sắm Tết với thẻ đoàn viên
sam tet cho ngay ve Nhớ về một thời chơi Tết
sam tet cho ngay ve Người dân tấp nập vào siêu thị sắm Tết

Háo hức khi Tết chưa đến

Đến những khu công nghiệp và chế xuất trên địa bàn Hà Nội vào khoảng thời gian cuối năm, dễ dàng thấy được sự tất bật làm việc của các phân xưởng, nhà máy. Trong không khí khẩn trương, công nhân đang hối hả sản xuất những lô hàng để kịp bước vào kỳ nghỉ Tết. Với những người lao động xa quê, Tết là dịp hiếm hoi để mọi người có thể đoàn tụ cùng gia đình sau một năm lao động vất vả. Đó cũng là chủ đề được công nhân chia sẻ với nhau sau mỗi giờ tăng ca để có thêm động lực cố gắng làm việc.

Đa phần do tính chất công việc nên những công nhân lao động ít khi được về quê thường xuyên, những ngày cuối năm họ càng tranh thủ nhận tăng ca hoặc tìm những công việc làm thêm khác như chạy xe ôm, nhận làm đồ trang trí Tết… để kiếm thêm thu nhập chuẩn bị cho hành trình về thăm gia đình.

sam tet cho ngay ve
Công nhân tranh thủ mua sắm sau những giờ làm việc (Ảnh: N. Hoa)

Chị Nguyễn Thị Sung (công nhân khu công nghiệp Phú Nghĩa) chia sẻ, chị mới vào công ty làm việc được nửa năm, đồng lương không cao mà chi phí sinh hoạt chi tiêu ngày càng nhiều, Tết này về quê chị cũng phải tính toán đủ thứ. Chị nói rằng, đi làm chỉ mong đến Tết để về sum vầy với gia đình đầm ấm, vui tươi chứ ở nơi “đất khách quê người” thì tủi thân lắm. Mới đi làm, nếu có thưởng mới mong có tiền sắm Tết.

Cùng chung tâm trạng, anh Trần Khả Thư (Thiệu Sơn, Thanh Hóa) hơn 10 năm làm công nhân ở Thủ đô, mỗi năm anh đều dành dụm tiền gửi về biếu bố mẹ ở quê. Năm nay, vào những tháng cuối năm, anh Thư đang tập trung, cố gắng tranh thủ làm thêm để có khoản tiền dư dả hơn gửi về cho bố mẹ sửa sang lại đồ dùng trong gia đình.

Anh Thư cho biết, năm nào cũng vậy, cứ đến 28 Tết là anh bắt xe về quê Thanh Hóa đón Tết cùng gia đình. “Gần đến ngày về, tôi sẽ mua thật nhiều đồ đẹp cho các cháu ở quê, còn bố mẹ tuổi đã cao, tôi sẽ mua áo ấm và thuốc đau xương, khớp để trái gió, trở trời ông bà có thuốc bóp. Tôi làm công nhân đã 12 năm rồi nhưng năm nào cũng về nhà đón Tết cùng gia đình. Nghĩ đến giờ phút đoàn viên lòng tôi thấy ấm hẳn, bao mệt nhọc, vất vả trong năm đều tan biến hết”, anh Thư phấn khởi cho hay.

Nỗi niềm của chị Sung, anh Thư cũng là nỗi niềm chung của hàng trăm, hàng nghìn công nhân lao động khác. Khi Tết càng đến gần những nỗi lo toan của nhiều công nhân lao động lại tăng lên do chi phí sinh hoạt tăng chóng mặt. Đặc biệt với những gia đình công nhân có nội, ngoại hai bên không gần nhau, là một nỗi trăn trở khó khăn hơn bao giờ hết.

Tranh thủ mua sắm

Trong không khí khẩn trương, công nhân đang hối hả sản xuất những lô hàng để kịp bước vào kỳ nghỉ Tết.

Với những người lao động xa quê, Tết là dịp hiếm hoi để mọi người có thể đoàn tụ cùng gia đình sau một năm lao động vất vả. Đó cũng là chủ đề được công nhân chia sẻ với nhau sau mỗi giờ tăng ca để có thêm động lực cố gắng làm việc.

Do đặc thù công việc, với ca làm việc 8 tiếng tại phân xưởng, chưa kể tăng ca và làm thêm ngoài giờ, công nhân lao động luôn mong đợi đến ngày nghỉ, ngày cuối tuần để có thời gian mua sắm. Những ngày cuối năm, để chuẩn bị hành trình cho chuyến về quê trọn vẹn thì nhu cầu mua sắm của họ tăng lên gấp bội, các mặt hàng được công nhân lao động chọn lựa chủ yếu là hàng may mặc, vật dụng gia đình để phục vụ nhu cầu đón Tết đang đến gần.

Đa số công nhân cho biết, mọi năm lịch nghỉ của công ty thường rơi vào ngày 27-28 tháng Chạp, việc chuẩn bị đồ đạc, sắp xếp chỗ trước khi về quê cũng đã mất rất nhiều thời gian. Đối với những công nhân ở xa, khi trở về đoàn tụ gia đình đã cận kề năm mới nên họ không có cơ hội để sắm sửa, do đó không ít người phải tận dụng những ngày nghỉ để đi chợ sắm sửa quà Tết.

Tại chợ Bùng (xã Phùng Xá, Thạch Thất) từ sớm đã đông đúc, tấp nập người mua - bán. Ngay từ sáng sớm, chị Phạm Thị Oanh (quê Thanh Hóa), công nhân khu công nghiệp Thạch Thất rảo bước với bạn cùng phòng trọ háo hức lựa chọn thực phẩm nấu nướng cho ngày nghỉ và ghé thăm những gian hàng bán đồ dùng phục vụ riêng cho dịp Tết.

Chị Oanh cho biết, sáng Chủ nhật, từ 7 giờ sáng, khu trọ có 5 phòng hầu như là nữ của chị đã rộn ràng tiếng cười nói, tiếng í ới rủ nhau đi “shopping”. Để có được ngày đông đủ thành viên như vậy, các chị đã phải hẹn nhau từ vài ngày trước bởi công việc cuối năm tăng ca bận rộn, chị Oanh dường như “tối mắt tối mũi”, hiếm hoi mới có được một ngày nghỉ trọn vẹn.

Trong không khí dòng người hối hả, các tấm biển giảm giá, khuyến mại lớn, “đồng giá sản phẩm” vài chục nghìn đồng được trưng bày ở nhiều gian hàng. Đó cũng là gian hàng tụ tập đông công nhân nhất, tiếng hỏi, mua hàng rộn ràng vang cả một góc chợ.

Không riêng gì chợ Bùng, nằm cách khu công nghiệp Thăng Long không xa, chợ Bầu (xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội) được nhiều người gọi với cái tên quen thuộc là “chợ công nhân” bởi nơi đây tập trung hàng nghìn công nhân sinh sống. Điểm đặc biệt của phiên chợ nơi đây khác hẳn với các khu chợ khác là đã thành thông lệ “đến giờ lại đông” cứ khoảng từ 17h chiều trở đi, chợ Bầu lại nườm nượp khách hàng là công nhân vừa tan ca làm vào chợ.

Chợ Bầu tuy không lớn nhưng đầy đủ các mặt hàng thiết yếu, từ rau củ quả, thực phẩm sống- chín, cho đến quần áo, giày dép, đồ da dụng,… Không khí trao đổi kẻ mua người bán ở chợ Bầu vốn đã luôn rôm rả, những ngày cuối năm lại càng trở nên náo nhiệt, tấp nập hơn.

Nằm trong khu vực tập trung đông công nhân nên hàng hóa ở đây cũng khá bình dân, từ áo quần đến giày dép, mỹ phẩm và các nhu yếu phẩm khác. Những quầy bánh kẹo, cửa hàng tạp hóa bày la liệt với đa dạng các mặt hàng, phong phú về chủng loại, giá cả phải chăng luôn là lựa chọn ưu ái của nhiều công nhân.

Tương tự đó, các gian hàng thời trang cũng treo vô vàn kiểu mẫu, hàng hóa đã được các tiểu thương niêm yết giá. Hầu hết các sản phẩm ở các khu chợ này đều có giá bán rất bình dân, thấp hơn nhiều so với giá bán tại các cửa hàng, chợ trung tâm hay siêu thị lớn.

Một tiểu thương buôn bán quần áo tại chợ Bầu cho biết, cách đây mấy tuần họ đã nhập thêm hàng để bán. Thời điểm cuối năm sức mua tăng nên người bán chú trọng vào việc nhập nhiều hàng cả về mẫu mã và số lượng, bán rải rác đến khi công nhân nghỉ thì thôi. Ngày thường thì lượng khách cũng trung bình, nhưng đến cuối năm công nhân lao động cần có quần áo mới để về quê nên họ bán được nhiều hàng hơn.

Nguyễn Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Phê duyệt Kế hoạch truyền thông về Bảo vệ môi trường năm 2024

Hà Nội: Phê duyệt Kế hoạch truyền thông về Bảo vệ môi trường năm 2024

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa chính thức phê duyệt Kế hoạch tổ chức Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Giá xăng ngày 17/4 có thể vượt mức 25.000 đồng/lít

Giá xăng ngày 17/4 có thể vượt mức 25.000 đồng/lít

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (17/4) được dự báo tăng. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn (BOG) thì giá xăng có thể tăng từ 300 - 350 đồng/lít. Theo đó, giá xăng RON95 có khả năng vượt mốc 25.000 đồng/lít, nếu các cơ quan điều hành không tác động vào Quỹ BOG.
Thời tiết ngày 17/4: Hà Nội bắt đầu tăng nhiệt

Thời tiết ngày 17/4: Hà Nội bắt đầu tăng nhiệt

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, khu vực Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, nhiệt độ cao nhất lên tới 34 độ C.
Thành phố Hồ Chí Minh: Tổ chức bắn pháo hoa dịp lễ 30/4

Thành phố Hồ Chí Minh: Tổ chức bắn pháo hoa dịp lễ 30/4

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).
Hà Nội tăng cường kiểm tra, giám sát xe vận chuyển chất thải sinh hoạt

Hà Nội tăng cường kiểm tra, giám sát xe vận chuyển chất thải sinh hoạt

(LĐTĐ) Mới đây, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện về tăng cường đảm bảo vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn Thành phố.
Tổ chức chương trình nghệ thuật ánh sáng đặc biệt kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Tổ chức chương trình nghệ thuật ánh sáng đặc biệt kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể các điểm bắn pháo hoa, chương trình nghệ thuật ánh sáng đặc biệt vào tối 10/10/2024.
Trao giải Cuộc thi “Nét đẹp lao động qua ảnh” năm 2024

Trao giải Cuộc thi “Nét đẹp lao động qua ảnh” năm 2024

(LĐTĐ) Sau hơn một tháng triển khai, Cuộc thi “Nét đẹp lao động qua ảnh” năm 2024 với chủ đề “Nét đẹp trong lao động, sản xuất” đã thu hút được nhiều tập thể, cá nhân tham gia dự thi.

Tin khác

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

(LĐTĐ) Duới ngọn tháp hàng nghìn năm tuổi, Tháp bà Ponagar (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) hình ảnh các cô gái Chăm múa uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhạc đã dần trở nên quen thuộc với nhiều du khách đến Nha Trang.
Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2023, nhờ thực hiện tốt công tác đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tình hình tai nạn lao động, cháy nổ trên địa bàn Hà Nội đã được phòng ngừa; kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động, giảm thiểu thiệt hại về người, góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình Ngày hội việc làm do Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh tổ chức ngày 31/3, đông đảo lao động nữ đã được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.
Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

(LĐTĐ) Năm qua, các vụ tai nạn lao động xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ yếu là tai nạn ngã cao, vật rơi từ trên cao trong ngành xây dựng; và nạn nhân của các vụ tai nạn lao động hầu hết là lao động phổ thông.
Tình hình tai nạn lao động vẫn còn đáng lo ngại

Tình hình tai nạn lao động vẫn còn đáng lo ngại

(LĐTĐ) Năm 2023, công tác an toàn, vệ sinh lao động trên toàn quốc đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn một số tồn tại, như số vụ tai nạn lao động, số người mắc bệnh nghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng vẫn còn ở mức cao và đáng lo ngại.
Nâng tầm Cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" thành Chương trình truyền thông

Nâng tầm Cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" thành Chương trình truyền thông

(LĐTĐ) Qua 3 năm diễn ra thành công, năm 2024, Cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” do báo Kinh tế & Đô thị, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp tổ chức đã được nâng tầm thành Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” để tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa thông điệp vì cộng đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động