Rộng mở cơ hội việc làm tại các khu công nghiệp - chế xuất

(LĐTĐ) Dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống việc làm của không ít người lao động, do đó ngay sau khi hết thời gian giãn cách xã hội để phòng, chống dịch, nhiều người lao động đã tìm đến các khu công nghiệp – chế xuất trên địa bàn thành phố Hà Nội để tìm kiếm công việc mới. Đa phần đều mong muốn tìm được việc làm phù hợp, có thu nhập ổn định để trang trải cuộc sống và vượt qua khó khăn do dịch bệnh gây ra.
rong mo co hoi viec lam tai cac khu cong nghiep che xuat Cơ hội việc làm dành cho lao động hưởng hảo hiểm thất nghiệp
rong mo co hoi viec lam tai cac khu cong nghiep che xuat Hơn 5000 cơ hội việc làm cho thanh niên Thủ đô

Những ngày sau giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, bảng tin tuyển dụng gần khu vực cổng chính của khu công nghiệp Thăng Long lúc nào cũng có người đến để tìm hiểu thông tin tuyển dụng của các công ty. Theo ghi nhận, trên bảng tin có hàng chục tờ thông báo tuyển dụng mô tả chi tiết về công việc, điều kiện ứng tuyển, mức lương, số lượng tuyển dụng và các quyền lợi được hưởng khi vào làm việc tại công ty.

rong mo co hoi viec lam tai cac khu cong nghiep che xuat
Người lao động tìm đến bảng tin thông báo tuyển dụng ở khu công nghiệp Thăng Long để tìm kiếm việc làm (Ảnh Mai Quý)

Với người lao động đến tìm việc, những tờ thông báo tuyển dụng này chẳng khác nào là cánh cửa mở ra cho họ cơ hội tìm kiếm công việc và thu nhập ổn định. Vì vậy, khi đến đây, nhiều người đã cầm sẵn trên tay bộ hồ sơ xin việc với đầy đủ các giấy tờ cần thiết để nếu tìm được công ty nào phù hợp thì sẽ đến nộp hồ sơ ngay.

Đang đăm chiêu trước một thông báo tuyển dụng, khi được hỏi liệu bản thân có đáp ứng được yêu cầu công việc, anh Nguyễn Văn Tiến (quê ở Thái Nguyên) chia sẻ: “Tất cả các yêu cầu mà công ty đưa ra tôi đều đáp ứng được, ngoài ra tôi thấy các chế độ phúc lợi của công ty cũng rất tốt. Nhưng về mức lương thì tôi đang băn khoăn, bởi sống ở Thành phố không giống như ở quê, với mức thu nhập trung bình từ 6 – 7 triệu/tháng thì chỉ đủ để chi trả tiền thuê trọ, phí sinh hoạt chứ không có dư dả. Tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu thông tin tuyển dụng của một vài công ty nữa để có sự lựa chọn tốt nhất”.

Theo lời anh Tiến, trước đây ở quê anh làm nghề tự do, lúc thì đi buôn, khi lại làm phụ hồ, cơ khí… nhưng công việc không ổn định, chỉ đủ tiền chi tiêu hằng ngày. Từ khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, lại thêm cả xã hội phải giãn cách để phòng, chống dịch nên mấy tháng nay anh rơi vào cảnh thất nghiệp. Hết giãn cách xã hội, với quyết tâm tìm kiếm một công việc ổn định, có thu nhập để chi tiêu, dành dụm, anh Tiến xuống khu công nghiệp Thăng Long để tìm việc. “Vì từ xa xuống đây tìm việc nên tôi đã thuê một căn phòng trọ ở gần khu công nghiệp để tiện đi lại và chuẩn bị sẵn mấy bộ hồ sơ để khi tìm được công việc phù hợp sẽ đến nộp hồ sơ luôn” – anh Tiến bày tỏ.

Tại khu vực bảng tin thông báo tuyển dụng gần cổng khu công nghiệp Thăng Long cũng có nhiều đôi vợ chồng trẻ đưa nhau đến tìm việc, mặc dù chưa tìm được việc nhưng đôi vợ chồng chị Trần Thị Huệ (quê ở Nam Định) đã thuê một phòng trọ ở thôn Hậu Dưỡng (Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội) với giá 500.000 đồng/tháng để có chỗ ở để yên tâm đi tìm việc. Chị Huệ chia sẻ, trước đây chồng chị làm thợ xây ở quê, thu nhập trung bình từ 5 – 6 triệu/tháng, còn chị ở nhà nuôi con nhỏ. Dịch bệnh Covid-19 ập đến, khiến cuộc sống của gia đình chị bị đảo lộn, chồng không có việc làm, khoản thu nhập hàng tháng vì thế mà cũng mất đi. Tiền trang trải cuộc sống sinh hoạt của hai vợ chồng, tiền mua sữa, mua đồ cho con phải vay mượn hoặc nhờ vào ông bà hai bên.

Hết thời gian giãn cách xã hội, vợ chồng chị Huệ quyết định gửi con nhờ ông bà chăm sóc để lên khu công nghiệp Thăng Long tìm kiếm việc làm với mong muốn có công việc và thu nhập ổn định. “Tôi hi vọng hai vợ chồng sẽ tìm được việc ở cùng một công ty để cả hai đi làm thuận tiện và thu nhập trung bình của cả hai được từ 13 – 15 triệu/tháng để trừ tất cả các khoản chi phí đi cũng sẽ dư dả được chút ít để sau này về quê xây nhà. Hiện chúng tôi đã nộp hồ sơ vào một số công ty nữa nhưng chưa thấy tuyển nên tiếp tục đến bảng tin tuyển dụng của khu công nghiệp Thăng Long để tìm kiếm thêm cơ hội” – chị Huệ chia sẻ.

Theo ghi nhận, trên bảng tin có hàng chục tờ thông báo tuyển dụng mô tả chi tiết về công việc, điều kiện ứng tuyển, mức lương, số lượng tuyển dụng và các quyền lợi được hưởng khi vào làm việc tại công ty. Với người lao động đến tìm việc, những tờ thông báo tuyển dụng này chẳng khác nào là cánh cửa mở ra cho họ cơ hội tìm kiếm công việc và thu nhập ổn định. Vì vậy, khi đến đây, nhiều người đã cầm sẵn trên tay bộ hồ sơ xin việc với đầy đủ các giấy tờ cần thiết để nếu tìm được công ty nào phù hợp thì sẽ đến nộp hồ sơ ngay.

Khi được hỏi vì sao lại lựa chọn tìm việc tại các khu công nghiệp ở Hà Nội, chị Huệ bày tỏ: “Qua những người bạn đang làm việc tại đây chúng tôi được biết trong khu công nghiệp hiện có nhiều công ty cần tuyển lao động. Hơn nữa, các công ty ở đây có nhiều chế độ phúc lợi cho người lao động và tổ chức Công đoàn cũng rất quan tâm, chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động nên vợ chồng tôi quyết định sẽ cố gắng tìm được một công việc phù hợp tại đây”.

May mắn hơn nhiều người lao động khác vì vẫn đang có công việc ổn định nhưng mấy ngày nay anh Nguyễn Thế Long (quê Bắc Ninh) vẫn tranh thủ sau giờ tan ca ra bản tin tuyển dụng gần khu công nghiệp để tìm hiểu thông tin giúp một người bạn ở quê. Anh Long chia sẻ: “Do dịch Covid-19 nên bạn tôi bị mất việc, hiện đang ở quê để đợi tìm được công việc mới. Mấy ngày nay, tôi thường tranh thủ thời gian rảnh hoặc sau khi tan ca để ra bảng tin tuyển dụng xem có thông tin nào mới không. Nếu thấy thông tin tuyển dụng phù hợp với mong muốn của bạn thì tôi sẽ thông báo để bạn không phải đi lại vất vả và đỡ tốn kém”.

Không chỉ tìm hiểu thông tin tuyển dụng tại bảng tin của khu công nghiệp, để tiết kiệm thời gian, nhiều người lao động đã chủ động tham gia các hội, nhóm trên mạng xã hội liên quan đến khu công nghiệp để tìm hiểu và tham khảo thông tin về việc làm cũng như các công ty đang có nhu cầu tuyển dụng lao động.

Chị Vũ Thị Linh (quê Nghệ An) chia sẻ: “Tôi ra Hà Nội gần nửa tháng nay với mong muốn tìm kiếm công việc ổn định tại một công ty nào đó trong khu công nghiệp Thăng Long nhưng chưa tìm được nên tôi xin làm phục vụ tại một quán ăn để đợi tìm việc và cũng là để có thu nhập trang trải cuộc sống. Hằng ngày, nếu có thời gian thì tôi ra trực tiếp bảng tin tuyển dụng để tìm hiểu thông tin, còn không thì sẽ lên hội nhóm công nhân đang làm việc trong khu công nghiệp để xem có công ty nào tuyển dụng hay không. Như thế vừa đỡ mất thời gian vừa chủ động hỏi được nhiều thông tin liên quan đến công việc mình cần tìm”.

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: 2 trường THPT tuyển sinh lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài

Hà Nội: 2 trường THPT tuyển sinh lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài

(LĐTĐ) Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024-2025 đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt, để được trúng tuyển vào lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài học chương trình THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc (chứng chỉ A-level), thí sinh sẽ phải trải qua 2 vòng thi tuyển.
Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường công lập

Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường công lập

(LĐTĐ) Trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập không chuyên năm học 2024 - 2025 tại Hà Nội, mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường THPT công lập.
Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Chiều 28/3, điều dưỡng Đặng Thị Hạ, 29 tuổi, người ép tim cứu sống du khách nước ngoài bị ngừng tim trong nhà hàng, được lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai khen thưởng.
Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Thí sinh thi các môn chuyên vào ngày 10/6

Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Thí sinh thi các môn chuyên vào ngày 10/6

Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, ngay sau khi kết thúc hai ngày thi vào các trường THPT công lập không chuyên (ngày 8 - 9/6), các thí sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 chuyên thuộc các trường THPT chuyên và có lớp chuyên sẽ làm bài thi các môn chuyên vào ngày 10/6.
Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện hỏa tốc số 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Liên đoàn Lao động huyện Mỹ Đức trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Mỹ Đức trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định giải thể Công đoàn cơ quan Dân Đảng, Công đoàn UBND huyện; trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở (CĐCS).
TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

(LĐTĐ) TP.HCM là địa phương duy nhất đạt chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại ở cấp tỉnh (toàn bộ thành phố, với tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại đạt trên 90% tổng đàn chó mèo).

Tin khác

Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

(LĐTĐ) Một trong những quyền lợi của lao động thất nghiệp là đào tạo, dạy nghề để chuyển đổi nghề nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều người lao động thất nghiệp chỉ quan tâm đến tiền trợ cấp thất nghiệp để giải quyết khó khăn trước mắt chứ không mặn mà với việc học nghề, tính kế lâu dài.
Thi nâng ngạch công chức tại Thành phố Hồ Chí Minh

Thi nâng ngạch công chức tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 6/2024, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tổ chức kỳ thi nâng nâng ngạch công chức năm 2023 tại Học viện Cán bộ TP.HCM (quận Bình Thạnh).
Hà Nội: Lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp tham gia học nghề thấp

Hà Nội: Lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp tham gia học nghề thấp

(LĐTĐ) Tại Hà Nội, số lao động nộp hồ sơ và có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng từng năm nhưng số người hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) về hỗ trợ đào tạo nghề lại đang có xu hướng giảm.
Khai mạc Tuần Nghề nghiệp và Việc làm - NEU Career Week 2024

Khai mạc Tuần Nghề nghiệp và Việc làm - NEU Career Week 2024

(LĐTĐ) Ngày 22/3, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức khai mạc Tuần Nghề nghiệp và Việc làm - NEU Career Week 2024 với chủ đề “Nguồn nhân lực thích ứng với toàn cầu hóa”.
Phát huy nguồn vốn chính sách để phát triển sản phẩm làng nghề

Phát huy nguồn vốn chính sách để phát triển sản phẩm làng nghề

(LĐTĐ) Trong những năm qua, huyện Thanh Trì luôn chú trọng phát huy nguồn vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để đồng hành và giúp nông dân xã Hữu Hòa duy trì, phát triển sản phẩm miến dong, bánh đa của làng nghề.
Khởi động đào tạo nhân lực chất lượng cao

Khởi động đào tạo nhân lực chất lượng cao

(LĐTĐ) Cùng với cuộc đua vào đại học, thời gian này, tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Hà Nội, mùa tuyển sinh cũng bắt đầu được khởi động. Nhằm thu hút người học và bắt kịp nhu cầu mới của thị trường lao động, hầu hết các cơ sở dạy nghề đều tăng nhu cầu tuyển sinh ở những ngành “hot”, mở thêm các mã ngành nghề mới, nhất là ở những nhóm ngành mà thị trường lao động đang “khát” nhân lực.
Không có “việc nhẹ, lương cao” khi đi lao động ở nước ngoài

Không có “việc nhẹ, lương cao” khi đi lao động ở nước ngoài

(LĐTĐ) Trước thực trạng công dân Việt Nam, nhất là đối với thanh, thiếu niên bị lừa đi ra nước ngoài làm việc, bị cưỡng bức lao động, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng, cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến để thanh, thiếu niên hiểu rằng không có “việc nhẹ, lương cao” khi đi lao động ở nước ngoài.
Tăng cơ hội kết nối, thúc đẩy phát triển thị trường lao động

Tăng cơ hội kết nối, thúc đẩy phát triển thị trường lao động

(LĐTĐ) Tham gia Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Nam Từ Liêm 2024, người lao động có cơ hội ứng tuyển vào 1.620 chỉ tiêu việc làm đa dạng các vị trí, ngành nghề, với mức lương hấp dẫn của 30 đơn vị, doanh nghiệp.
Gần 42.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 10 tỉnh, thành phố

Gần 42.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 10 tỉnh, thành phố

(LĐTĐ) Tham gia Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 10 tỉnh, thành phố diễn ra ngày 14/3 có 154 đơn vị, doanh nghiệp, với nhu cầu tuyển dụng gần 42.000 lao động.
Xu hướng “khởi nghiệp, tự tạo việc làm” gia tăng: Đáng mừng hay đáng lo?

Xu hướng “khởi nghiệp, tự tạo việc làm” gia tăng: Đáng mừng hay đáng lo?

(LĐTĐ) Chuyên gia dự báo nhân lực Trần Anh Tuấn cho biết, năm 2024, xu hướng lao động “khởi nghiệp, tự tạo việc làm” gia tăng là một tín hiệu đáng mừng về việc dám nghĩ, dám làm, dám khởi nghiệp, tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều vấn đề đáng lo ngại cần phải quan tâm.
Xem thêm
Phiên bản di động