Quy tắc ứng xử sẽ giúp người Việt đẹp hơn

Sau mỗi dịp nghỉ lễ, những hình ảnh chưa đẹp tại các điểm vui chơi công cộng lại tràn ngập, khiến dư luận bất bình. Để hạn chế tình trạng này, Bộ VHTTDL và nhiều tỉnh, thành trên cả nước vừa ban hành Bộ quy tắc ứng xử - đang được kỳ vọng như “cây đũa thần”, giúp tuyên truyền để du khách Việt nâng cao ý thức, giảm đi hình ảnh phản cảm.
quy tac ung xu se giup nguoi viet dep hon Bộ quy tắc ứng xử du lịch: Sao vẫn “nên” và “không nên”?
quy tac ung xu se giup nguoi viet dep hon Quy tắc ứng xử nơi công cộng: Khen cái đẹp, dẹp cái xấu
quy tac ung xu se giup nguoi viet dep hon
Du khách xả rác tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng. Ảnh: TRẦN VƯƠNG

Kỳ vọng vào các Bộ quy tắc ứng xử

“Chúng ta cứ chê khách Trung Quốc đi đâu cũng ồn ào, xả rác bừa bãi, tranh nhau khi ăn buffet, nhưng người Việt cũng xấu xí chẳng kém” - nhận định của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Ngô Hoài Chung trong buổi tọa đàm “Nâng cao hình ảnh du khách Việt” diễn ra mới đây. Ông Chung đưa ra nhiều dẫn chứng để khẳng định cho câu nói của mình.

Đó là việc Đại hồng chung ở chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên - Huế) - một bảo vật quốc gia - đã bị nhiều du khách viết, vẽ bậy lên. Không chỉ riêng Đại hồng chung “kêu cứu”, mà rất nhiều di tích trên cả nước đều có tình trạng bị xâm hại bởi những nét vẽ nguệch ngoạc của du khách. Rồi việc nam thanh nữ tú vô tư mặc phản cảm đến đình chùa, hay sau mỗi mùa lễ hội, nghỉ lễ, những địa điểm công cộng lại ngập rác. Rồi việc người Việt khi đi du lịch nước ngoài nói to, ồn ào, không xếp hàng ở nơi công cộng… - những hình ảnh xấu xí của du khách Việt đang bị lên án mạnh mẽ.

Ông Vũ Thế Bình - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam - cho rằng, việc ban hành quy tắc ứng xử trong du lịch và cả trong cuộc sống đang trở thành nhu cầu cấp bách, do sự xuống cấp về đạo đức, lối sống, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của đất nước Việt Nam không chỉ trong lĩnh vực du lịch.

Thực tế, thời gian qua, nhiều địa phương, công ty lữ hành đã soạn thảo và cho ra đời nhiều Bộ quy tắc ứng xử, để nhắc nhở, tuyên truyền cho người dân. Đà Nẵng giữa năm 2016 phát hành 5.000 bản in bộ quy tắc bằng tiếng Trung (trước đó có tiếng Anh và tiếng Việt) cho du khách, phát video tuyên truyền tại nơi công cộng. TPHCM cũng phát hành 75.000 bản quy tắc cho du khách theo hai đợt, tháng 1 và tháng 6.2017, bằng 5 thứ tiếng. Lào Cai phát các clip hướng dẫn ứng xử cho du khách từ tháng 2.

Hà Nội cũng ban hành các Bộ quy tắc ứng xử hướng đến nhiều đối tượng, từ cán bộ công chức đến người dân, doanh nghiệp. Bộ VHTTDL cũng vừa ban hành Bộ quy tắc ứng xử, với mục tiêu định hướng hành vi nên và không nên cho du khách khi đặt chân đến mỗi địa danh. Các bộ quy tắc đều nêu rõ, du khách nên: Xếp hàng, tôn trọng thành viên trong đoàn, trang phục lịch sự, tôn trọng sự khác biệt văn hóa, tín ngưỡng, lấy thức ăn, đồ uống vừa đủ dùng, kiểm soát việc sử dụng rượu, bia... Và không nên: Chen lấn xô đẩy, không vứt rác, không hút thuốc lá ở những nơi không được phép, không hái hoa, bẻ cành, không khạc nhổ bừa bãi…

Nhiều người kỳ vọng, các Bộ quy tắc ứng xử sẽ giúp người dân nâng cao ý thức. Bởi những thói quen chưa đẹp của người Việt khi đi du lịch sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh và uy tín quốc gia, tác động không nhỏ đến cộng đồng du lịch Việt.

Ngoài nhắc nhở, cần có chế tài

Từ ngày 25.4, để đưa Bộ quy tắc ứng xử vào cuộc sống, các di tích ở Hà Nội đã đồng loạt thực hiện lệnh “cấm” du khách ăn mặc phản cảm vào nơi linh thiêng. Một số địa điểm như đền Ngọc Sơn, Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn chuẩn bị áo choàng để cho du khách mượn, ngoài ra cũng tăng cường các hình thức truyên truyền, nhắc nhở.

Những ngày qua, Tổng cục Du lịch cũng lên kế hoạch đưa Bộ quy tắc ứng xử vào thực tế, bằng cách phối hợp với các đơn vị lữ hành để tuyên truyền cho du khách “khi đi du lịch cần biết quy tắc ứng xử”. Tuy nhiên theo nhiều người, ngoài việc triển khai bộ quy tắc tới hàng trăm nghìn du khách trước khi đi du lịch, thì cần có chế tài xử phạt những du khách vi phạm để tạo tính răn đe.

“Việc nâng cao hình ảnh du khách Việt phải làm kiên trì mới mong có kết quả, chứ không dừng lại ở việc hô hào. Chúng tôi xác định mỗi hướng dẫn viên có sứ mệnh tuyên truyền, yêu cầu du khách thực hiện theo bộ quy tắc. Ngoài ra cần có chế tài. Chẳng hạn như ở Singapore, chỉ cần vứt một mẩu thuốc lá ra đường, khách đã bị phạt tới 500USD, còn các bộ quy tắc của ta mới chỉ là khuyến nghị, thuyết phục khách thực hiện. Họ thích thì làm, mà không làm cũng đành chịu” - ông Nguyễn Tiến Đạt - Phó Giám đốc Công ty du lịch Transviet - kiến nghị.

Ông Lưu Đức Kế - Giám đốc Công ty lữ hành Hanoitourist - hiến kế: “Nên pháp lý hóa các quy định này trong nội bộ các công ty lữ hành. Thậm chí cơ quan chức năng và doanh nghiệp làm du lịch nên mạnh dạn “cấm cửa” những du khách nghi ngờ bỏ trốn hay mắc lỗi nghiêm trọng như ăn cắp, gây gổ đánh nhau, chửi bậy... để nhằm xây dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện”.

Theo Chung Đang/laodong.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cần sớm có cơ chế xử lý rác thải cồng kềnh

Cần sớm có cơ chế xử lý rác thải cồng kềnh

(LĐTĐ) Câu chuyện về “rác thải cồng kềnh” không phải bây giờ mới được nhắc đến, tuy nhiên, cùng với muôn vẻ đổi thay của đô thị, sự bất cập, lúng túng trong xử lý vấn đề này đang dần trở nên nổi cộm.
Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận nhà ở xã hội

Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Góp ý vào Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị cân nhắc bỏ quy định “Khách hàng là hộ gia đình, cá nhân khi vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để mua, thuê mua nhà ở xã hội phải thực hiện việc gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội hàng tháng, với thời gian tối thiểu 12 tháng và mức gửi theo quy định của bên cho vay”...
Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

(LĐTĐ) Đồng hành cùng tổ chức Công đoàn Thủ đô, suốt 7 năm qua, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tổ chức nhiều đợt khám, tư vấn sức khỏe, phát thuốc miễn phí cho nữ công nhân lao động (CNLĐ) các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố. Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực, mang tới cơ hội chăm sóc sức khỏe quý giá cho CNLĐ Thủ đô.
Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Tội phạm công nghệ cao “len lỏi” vào từng gia đình

Tội phạm công nghệ cao “len lỏi” vào từng gia đình

(LĐTĐ) Đã có rất nhiều cảnh báo trên các phương tiện truyền thông cũng như trên các nền tảng mạng xã hội về phương thức thủ đoạn của tội phạm. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn bị kẻ xấu lợi dụng lòng tin, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tội phạm công nghệ cao dường như đang “len lỏi” vào từng gia đình...
Kịp thời hỗ trợ gia đình các công nhân tử vong và bị thương trong vụ tai nạn lao động tại Yên Bái

Kịp thời hỗ trợ gia đình các công nhân tử vong và bị thương trong vụ tai nạn lao động tại Yên Bái

(LĐTĐ) Ngày 23/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Yên Bái cho biết, đơn vị đã phối hợp với các ban, ngành liên quan nắm bắt tình hình, kịp thời hỗ trợ cho thân nhân gia đình người bị nạn trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 7 công nhân tử vong.
Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/4, tại hội trường Ủy ban nhân dân (UBND) xã Đường Lâm, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 7 đã tiếp xúc với hơn 100 cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Cùng dự hội nghị có lãnh đạo một số sở, ngành Thành phố; lãnh đạo Thị xã.

Tin khác

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Xem thêm
Phiên bản di động