Phòng, chống bạo lực gia đình: Cần sự chung tay của toàn xã hội

(LĐTĐ) Bạo lực gia đình đang là vấn nạn của xã hội, vi phạm đến quyền con người, danh dự, nhân phẩm, tính mạng của mỗi cá nhân, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, nhất là đối với phụ nữ, trẻ em. Đã có không ít những trường hợp nạn nhân bị bạo lực khiến nảy sinh thiên hướng tự tử. Để phòng, chống bạo lực gia đình không ít ý kiến cho rằng bên cạnh sự chung tay của xã hội còn cần một khái niệm pháp lý về “không gian an toàn” để gia đình thực sự trở thành nơi trú ngụ an toàn nhất, là chỗ dựa tinh thần và thể xác tốt nhất cho mỗi người.
phong chong bao luc gia dinh can su chung tay cua toan xa hoi Những câu chuyện đau lòng về bạo lực gia đình ở “Phía sau cánh cửa”
phong chong bao luc gia dinh can su chung tay cua toan xa hoi Bạo lực trong gia đình: Nỗi ám ảnh của trẻ em
phong chong bao luc gia dinh can su chung tay cua toan xa hoi Truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình tại xã Mỹ Thành, Mỹ Đức

Nỗi đau khó cất lời

Theo Tổ chức Y tế thế giới, cứ 3 phụ nữ trên toàn cầu thì có một người là nạn nhân của bạo hành gia đình. Tại Việt Nam, tỷ lệ đó cao hơn khi có khoảng 60% phụ nữ từng là nạn nhân của ít nhất một trong ba hình thức bạo hành về thể xác, tình dục và tinh thần. Chưa kể, có những trường hợp đàn ông cũng bị vợ bạo hành. Điều đáng báo động hơn là có tới 50% nạn nhân đã giấu kín sự việc.

phong chong bao luc gia dinh can su chung tay cua toan xa hoi
Một chương trình lồng ghép, tuyên truyền về bạo lực gia đình do CSAGA tổ chức tại địa bàn xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân. Ảnh: Đinh Luyện

Các hành vi bạo lực chủ yếu là: Chồng chửi, đánh vợ và ngược lại; cha mẹ đánh con và ngược lại; anh em ruột đánh nhau; nàng dâu ngược đãi mẹ chồng... Người gây ra bạo lực gia đình đa số là nam giới và nạn nhân là phụ nữ, người già và trẻ em.

Tại Chương trình gặp gỡ phụ nữ đã phá vỡ định kiến, lên tiếng chống lại bạo lực giới do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị Thành Niên (CSAGA), bà Nguyễn Vân Anh – Giám đốc Trung tâm chia sẻ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình như: Do bất đồng trong phân công lao động, hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, sự gia trưởng, ghen tuông, ích kỷ, rượu chè, cờ bạc hay do mâu thuẫn, bất hòa trong gia đình…

Hơn hết, nhiều người phụ nữ ngại “vạch áo cho người xem lưng” vì sợ bị chê cười, nên bạo lực gia đình vẫn như một cơn sóng ngầm, mà chỉ người “ở trong chăn mới biết chăn có rận”. Vòng tròn bạo lực thì giai đoạn đầu nó rất đơn giản có thể chỉ có thể là những bất đồng quan điểm nhưng nếu không có tư vấn chia sẻ, thì bạo lực nhỏ sau đó sẽ nâng cấp lên bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực kinh tế, bạo lực tình dục…

Câu chuyện chị O. ở Thị xã Sơn Tây (Hà Nội) là một ví dụ. Chị O. lấy chồng từ năm 19 tuổi. Suốt 5 năm đầu trong hôn nhân, cuộc sống của chị là “màu hồng” khi chị sinh con trai đầu lòng, chồng chí thú làm ăn, công việc kinh doanh cũng gặp thuận lợi. Thế nhưng, dần dần chị phát hiện chồng có quan hệ “ngoài luồng” với nhiều cô gái.

Từ đó, cuộc sống hôn nhân của chị là chuỗi ngày ngập trong nước mắt với những trận đòn “thừa sống thiếu chết”. Đã có lúc chị bị chồng đánh đến mức phải nhập viện trong tình trạng xương đầu bị rạn. Mức độ bạo lực có chiều hướng tăng dần theo cả chiều hướng bạo lực tinh thần khi chồng thản nhiên dẫn “bồ nhí” về ngồi ăn cơm chung, chọc tức và đánh đuổi mẹ con chị. Đã không ít lần chị bi quan đến mức muốn tự tử. Cho đến nay, dù bạo lực đã giảm, các vết thương trên cơ thể do bị bạo hành cũng dần lành theo năm tháng nhưng những thương tổn về tinh thần thì khó phai.

Nâng cao nhận thức

Gia đình hiện nay đang đứng trước những thách thức mới và chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực như: Giá trị đạo đức có chiều hướng thay đổi, các mối quan hệ trong gia đình ngày càng trở nên lỏng lẻo, vấn nạn bạo lực trong gia đình, tình trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng…

Tại Hội thảo khoa học quốc gia “Không gian an toàn cho phụ nữ và trẻ em - Khuyến nghị chính sách” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức mới đây, Thạc sĩ Ngô Thị Mai Diên (Viện Thông tin – Khoa học xã hội) cho biết, thường đàn ông gây ra bạo lực gia đình có muôn vàn lý do để biện minh.

Đáng chú ý, bản chất của gia đình là nơi trú ngụ an toàn, là chỗ dựa tinh thần và thể xác tốt nhất cho mỗi người. Tuy nhiên, với xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, thì các hình thức bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em gái cũng có nhiều biến đổi cả về hình thức và mức độ nghiêm trọng. Bạo lực gia đình không dừng lại ở những gia đình nghèo khó, học vấn thấp mà nó còn xuất hiện cả những gia đình khá giả, có học thức.

Quanh vấn đề này, bà Nguyễn Vân Anh - Giám đốc CSAGA cho rằng, công tác phòng chống bạo lực giới hiện nay vẫn còn rất nhiều thách thức. Tuy nhiên, đi đôi với những tồn tại và thách thức thì hiện nay, cũng đã có những dấu hiệu tích cực, nhất là từ những sự lên tiếng của dư luận xã hội. Công tác phòng chống bạo lực với phụ nữ nói riêng đã thực sự được các cơ quan chức năng quan tâm đẩy mạnh. Và để có thể làm tốt công tác phòng chống bạo lực gia đình, tạo ra một xã hội an toàn thì rất cần sự chung tay của toàn thể xã hội.

Chia sẻ sâu hơn về những nỗ lực trong hoạt động phòng chống bạo lực giới của CSAGA, bà Nguyễn Vân Anh cho biết, sau khi nắm bắt được thông tin về một vụ việc, trường hợp liên quan đến bạo lực giới các thành viên trong CSAGA sẽ tổ chức họp, phân công nhiệm vụ. Chẳng hạn, với một vụ việc bạo lực gia đình, trước hết sẽ tìm hiểu nguyên nhân, các mối quan hệ bạn bè, gia đình bên chồng, bên vợ của đối tượng. Sau đó, xử lý thông tin và tìm giải pháp thích hợp để tiến hành các bước hòa giải.

Đáng mừng, sau khi có sự hỗ trợ, can thiệp của CSAGA, không ít những “nạn nhân” chịu bạo lực đã dũng cảm phá vỡ những định kiến, trở thành những hạt nhân dũng cảm, tích cực lên tiếng chống lại bạo lực giới. Đơn cử như trường hợp chị O. sau khi được tham gia các lớp tập huấn, những buổi nói chuyện của CSAGA, cá nhân chị O. về cơ bản đã nắm được Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình… sự hiểu biết của chị đã trực tiếp góp phần thay đổi chồng chị và những người xung quanh. Hiện chị là một trong những thành việc tích cực của CSAGA giúp truyền cảm hứng cho những nạn nhân chịu bạo lực giới trên địa bàn Sơn Tây.

Khách quan nhìn nhận, luật pháp Việt Nam đặc biệt quan tâm bảo vệ cho phụ nữ, trẻ em. Những đạo luật bảo vệ cho phụ nữ, trẻ em đến nay đều đã được ban hành, đi vào cuộc sống như Luật Trẻ em; Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình… đều đã và đang được các cấp, ngành liên quan nỗ lực triển khai. Bằng nhiều cách làm phù hợp, công tác phòng, chống bạo lực, trong đó có bạo lực gia đình trên địa bàn Hà Nội ngày càng có sự chuyển biến tích cực.

Điều này được thể hiện ở số vụ bạo lực gia đình có xu hướng giảm, nhận thức của người dân từng bước được nâng lên. Cụ thể, theo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, từ năm 2008 đến nay, các ban, ngành, đoàn thể, quận, huyện, thị xã và các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố đã tổ chức nhiều hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình. Tổ chức khoảng 350 lớp tập huấn, tọa đàm về công tác bình đẳng giới; phòng, chống bạo lực gia đình cho hơn 43.000 lượt người… Đặc biệt, thành phố đã triển khai 3.168 địa chỉ tin cậy và đường dây tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.

Rõ ràng, bạo lực gia đình là vấn nạn của xã hội gây tổn thương về tinh thần và thể chất cho nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Mâu thuẫn không xảy ra trong một gia đình mà mọi thành viên biết sẻ chia, tôn trọng và ý thức rõ ràng trách nhiệm của mình. Bạo lực sẽ không bao giờ xảy ra trong một gia đình mà ở đó cha mẹ cùng đồng sức đồng lòng chăm sóc nuôi dạy con cái, vợ chồng yêu thương, chia ngọt sẻ bùi, xây dựng tổ ấm tiến bộ, hạnh phúc.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cầu Giấy: Khen thưởng kịp thời cho đội bóng đoạt giải Ba Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

Cầu Giấy: Khen thưởng kịp thời cho đội bóng đoạt giải Ba Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Giải Bóng đá công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX năm 2024 đã bế mạc tại Sân vận động Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội). Ngay sau khi đội nhà thắng trận tranh hạng Ba, Chủ tịch LĐLĐ quận Cầu Giấy Nguyễn Thị Thu Hà đã ký quyết định khen thưởng 17 cầu thủ tham gia Giải.
Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

(LĐTĐ) Chiều 25/4, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập quốc tế, UNESCO và ASEAN cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên đến từ các cơ quan thông tấn báo chí.
Quận Hoàn Kiếm phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

Quận Hoàn Kiếm phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Ủy ban nhân dân (UBND) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận phối hợp với UBND quận Hà Đông tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.
Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

(LĐTĐ) Ngày 25/4, quận Bắc Từ Liêm tổ chức vòng chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm 2024. Tham gia vòng chung khảo có 15 nhà giáo có thời gian công tác ít nhất 3 năm liên tục trở lên.
Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tiếp tục chuỗi hoạt động tại tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố dẫn đầu đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân - dân Nghệ An”; cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Tin khác

Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

(LĐTĐ) Chiều 25/4, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập quốc tế, UNESCO và ASEAN cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên đến từ các cơ quan thông tấn báo chí.
Nắng nóng trên diện rộng và kéo dài nhiều ngày dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5

Nắng nóng trên diện rộng và kéo dài nhiều ngày dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết từ 26/4-1/5, cơ quan khí tượng cho biết, Tây Bắc Bộ khả năng nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt. Đông Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, khu đồng bằng từ 27-30/4 khả năng nắng nóng diện rộng.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/5/2024, nhiều Nghị định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Hội Nông dân Hà Nội và Lai Châu phối hợp quảng bá, tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP

Hội Nông dân Hà Nội và Lai Châu phối hợp quảng bá, tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP

(LĐTĐ) Hội Nông dân Hà Nội và Lai Châu hợp tác, ký kết chương trình phối hợp tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP, và phát triển nông thôn mới từ 2024 - 2028, sau khi thăm quan làng gốm Bát Tràng và mô hình trồng hoa.
Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn quảng cáo cờ bạc, cá độ trái phép trên truyền hình

Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn quảng cáo cờ bạc, cá độ trái phép trên truyền hình

(LĐTĐ) Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) có văn bản cảnh báo gửi tới các Đài phát thanh, truyền hình, các đơn vị hoạt động truyền hình, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền về việc kiểm soát, ngăn chặn quảng cáo cờ bạc, cá độ trái phép trên truyền hình.
Ngày Trái đất 2024: Hành tinh chống lại nhựa

Ngày Trái đất 2024: Hành tinh chống lại nhựa

(LĐTĐ) Năm nay, chủ đề của Ngày Trái đất trên toàn cầu có tên "Planet vs Plastic" (Hành tinh chống lại Nhựa), đặt mục tiêu giảm 60% sản lượng tất cả các loại nhựa vào năm 2040.
Mưa tháng Tư

Mưa tháng Tư

(LĐTĐ) Mưa tháng Tư, những giọt nước tinh khiết đánh thức cảm xúc, gợi nhớ ký ức và nuôi dưỡng tâm hồn phơi phới hy vọng.
Nghệ An vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác cai nghiện ma tuý

Nghệ An vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác cai nghiện ma tuý

(LĐTĐ) Nghệ An là một trong những tỉnh trọng điểm về tệ nạn ma tuý của cả nước. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 3.681 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, 390 người sử dụng trái phép chất ma túy.
3 chủ nhân giải thưởng VinFuture 2023 lọt Top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới

3 chủ nhân giải thưởng VinFuture 2023 lọt Top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới

(LĐTĐ) Tạp Chí Time công bố danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ). Đây là các nhà khoa học đã được VinFuture vinh danh nhờ công trình khám phá ra phương pháp điều trị bệnh tiểu đường, béo phì và thúc đẩy các liệu pháp điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh.
Nơi làm việc ấm áp tình thân

Nơi làm việc ấm áp tình thân

(LĐTĐ) 8 năm qua, Công ty Cổ phần (CP) Lương thực vật tư nông nghiệp Nghệ An thực hiện chính sách cho người lao động vay tiền để trang trải cuộc sống, để rồi người lao động nơi đây luôn cảm thấy may mắn khi có thêm một ngôi nhà ấm áp, đó là công ty.
Xem thêm
Phiên bản di động