Phối hợp để đưa nghị quyết vào cuộc sống

Xác định việc chuẩn bị xây dựng các nghị quyết có ý nghĩa quyết định đến chất lượng kỳ họp HĐND, nên ngay từ đầu nhiệm kỳ 2016 – 2022, Thường trực HĐND thành phố Hà Nội đã chú trọng chỉ đạo các ban phối hợp với sở, ngành thẩm tra, giám sát, khảo sát các lĩnh vực liên quan trước khi dự thảo, nhằm bảo đảm nghị quyết sau khi ban hành được triển khai hiệu quả vào cuộc sống.
tin nhap 20180315091410 Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
tin nhap 20180315091410 Xứng đáng là chỗ dựa của đoàn viên và người lao động

Kỳ họp thứ năm HĐND TP Hà Nội khóa XV vừa qua đã thông qua 16 nghị quyết, trong đó có 5 nghị quyết thường kỳ, 11 nghị quyết chuyên đề liên quan đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Những nghị quyết được ban hành là căn cứ, cơ sở pháp lý quan trọng để Thành phố sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực và tạo sự chủ động cho các cấp, các ngành triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội của Thành phố.

tin nhap 20180315091410
Ban Văn hóa xã hội HĐND thành phố làm việc với Sở Văn hóa Thể thao về công tác tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn Thành phố.

Theo thống kê, mỗi kỳ họp, HĐND thành phố Hà Nội thường ban hành từ 10 đến 15 nghị quyết (gồm nghị quyết thường kỳ và nghị quyết chuyên đề). Từ đầu nhiệm kỳ 2016-2021 đến nay, trước khi diễn ra kỳ họp 3 tháng, Thường trực HĐND Thành phố yêu cầu các ban của HĐND phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành tiến hành giám sát, khảo sát, nắm thông tin từ thực tiễn các nội dung liên quan.

Ông Nguyễn Nguyên Quân - Trưởng ban Đô thị HĐND Thành phố cho hay, các sở, ngành đã phối hợp chặt chẽ với các ban trong công tác lập kế hoạch khảo sát, cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết để thực hiện việc giám sát, khảo sát theo yêu cầu. Đặc biệt, nhiều sở còn báo cáo giải trình, làm rõ các vấn đề liên quan đến hoạt động giám sát, khảo sát do các ban yêu cầu đối với nội dung còn chưa thống nhất.

Ngoài ra, hầu hết các sở đều cử cán bộ tham gia đầy đủ, đúng thành phần các cuộc khảo sát, giám sát, đồng thời chỉ đạo đơn vị trực thuộc sở tạo điều kiện về nhân lực, thời gian, tài liệu... Riêng về lĩnh vực đô thị, thời gian qua, các sở gồm: Xây dựng, Quy hoạch và Kiến trúc, Giao thông - Vận tải, Tài nguyên và Môi trường đã tích cực phối hợp với Ban Đô thị chuẩn bị tốt các báo cáo, tờ trình, đề án và dự thảo nghị quyết.

Trong đó, nổi bật là tham mưu ban hành các nghị quyết chuyên đề có tác động lớn đến đời sống xã hội, như: Nghị quyết liên quan đến điều chỉnh danh mục biệt thự; Kết quả giám sát việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; Đồ án quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc, thành phố Hà Nội đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000.

Thời gian qua, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố cũng phối hợp với các sở: Văn hóa -Thể thao, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Du lịch, Thông tin và Truyền thông thực hiện 10 cuộc giám sát, khảo sát. Trong đó đáng chú ý là các cuộc giám sát về quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và công tác tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn Thành phố... đã chỉ rõ kết quả, hạn chế, đề xuất các giải pháp.

Trên cơ sở đó, UBND Thành phố đã chỉ đạo các ngành rà soát, thực hiện nghiêm quy hoạch mạng lưới trường học; nghiên cứu việc bố trí vốn để thực hiện công tác tu bổ, tôn tạo các di tích. Còn Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND Thành phố cũng đã phối hợp tốt với các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính, Kho bạc Nhà nước, Cục Thuế Hà Nội góp ý xây dựng 16 báo cáo tờ trình, dự thảo nghị quyết đạt chất lượng cao.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, theo lãnh đạo các Ban của HĐND Thành phố, vẫn còn những tồn tại hạn chế cần được khắc phục để công tác phối hợp đạt hiệu quả cao hơn nữa trong thời gian tới. Cụ thể như chia sẻ của đại diện Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố cho hay, một số sở chưa cung cấp thông tin thường xuyên, nhất là chậm gửi báo cáo 6 tháng và báo cáo năm đến HĐND Thành phố, gây khó khăn cho các bộ phận chuyên trách theo dõi, tổng hợp thông tin để tham mưu với Thường trực HĐND.

Vì thế, để tạo điều kiện thuận lợi cho các ban cập nhật đầy đủ, kịp thời tình hình, kết quả thực hiện các kiến nghị sau giám sát, khảo sát và kết luận chất vấn, giải trình theo lĩnh vực thì mỗi cơ quan cần thực hiện tốt quy chế phối hợp, chủ động hơn nữa trong việc cung cấp, trao đổi thông tin.

Theo kế hoạch năm 2018, các ban HĐND Thành phố sẽ thực hiện 26 đợt khảo sát, giám sát thuộc 4 lĩnh vực trọng tâm về: Công tác quản lý đô thị, quy hoạch; hoạt động lĩnh vực tư pháp; quản lý nhà nước về kinh tế, ngân sách; quản lý nhà nước lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế. Để nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, các ban HĐND Thành phố tiếp tục ký kết quy chế phối hợp với các sở, ngành.

Trong đó, nội dung được các cơ quan đặc biệt chú trọng là việc mỗi đơn vị đều cử cán bộ phụ trách cung cấp, trao đổi tài liệu. Đối với các sở, quy định rõ việc cử cán bộ phụ trách tham dự các cuộc giám sát, khảo sát, giải trình những nội dung khi đại biểu HĐND thành phố yêu cầu, nhằm giải quyết kịp thời các vấn đề dân sinh bức xúc, những khó khăn trong công tác quản lý nhà nước tại địa phương, cơ sở.

Theo đánh giá của lãnh đạo Ban Đô thị HĐND Thành phố, việc các sở, ngành của thành phố chủ động cung cấp thông tin, giải trình làm rõ vấn đề có liên quan sẽ góp phần tăng tính công khai, minh bạch, hiệu quả hoạt động theo quy định của pháp luật.

Cùng với việc nắm bắt thông tin qua các kênh khác thì đây là kênh thông tin rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác giám sát, khảo sát của các ban HĐND TP Hà Nội. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng các nghị quyết của HĐND Thành phố được thông qua tại các kỳ họp.

Nguyễn Công

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đảm bảo đúng đối tượng mua nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Đảm bảo đúng đối tượng mua nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Nhằm đảm bảo đúng đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành Quyết định về Quy chế phối hợp giữa Sở Xây dựng, Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế Thành phố, UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện trong công tác cung cấp thông tin của đối tượng mua, thuê, thuê mua NƠXH và chế độ hậu kiểm.
Khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong học sinh

Khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong học sinh

(LĐTĐ) Sự kiện “Adventure with words - Phiêu lưu cùng con chữ” vừa diễn ra tại Trường Tiểu học Lômônôxốp Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh.
Hành động vì sự an toàn của người lao động

Hành động vì sự an toàn của người lao động

(LĐTĐ) Bám sát chủ đề của Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 là “Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và chuỗi cung ứng”, các cấp, các ngành và tổ chức Công đoàn Thủ đô tập trung triển khai nhiều hoạt động với tinh thần hành động vì sự an toàn của người lao động.
Mở rộng không gian ngành điện

Mở rộng không gian ngành điện

(LĐTĐ) Sau gần một năm có Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), kế hoạch thực hiện quy hoạch quan trọng này cuối cùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, người lao động (NLĐ) bình thường cũng khó khăn khi tìm kiếm việc làm thì cơ hội việc làm đối với người khuyết tật (NKT) càng hạn chế hơn. Trước bối cảnh này, các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã tăng cường nhiều biện pháp nhằm mang tới cơ hội việc làm cho NKT, giúp họ tự tin tạo dựng cuộc sống, khẳng định bản thân, hòa nhập cộng đồng và đóng góp tích cực cho xã hội.
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm hợp tác nâng cao phúc lợi cho đoàn viên, người lao động

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm hợp tác nâng cao phúc lợi cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Thiết thực hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm vừa tổ chức hội nghị ký kết thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp nâng cao phúc lợi cho đoàn viên Công đoàn, người lao động.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).

Tin khác

Chi tiết 6 điểm bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Chi tiết 6 điểm bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Hà Nội sẽ bắn pháo hoa tại 6 điểm với 7 trận địa. Trong đó có điểm trước Bưu điện Hà Nội, vườn hoa Lạc Long Quân, công viên Thống Nhất...
Tập trung tháo gỡ khó khăn, không để dàn trải các công trình, dự án

Tập trung tháo gỡ khó khăn, không để dàn trải các công trình, dự án

(LĐTĐ) Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo triển khai đầu tư, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo của thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban kiểm đếm công việc từ đầu năm 2024 đến nay và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của Ban Chỉ đạo từ nay đến hết năm 2024.
HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố và các quận, huyện, thị xã có cách làm rất hay, sát thực tiễn, trong đó chú trọng thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các cơ quan. Trong đó, phương thức giám sát tiếp tục được đổi mới theo hướng đi sâu vào những nội dung cụ thể, đi sát đến tận cơ sở.
Chọn quận Ba Đình và 3 khu chung cư cũ ưu tiên triển khai đợt 1

Chọn quận Ba Đình và 3 khu chung cư cũ ưu tiên triển khai đợt 1

(LĐTĐ) Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu, chọn quận Ba Đình và 3 khu chung cư cũ ưu tiên triển khai đợt 1 để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, tạo bước đột phá trong triển khai Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố.
Huyện Hoài Đức chủ động xây dựng phương án sắp xếp đơn vị hành chính, tạo đà lên quận

Huyện Hoài Đức chủ động xây dựng phương án sắp xếp đơn vị hành chính, tạo đà lên quận

(LĐTĐ) Nhằm chuẩn bị lên quận, bên cạnh việc đẩy mạnh hoàn thành các tiêu chí, huyện Hoài Đức đã chủ động xây dựng các kế hoạch, phương án sắp xếp các đơn vị hành chính theo đề án lên quận.
Huyện Phúc Thọ giải quyết kịp thời kiến nghị, đề xuất của nhân dân trong công tác quản lý đất đai

Huyện Phúc Thọ giải quyết kịp thời kiến nghị, đề xuất của nhân dân trong công tác quản lý đất đai

(LĐTĐ) Sáng 12/4, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng đoàn giám sát số 02 của Ban Thường vụ Thành ủy tiếp tục chủ trì giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 2/3/2022 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác quản lý đất đai và quản lý, khai thác khoáng sản tại huyện Phúc Thọ.
Cần có quy định riêng về điều kiện xe chở trẻ em đến trường

Cần có quy định riêng về điều kiện xe chở trẻ em đến trường

(LĐTĐ) Sáng 11/4, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị góp ý vào Dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Phạm Thị Thanh Mai chủ trì hội nghị. Tại Hội nghị nhiều đại biểu đề xuất cần có quy định riêng về điều kiện xe chở trẻ em đến trường.
Huyện Mê Linh đề xuất làm đường ven đê sông Hồng

Huyện Mê Linh đề xuất làm đường ven đê sông Hồng

(LĐTĐ) Để thực hiện tốt công tác quản lý đất đai vùng bãi sông Hồng, huyện Mê Linh kiến nghị Thành phố xây dựng và ban hành đề án thăm dò mỏ khoáng sản toàn bộ vùng đất bãi để định hướng quy hoạch phù hợp với phát triển du lịch; xây dựng quy chế phối hợp mới trong quản lý khoáng sản ở khu vực giáp ranh giữa các địa phương; đầu tư hạ tầng thiết yếu để thu hút đầu tư như tuyến mặt đê và đường gom 2 bên chân đê sông Hồng.
Cần đánh giá tổng thể công tác quản lý, khai thác cát trên địa bàn thành phố

Cần đánh giá tổng thể công tác quản lý, khai thác cát trên địa bàn thành phố

(LĐTĐ) Đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát lại báo cáo, đưa ra được bức tranh tổng thể trong công tác quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, đưa ra số liệu chi tiết, đặc biệt là công tác quản lý, khai thác cát trên địa bàn Thành phố.
Sáng tạo kỹ thuật giải quyết bài toán ô nhiễm không khí, ùn tắc giao thông của Hà Nội

Sáng tạo kỹ thuật giải quyết bài toán ô nhiễm không khí, ùn tắc giao thông của Hà Nội

(LĐTĐ) Sáng 10/4, Ban Tổ chức Hội thi sáng tạo Kỹ thuật Thành phố lần thứ II, năm 2024 - 2025 do Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn (Trưởng ban Tổ chức Hội thi) chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
Xem thêm
Phiên bản di động