Phố bích họa Phùng Hưng: Điểm nhấn văn hoá mới của Thủ đô

Con phố Phùng Hưng (Cửa Đông, Hoàn Kiếm) đã có thời gian dài bị lãng quên, trở nên nhếch nhác, xấu xí với bãi gửi xe tự phát, những xe rác tập kết và lấn chiếm vỉa hè. Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm của thành phố Hà Nội, con phố này đã được thay áo mới, trở thành không gian sống lý tưởng, điểm nhấn văn hoá mới của Thủ đô.
tin nhap 20180322084449 Du xuân trên phố bích họa Phùng Hưng

Từ con phố bị lãng quên

Theo tài liệu lịch sử, phố Phùng Hưng xưa kia thuộc thôn Tân Khai, được xây trên nền con hào nước bao quanh thành Hà Nội. Đây chính là không gian giao thoa và chuyển tiếp từ khu vực Hoàng thành Thăng Long sang khu vực phố cổ. Năm 1889, con hào nước bị lấp đi khi phá dỡ tường thành. Năm 1902, người Pháp đã cho xây dựng công trình đường sắt nối ga Hàng Cỏ đến ga Long Biên, được đỡ bởi bức tường thành dài có những ô vòm được đánh số từ 1 đến 132.

Hiện nay, đi qua phố Phùng Hưng người ta vẫn thấy một bức tường thành dài có những ô vòm bịt kín với những ô hình ngũ giác. Hơn 100 năm qua, bức tường trên phố Phùng Hưng là tấm gương soi chiếu vào lịch sử Hà Nội, gắn liền với ký ức của người dân Thủ đô.

tin nhap 20180322084449
Hai em nhỏ bên mô hình “Máy nước công cộng”.

Con phố này từng một thời sôi động với tuyến đường sắt quan trọng đóng góp tích cực trong cuộc sống nơi đô thị. Tuy nhiên, theo thời gian, không gian tại đây đã có lúc bị lãng quên và trở nên nhếch nhác. Hai bên con phố là những bãi gửi xe tự phát, những chiếc xe rác được tập kết và chiếm dụng vỉa hè. Bác Nguyễn Văn Thành, cư dân của phố Phùng Hưng cho biết: “Gia đình tôi sống ở đây từ Pháp thuộc nên từ lúc tôi sinh ra đã thấy ô vòm trước nhà. Trong ký ức của tôi, ô vòm này từng là nơi tá túc của rất nhiều gia đình tha hương cơ nhỡ.

Mỗi ô là một nhà, họ nấu nướng, sinh hoạt trong đó. Sau đó, các vòm cầu rỗng dần bị bịt kín lại vì có thời điểm nơi đây xảy ra nhiều tệ nạn. Thời gian trôi qua, dù mang trong mình những dấu vết văn hóa – lịch sử, nhưng nơi đây dường như bị lãng quên. Các hạng mục công trình xuống cấp, hàng quán tự phát lấn chiếm vỉa hè, dưới chân cầu là bãi để ô tô, tập kết rác thải. Các cụ già và trẻ em đi học đều phải đi xuống lòng đường. Hình ảnh về một con phố lịch sử dần trở nên nhếch nhác, xấu xí”.

Đến không gian nghệ thuật công cộng

Nhờ sự quyết tâm, nỗ lực của thành phố Hà Nội, đoạn phố Phùng Hưng đã lột xác để trở thành không gian lý tưởng cho người dân. Dự án này đã được các họa sĩ Việt Nam và Hàn Quốc triển khai từ tháng 6/2017. Sau 7 tháng thực hiện, những tác phẩm nghệ thuật đã thay màu áo mới cho 19 vòm cầu dài khoảng 200m trên phố Phùng Hưng (kéo dài từ Lê Văn Linh tới Hàng Cót). Hầu hết những bức bích họa ấy đều về Hà Nội xưa: Khu phố cổ Hà Nội, mô hình máy nước công cộng, gánh hàng rong, cảnh ông đồ ngồi cho chữ, tàu điện, cửa hàng Bách hóa Tổng hợp xưa trên phố Tràng Tiền…

Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn – Giám tuyển nghệ thuật phía các nghệ sĩ Việt Nam cho biết: “Tôi cùng nhiều cộng sự đã dồn hết tâm huyết cho dự án này. Trải qua nhiều khó khăn, trở ngại, dự án đã hoàn thiện và ra mắt vào đầu tháng 2/2018 cùng với chợ hoa Tết. Để hoàn thành những bức họa, các họa sĩ đã có lúc phải bỏ tiền túi ra để thực hiện. Chúng tôi làm miệt mài và say mê với một tình yêu Hà Nội lớn lao, với mong muốn mang đến cho người dân sinh sống tại Thủ đô cũng như khách du lịch có một không gian văn hóa tươi mới, đầy tính tương tác”.

Tại dự án, anh cũng đóng góp mô hình “Máy nước công cộng” gợi cho người xem nhớ về một thời bao cấp. Theo họa sĩ Sơn, ngay trên chính con phố Phùng Hưng này cũng đã từng tồn tại một máy nước công cộng, đóng vị trí vô cùng quan trọng đến toàn bộ đời sống sinh hoạt của người dân khu phố. Hình ảnh dòng người xếp hàng dài đợi lấy nước gợi cho người ta nhớ về thời bao cấp tuy khó khăn, đói kém nhưng chia sẻ với nhau từng xô nước, cùng sinh hoạt, vui chơi, trò chuyện.

Nhà nghiên cứu, họa sĩ Trần Hậu Yên Thế với tác phẩm “Nhà số 63 phố Phùng Hưng” lại đưa đến cho người xem một góc khác về Hà Nội xưa. Xưa kia, trên phố Phùng Hưng có rất nhiều ngôi nhà Tây nhưng sau biến động của lịch sử, những ngôi nhà này dần biến dạng và biến mất. Tác phẩm tái hiện lại những khung cửa ở ngôi nhà số 63 phố Phùng Hưng với các lớp thời gian cho thấy sự thay hình đổi mặt của ngôi nhà.

Ít ai biết, Phùng Hưng trước đây là chợ xe máy đầu tiên của Hà Nội. Với tác phẩm sắp đặt tương tác “Kim vàng giọt lệ” của họa sĩ Dương Mạnh Quyết, người xem sẽ trải nghiệm cảm giác của một quá khứ, khi mà người dân phải vật lộn mưu sinh, tích cóp để mua được một chiếc xe máy cup Honda như cả một gia tài. Hay hình ảnh con phố Hàng Mã - con phố của tết Trung thu, của những trò chơi dân gian ẩn giấu niềm hy vọng về sự trở lại của những đồ chơi truyền thống…

Chỉ một thời gian ngắn sau khi khai trương, con phố Phùng Hưng ngay lập tức đã thu hút đông đảo người dân Hà Nội và du khách đến tản bộ, chiêm ngưỡng và chụp ảnh. Sự tương tác giữa người dân và con phố này như một nguồn cảm hứng kêu gọi những con người của Hà Nội hiện đại ngày hôm nay cùng nhớ về những giá trị lịch sử. Xa hơn, đó còn là một bước tiến quan trọng của Hà Nội, trong nỗ lực cải tạo những không gian nhếch nhác và từng có lúc bị lãng quên để trở thành điểm nhấn văn hóa cho cộng đồng.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Đống Đa: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Tháng Công nhân" năm 2024

Quận Đống Đa: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Tháng Công nhân" năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận Đống Đa tổ chức Lễ phát động “Tháng Công nhân”, “Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động” năm 2024 và phát động thi đua cao điểm 95 ngày chào mừng 95 năm thành lập Công đoàn Việt Nam.
Khẩn trương tìm kiếm 4 người mất tích trong vụ chìm thuyền tại Quảng Ninh

Khẩn trương tìm kiếm 4 người mất tích trong vụ chìm thuyền tại Quảng Ninh

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 25/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục sự cố chìm thuyền trên sông Chanh thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước hôm nay (25/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Theo đó, giá xăng E5 RON 92 giảm 310 đồng/lít, có giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, có giá bán là 24.910 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm mạnh 730 đồng/lít, có giá bán là 20.710 đồng/lít.
Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Theo ghi nhận, giá vàng SJC bán ra trong chiều 25/4 đã giảm so với phiên giao dịch buổi sáng, tuy nhiên vẫn trụ vững quanh mốc 84 triệu đồng/lượng.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên

Lãnh đạo thành phố Hà Nội tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 24 và 25/4, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn làm Trưởng đoàn đã đến thành phố Điện Biên Phủ bắt đầu chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Điện Biên với nhiều hoạt động ý nghĩa.
Nắng nóng trên diện rộng và kéo dài nhiều ngày dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5

Nắng nóng trên diện rộng và kéo dài nhiều ngày dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết từ 26/4-1/5, cơ quan khí tượng cho biết, Tây Bắc Bộ khả năng nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt. Đông Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, khu đồng bằng từ 27-30/4 khả năng nắng nóng diện rộng.
Hà Nội kéo dài hoạt động phố đi bộ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

Hà Nội kéo dài hoạt động phố đi bộ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm vừa thông báo sẽ kéo dài các hoạt động giải trí ở không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Thời gian là 6 ngày, từ ngày 26/4 đến hết ngày 1/5.

Tin khác

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

(LĐTĐ) Phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, nhân dân huyện Hoài Đức quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động