Cung cấp thuốc ARV từ BHYT:

Phao cứu sinh của bệnh nhân nhiễm HIV

(LĐTĐ) Từ 8/3/2019, Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chính thức mở rộng chi trả thuốc ARV cho các bệnh nhân có thẻ BHYT. Theo lãnh đạo Cục phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), cả nước hiện có 188 cơ sở y tế đã sẵn sàng khám, điều trị chi trả cho bệnh nhân HIV/AIDS bằng thuốc ARV. Điều này giúp cho người bệnh dễ dàng được khám chữa bệnh, lấy thuốc đều đặn và liên tục hơn.
phao cuu sinh cua benh nhan nhiem hiv 115 nghìn bệnh nhân nhiễm HIV đã được nhận thuốc ARV từ nguồn bảo hiểm y tế
phao cuu sinh cua benh nhan nhiem hiv Năm 2019, thanh toán thuốc ARV từ Quỹ Bảo hiểm y tế: Cơ hội cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS

BHYT giúp người bệnh điều trị liên tục và lâu dài

Thuốc ARV là giải pháp hiệu quả trong việc bảo vệ sức khỏe của người nhiễm HIV, bảo vệ cộng đồng khỏi sự lây lan của bệnh. Điều trị ARV cho bệnh nhân HIV/AIDS đã triển khai tại Việt Nam hơn 10 năm nay. Hiện nay, có trên 115.000 người đang được điều trị ARV và con số này sẽ ngày một tăng.Tuy nhiên, từ trước đến nay, việc điều trị bằng thuốc ARV đều được cung cấp miễn phí thông qua nguồn tài trợ quốc tế. Nguồn thuốc ARV từ viện trợ đã bị cắt giảm và chấm dứt trong năm 2018, bệnh nhân HIV sẽ không có thuốc điều trị.

Bên cạnh đó, chi phí thuốc ARV rất đắt đỏ. Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, thuốc phác đồ bậc 1 điều trị HIV có giá khoảng hơn 4 triệu đồng/năm/người, phác đồ bậc 2 đắt gấp 7-8 lần. Các chi phí khám bệnh, các xét nghiệm định kỳ và các dịch vụ đặc thù cũng khá cao. Người nhiễm HIV đa số là các đối tượng nghèo, tài chính hạn hẹp, không có tiền để mua thuốc điều trị lâu dài.Trong khi đó, BHYT có chi phí rẻ hơn, sẽ giúp người nhiễm HIV giảm gánh nặng tài chính cho thuốc, giúp đảm bảo việc điều trị.Vì vậy, Chính phủ đã chủ trương sử dụng BHYT là nguồn thay thế cung cấp thuốc ARV quan trọng.

phao cuu sinh cua benh nhan nhiem hiv
Nhiều bệnh nhân HIV tới Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) để nhận thuốc ARV.

Bệnh nhân N.H.T (ở Hoài Đức - Hà Nội) chia sẻ: Đây thực sự là chính sách nhân văn của Nhà nước đối với những bệnh nhân HIV/AIDS như chúng tôi. Tôi phát hiện bị HIV từ năm 2009, nhưng đến năm 2013 tôi bắt đầu được biết đến thuốc ARV. Từ khi sử dụng thuốc ARV thì sức khỏe của tôi tốt lên rất nhiều, những lần đi khám lại, các bác sĩ cho biết lượng virus HIV của tôi dưới ngưỡng phát hiện. Trước kia, mỗi khi lấy thuốc tôi đều rất lo ngại về chi phí, nhưng kể từ khi có thẻ BHYT tôi cảm thấy thuận tiện hơn rất nhiều, tôi được lấy thuốc liên tục tại Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm Hà Nội mỗi tháng 1 lần chứ không phải 3 tháng 1 lần như trước kia.

Là một trong những bệnh nhân có thời gian dài sử dụng thuốc ARV điều trị HIV, anh T. (ở Hà Nội) bày tỏ, khi biết thông tin hết năm 2018 các tổ chức quốc tế ngừng tài trợ thuốc ARV cho Việt Nam, những người mắc HIV như anh rất lo lắng bởi kinh tế khó khăn. "Để được sống khỏe mạnh chúng tôi phải được điều trị đều đặn bằng thuốc ARV. Rất may khi hết nguồn thuốc cấp miễn phí lại có ngay BHYT chi trả nên tôi rất mừng, vì nếu phải trả tiền thuốc thì nhiều người chắc sẽ bỏ, không có điều kiện để theo điều trị được đều đặn. Và nhờ có thuốc kháng virus ARV và những chính sách ưu việt của Nhà nước mà HIV đã không còn là căn bệnh nan y. Điều này giúp cho người bệnh như chúng tôi tự tin sống hạnh phúc và lành mạnh với cộng đồng ", anh T chia sẻ.

Mục tiêu 100% người nhiễm HIV tham gia BHYT

Không chỉ cung cấp thuốc ARV, BHYT còn giúp họ có được những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt. Hiện tại, BHYT đang thanh toán các chi phí như phí khám bệnh, xét nghiệm và điều trị nhiễm trùng cơ hội dành cho người nhiễm HIV tại các cơ sở điều trị HIV đủ điều kiện. Do đó, Chính phủ đã đặt mục tiêu hướng tới 100% người mắc HIV tham gia BHYT. Đặc biệt, đã có những sự thay đổi trong thủ tục giúp người nhiễm HIV đơn giản, thuận lợi hơn.

Cụ thể, hiện nay, người nhiễm HIV không nhất thiết phải tham gia BHYT theo hộ gia đình; đã có giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giấy tờ tùy thân, đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, chuyển tuyến, chuyển tiếp… Nhờ vậy, số người nhiễm HIV đang được điều trị ARV tham gia BHYT tăng từ 40% (năm 2014) lên 89% (cuối năm 2018), tăng hơn gấp đôi trong khoảng 4 - 5 năm trở lại đây. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đi đầu trong việc đạt được ức chế tải lượng virus HIV với mức trên 93%. Đây là một kết quả ấn tượng bởi nếu người nhiễm HIV đạt được ngưỡng ức chế tải lượng virus thì không có khả năng lây nhiễm HIV cho bạn tình qua đường tình dục.

Hiện nay, Bộ Y tế đang phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng cơ sở dữ liệu bệnh nhân điều trị ARV, phục vụ cho việc theo dõi thanh toán thuốc nguồn BHYT, thiết lập hệ thống thông tin quản lý đến từng bệnh nhân tham gia điều trị để tránh tình trạng nhận thuốc nhiều nguồn. Phát biểu tại sự kiện “Những bệnh nhân đầu tiên nhận thuốc ARV từ nguồn quỹ BHYT”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định: Chính phủ đã xác định BHYT là nguồn thay thế quan trọng cung cấp thuốc ARV cho bệnh nhân HIV/AIDS. Sau một thời gian chuẩn bị, bắt đầu từ 8/3, BHYT sẽ mở rộng chi trả cho cả thuốc ARV cho các bệnh nhân có thẻ BHYT. Bên cạnh đó, năm 2019 cũng là năm đầu tiên sẽ triển khai khám chữa bệnh BHYT ở 188 cơ sở, dự kiến đến hết năm 2019 sẽ có trên 40.000 bệnh nhân nhận thuốc ARV từ BHYT.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng khuyến khích các bệnh nhân mắc HIV cố gắng tham gia BHYT để được điều trị tốt nhất. Đề nghị các địa phương bố trí huy động kinh phí để đạt mục tiêu 100% người bệnh HIV có thẻ bảo hiểm, hỗ trợ đồng chi trả ARV. Bảo hiểm xã hội phối hợp với Bộ Y tế để đảm bảo nguồn thuốc ARV cho bệnh nhân. Đặc biệt, Bộ trưởng cũng đề nghị các cơ sở y tế tạo điều kiện điều trị tốt nhất cho bệnh nhân tiếp nhận thuốc, ân cần, niềm nở; tránh kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, đảm bảo bảo mật thông tin cá nhân cho người bệnh.

Năm 2019: Sẽ có trên 40.000 bệnh nhân được thụ hưởng chính sách

Ngành Y tế cho biết, công tác phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Hiện nay, cả nước có gần 140.000 người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi rút ARV, đạt khoảng 70% người nhiễm HIV đã được phát hiện. Trong số đó, tỷ lệ bệnh nhân có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế và hầu như không có khả năng lây nhiễm cho người khác theo con đường tình dục lên đến 95%.

Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), hiện nay, người nhiễm HIV sẽ tham gia BHYT theo các nhóm đối tượng hộ gia đình. Và từ khi có thông tin sử dụng thuốc ARV trong điều trị từ nguồn quỹ BHYT, tỷ lệ tham gia BHYT của nhóm bệnh nhân này đã tăng lên nhanh chóng, từ 30% năm 2015 lên 90% hiện nay. Nhiều tỉnh, thành phố đã đạt 100% bệnh nhân đang điều trị ARV có thẻ BHYT bởi với bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ARV là điều trị liên tục và suốt đời, nếu không tham gia BHYT, người có HIV sẽ phải chi trả khoản kinh phí lớn hằng năm.

Vì vậy, điều trị ARV thông qua quỹ BHYT sẽ là nguồn tài chính bền vững để người có HIV tiếp tục được điều trị với chi phí hợp lý và phù hợp với hầu hết người dân Việt Nam. Để đảm bảo tính bền vững trong điều trị HIV/AIDS, Chính phủ Việt Nam đã chủ trương sử dụng nguồn từ quỹ BHYT.Dự kiến, đến hết năm 2019, sẽ có trên 40.000 bệnh nhân được hưởng chính sách này.

Thực hiện chủ trương này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phối hợp với Bộ Y tế và các địa phương thực hiện hàng loạt các giải pháp như: Ban hành các văn bản pháp quy; kiện toàn các cơ sở điều trị HIV/AIDS; mở rộng tỷ lệ người HIV có thẻ BHYT; tổ chức đấu thầu thuốc tập trung ARV sử dụng nguồn quỹ BHYT…

M.Khuê- N.Lan

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên đến nay dự án mương La Khê vẫn chưa thể về đích, dù đã được UBND Thành phố gia hạn thời gian thi công tới 3 lần.
Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

(LĐTĐ) Để tiện cho lưu giữ giấy tờ, nhiều người đã ghép bằng lái ô tô và xe máy vào một thẻ PET, nhưng trong quá trình sử dụng lại nảy sinh nhiều bất tiện, do đó có nhu cầu tách hai loại giấy tờ này.
Kết quả ngày thi đấu thứ 3: Xác định các đội bóng vào vòng 1/8

Kết quả ngày thi đấu thứ 3: Xác định các đội bóng vào vòng 1/8

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tiếp tục diễn ra loạt trận đấu cuối vòng bảng Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX. Các đội bóng vào vòng 1/8 đã chính thức lộ diện trên sân vận động quận Tây Hồ. Đội bóng thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm toàn thắng 3 trận, thẳng tiến vào vòng sau.
Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

(LĐTĐ) Huyện Thanh Oai đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm phát huy giá trị, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; đồng thời, khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng.
Công đoàn BIDV tập huấn nghiệp vụ cho hơn 200 Chủ tịch Công đoàn cơ sở

Công đoàn BIDV tập huấn nghiệp vụ cho hơn 200 Chủ tịch Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Nhằm trang bị thêm những kỹ năng, kiến thức và phương pháp hoạt động cần thiết để vận dụng vào công tác thực tiễn, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, Công đoàn Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tổ chức lớp bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ cho 227 Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS).

Tin khác

Đề xuất người tham gia bảo hiểm tự nguyện được hưởng thêm hai chế độ

Đề xuất người tham gia bảo hiểm tự nguyện được hưởng thêm hai chế độ

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã đề xuất bổ sung chế độ trợ cấp thai sản khi sinh con và bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động cho người tham gia bảo hiểm tự nguyện.
Thí điểm chi trả lương hưu qua tài khoản từ tháng 5/2024

Thí điểm chi trả lương hưu qua tài khoản từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, dự kiến trong tháng 5/2024, sẽ cùng với Bộ Công an triển khai thí điểm chi trả các chế độ bảo hiểm tại 5 tỉnh, thành phố gồm: Nam Định, Điện Biên, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và Sóc Trăng, trước khi nhân rộng trên phạm vi toàn quốc…
Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp khi cải cách tiền lương

Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp khi cải cách tiền lương

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương sẽ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công; thay đổi mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT).
Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

(LĐTĐ) Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn Thủ đô tăng nhanh qua các năm; quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo và ngày càng mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thủ đô được nâng cao… Đó là kết quả nổi bật của Thủ đô Hà Nội sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”.
Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

(LĐTĐ) Với mục đích thiết thực vì quyền lợi của người lao động, hằng năm báo Lao động Thủ đô đều phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các quận, huyện, Công đoàn ngành tổ chức các buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật, các kiến thức liên quan thiết thân tới người lao động. Đây là phương pháp tuyên truyền thực sự hữu ích, cách làm sáng tạo, mang lại những kết quả bổ ích, được công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), cán bộ Công đoàn các cấp đánh giá cao.
Hạ độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí: Vừa hợp lý, vừa nhân văn

Hạ độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí: Vừa hợp lý, vừa nhân văn

(LĐTĐ) Không chỉ mong giảm độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, nhiều người cao tuổi còn mong muốn được tăng số tiền trợ cấp để giúp họ đỡ phần nào khó khăn khi tuổi cao, sức yếu.
Hỗ trợ Công an xã bán chuyên trách tham gia bảo hiểm

Hỗ trợ Công an xã bán chuyên trách tham gia bảo hiểm

(LĐTĐ) Theo chính sách hỗ trợ đặc thù, từ năm 2024, Hà Nội sẽ hỗ trợ Công an xã bán chuyên trách ở Hà Nội khi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện.
Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì đủ điều kiện hưởng lương hưu?

Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì đủ điều kiện hưởng lương hưu?

(LĐTĐ) Ngày 17/4, BHXH Việt Nam tổ chức Giao lưu trực tuyến về chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam.
Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024, ảnh hưởng và kỳ vọng của doanh nghiệp

Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024, ảnh hưởng và kỳ vọng của doanh nghiệp

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo đó, nhiều người lao động đang chờ đợi sự thay đổi tích cực trong thu nhập của mình, với mức lương tối thiểu có thể tăng từ 200.000 đến 280.000 đồng/tháng, tùy theo vùng, kể từ ngày 1/7/2024.
Nghệ An: Nỗ lực làm tốt công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn tại Hàn Quốc

Nghệ An: Nỗ lực làm tốt công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn tại Hàn Quốc

(LĐTĐ) Nghệ An là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng người lao động đi làm việc theo hợp đồng có thời hạn tại Hàn Quốc (EPS), với số lượng hiện tại là 13.002 người.
Xem thêm
Phiên bản di động