Phát triển thị trường bán lẻ trong nước:

Phải có những chiến lược dài hơi

(LĐTĐ) Với dân số hơn 90 triệu người, Việt Nam được xem là thị trường tiềm năng với ngành hàng bán lẻ. Tuy nhiên, việc nhiều doanh nghiệp lớn từ nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam cũng như làn sóng M&A (mua bán, sáp nhập) đang là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước.
phai co nhung chien luoc dai hoi Thị trường bán lẻ và mục tiêu gần 44 triệu tỷ đồng năm 2035
phai co nhung chien luoc dai hoi Cuộc chơi trên thị trường bán lẻ: Nhà cung ứng nội đối mặt vô vàn khó khăn

M&A tạo sức hấp dẫn cho ngành bán lẻ Việt Nam

Số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, với tốc độ trung bình hàng năm tăng 10% trở lên (từ khoảng 95 tỷ USD vào năm 2016 lên 120 tỷ vào năm 2018) cho thấy, thị trường bán lẻ Việt Nam những năm gần đây đã trở thành một trong những thị trường đầy tiềm năng ở khu vực châu Á và được các doanh nghiệp lớn trên thế giới: Pháp, Mỹ, Nhật, Thái Lan…nhòm ngó. Qua đó, tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt cho ngành bán lẻ trong nước.

phai co nhung chien luoc dai hoi
Doanh nghiệp Việt cần có chiến lược dài hơi để cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài trong ngành bán lẻ.

Để tạo nên sức hút trên, theo các chuyên gia kinh tế, một phần là nhờ các thương vụ nổi tiếng M&A thời gian qua như: Thương vụ mua bán hệ thống BigC, hệ thống siêu thị Metror, Sabeco…Làn sóng M&A sôi động là vậy, song nó cũng mang lại nhiều thách thức cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nước, cũng như cơ hội để các doanh nghiệp bán lẻ nội địa thay đổi, tăng sức cạnh tranh. Qua đó, đưa ra những chiến lược đầu tư đúng đắn, nhất là khi thị trường bán lẻ đang là “miếng bánh” hấp dẫn với các doanh nghiệp lớn nước ngoài.

Đánh giá về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hội, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, hệ thống bán lẻ trong nước gặp nhiều khó khăn bởi kết cấu hạ tầng thương mại bán lẻ (chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trung tâm logistics, cửa hàng tiện lợi, chuyên doanh…) tăng nhanh, nhưng phân bố không đều, tập trung chủ yếu và phát triển mạnh ở các tỉnh, thành phố, thị xã...Trong khi đó, ở nông thôn, miền núi mạng lưới chợ và hệ thống bán lẻ còn thưa thớt; siêu thị, trung tâm thương mại còn ít…

Vì thế, trong cuộc đua làn sóng M&A với các doanh nghiệp lớn từ nước ngoài, doanh nghiệp Việt cần xây dựng những chiến lược dài hơi, cũng như xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và tận dụng triệt để những lợi thế sân nhà như thói quen, tâm lý tiêu dùng của người Việt…nếu không xây dựng được mạng lưới này, chắc chắn doanh nghiệp trong nước sẽ gặp khó và đứng ngoài cuộc chơi.

Có thể thấy, không chỉ đối với lĩnh vực bán lẻ, mà ngay cả với các lĩnh vực kinh tế khác đang trong cuộc đua của làn sóng M&A, thì ngoài sự chủ động của các doanh nghiệp, cần có sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước về chính sách, cơ chế…qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để môi trường kinh doanh hoạt động thông thoáng và chủ động hơn.

Trước sự đổ bộ ồ ạt của các doanh nghiệp nước ngoài trong ngành bán lẻ vào thị trường Việt Nam, đặc biệt là sau các sự việc M&A đình đám, ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho rằng, chúng ta cần thay đổi ngành bán lẻ hướng tới tiếp tục tăng trưởng và bảo đảm tính cạnh tranh, mà muốn thay đổi thì cần phải có chiến lược cụ thể thúc đẩy tăng trưởng thông qua sáng tạo và nếu ai chậm chân trong lĩnh vực này sẽ thua và ra khỏi thị trường. Ngoài ra, cần áp dụng công nghệ cho phân phối bán lẻ bởi người tiêu dùng ngày càng có xu hướng dành nhiều ưu tiên cho mua sắm trực tuyến…

Hướng đi nào cho doanh nghiệp nội địa

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, mặc dù thị trường bán lẻ Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, thách thức trước sự đổ bộ ồ ạt của các doanh nghiệp ngoại. Tuy nhiên, không vì thế mà doanh nghiệp trong nước tỏ ra lo sợ và né tránh sức cạnh tranh này, bởi thực tế cho thấy, các doanh nghiệp Việt cũng có những thế mạnh riêng của mình.

Nêu như doanh nghiệp ngoại với thế mạnh là công nghệ, chiến lược kinh doanh bài bản, tầm nhìn dài hạn…thì ngược lại, các doanh nghiệp Việt lại có thế mạnh lớn trong việc nắm bắt được bản sắc văn hóa dân tộc, tâm lý, thói quen tiêu dùng, linh hoạt trong sản xuất…đây chính là lợi thế lớn trong cuộc cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ trong nước với các đối thủ từ nước ngoài.

Trước lợi thế trên, ông Vũ Vinh Phú cũng cho rằng, ở sân chơi quốc tế thì sự linh hoạt không còn là ưu điểm dù thế mạnh đó có thể áp dụng cho một số thị trường mới trong nước. Tuy nhiên, nếu muốn phát triển bền vững, các doanh nghiệp Việt cần xây dựng những chiến lược dài hơn, xa hơn và chú trọng trong việc xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp để chuẩn bị cho “cuộc đua” với các doanh nghiệp ngoại.

Ngoài ra, trong bối cảnh hội nhập giữa các nền kinh tế, doanh nghiệp cần phải xây dựng đạo đức văn hóa kinh doanh, không buôn bán hàng cấm, hàng giả…giữ gìn thương hiệu nhằm giữ chân khách hàng, tăng cường hình thức bán hàn kể cả trực tiếp hay online…Đồng thời, phải có sự gắn bó giữa sản xuất, phân phối và chia sẻ lợi nhuận giữa người sản xuất và người bán hàng.

“Để thị trường bán lẻ Việt Nam có thể phát triển và sánh vai với thị trường bán lẻ thế giới, thì không thể lơ là trong việc phát triển thị trường bán lẻ. Đặc biệt, xu hướng thương mại điện tử đang phát triển rất mạnh mẽ do đó, Chính phủ cần khuyến khích các tập đoàn lớn trong nước đầu tư phát triển thương mại điện tử vì đây là xu hướng tất yếu”, ông Phú nhấn mạnh.

Đồng quan điểm với ông Phú, đại diện Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cũng cho rằng, để ngành bán lẻ trong nước phát triển, tới đây Bộ Công Thương sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan tới phát triển hạ tầng thương mại.

Trong đó, khâu quan trọng nhất là tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ qua đó thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các chủ thể kinh doanh, đồng thời chú trọng tới việc hỗ trợ về kỹ năng quản lý cũng như đào tạo về kỹ năng chuyên môn cho lao động trong ngành. Qua đó, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp Việt cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp ngoại trong ngành bán lẻ, đặc biệt là trước sự “tấn công” mạnh mẽ của làn sóng M&A.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: 2 trường THPT tuyển sinh lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài

Hà Nội: 2 trường THPT tuyển sinh lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài

(LĐTĐ) Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024-2025 đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt, để được trúng tuyển vào lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài học chương trình THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc (chứng chỉ A-level), thí sinh sẽ phải trải qua 2 vòng thi tuyển.
Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường công lập

Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường công lập

(LĐTĐ) Trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập không chuyên năm học 2024 - 2025 tại Hà Nội, mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường THPT công lập.
Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Chiều 28/3, điều dưỡng Đặng Thị Hạ, 29 tuổi, người ép tim cứu sống du khách nước ngoài bị ngừng tim trong nhà hàng, được lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai khen thưởng.
Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Thí sinh thi các môn chuyên vào ngày 10/6

Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Thí sinh thi các môn chuyên vào ngày 10/6

Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, ngay sau khi kết thúc hai ngày thi vào các trường THPT công lập không chuyên (ngày 8 - 9/6), các thí sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 chuyên thuộc các trường THPT chuyên và có lớp chuyên sẽ làm bài thi các môn chuyên vào ngày 10/6.
Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện hỏa tốc số 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Liên đoàn Lao động huyện Mỹ Đức trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Mỹ Đức trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định giải thể Công đoàn cơ quan Dân Đảng, Công đoàn UBND huyện; trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở (CĐCS).
TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

(LĐTĐ) TP.HCM là địa phương duy nhất đạt chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại ở cấp tỉnh (toàn bộ thành phố, với tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại đạt trên 90% tổng đàn chó mèo).

Tin khác

Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện hỏa tốc số 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Tăng chuyến bay phục vụ khách dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm hè

Tăng chuyến bay phục vụ khách dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm hè

(LĐTĐ) Để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ 30/4, Quốc tế Lao động 1/5 và cao điểm hè, một số cảng hàng không, hãng bay đồng loạt điều chỉnh tăng slot, chuyến bay.
Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

(LĐTĐ) Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá ngày 28/3, giá xăng E5RON92 được điều chỉnh tăng 406 đồng/lít và xăng RON95 tăng 532 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm 320 đồng/lít.
Gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải

Gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải

(LĐTĐ) Việt Nam có lợi thế lớn để phát triển vận tải hàng hải và đường thủy nội địa. Thế nhưng thời gian qua, thị phần vận tải trong lĩnh vực này so với đường bộ chỉ chiếm chưa tới 20%. Điều này đang đặt ra bài toán phải gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải và đường thủy nội địa để khai thác hiệu quả kinh tế, cũng như “chia lửa” cho vận tải đường bộ đang trong tình trạng quá tải, mất cân đối như hiện nay.
Xử lý doanh nghiệp xăng dầu không thực hiện xuất hóa đơn điện tử

Xử lý doanh nghiệp xăng dầu không thực hiện xuất hóa đơn điện tử

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử. Kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.
Xử phạt 12 cơ sở vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng

Xử phạt 12 cơ sở vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng

(LĐTĐ) Trên cơ sở rà soát, kiểm tra 127 cơ sở kinh doanh vàng, trong thời gian hơn 1 tháng, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện 12 cơ sở vi phạm, xử phạt gần 222 triệu đồng.
Trước giờ "G", nhiều doanh nghiệp xăng dầu "chạy nước rút" xuất hóa đơn điện tử bán lẻ

Trước giờ "G", nhiều doanh nghiệp xăng dầu "chạy nước rút" xuất hóa đơn điện tử bán lẻ

(LĐTĐ) Sau khi Bộ Tài chính và Bộ Công Thương đề nghị, đến hết 31/3, sẽ xem xét tạm dừng hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp kinh doan xăng dầu chưa thực hiện xuất hóa đơn bán lẻ, nhiều doanh nghiệp đã "chạy nước rút" để hoàn thành tiến độ trước "giờ G".
Nguyên nhân từ đâu?

Nguyên nhân từ đâu?

(LĐTĐ) Thời gian qua, các chuyên gia và giới truyền thông tốn không biết bao nhiêu giấy mực cho câu chuyện về bất cập giữa mặt bằng thu nhập chung của người dân hiện nay với giá cả... song thực tế, nó vẫn cứ diễn ra “nghịch lý”: Việc làm, thu nhập khó khăn, giá vẫn… cứ tăng!
Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc tổ chức vào ngày 17/5

Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc tổ chức vào ngày 17/5

(LĐTĐ) Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024, dự kiến sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 17/5, với khoảng 550 đại biểu tham dự.
Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

(LĐTĐ) Hàng hóa phong phú, giá rẻ, giao nhanh và cước vận chuyển thấp là lợi thế lớn của hàng hóa xuyên biên giới, đặc biệt là từ thị trường Trung Quốc. Các mặt hàng này đang nhanh chóng gia tăng thị phần trên thương mại điện tử, và các nhà sản xuất tại Việt Nam cần những chiến lược cạnh tranh, tránh đối đầu trực tiếp với các mặt hàng thế mạnh của Trung Quốc.
Xem thêm
Phiên bản di động