Nước sạch hóa nông thôn: Kỳ tích 10 năm

Một trong những nhiệm vụ xuyên suốt  Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội là nâng cao đời sống cho người nông dân, trong đó, nước sạch là tiêu chí rất quan trọng. Để từng bước giải quyết bài toán này, những năm qua, thành phố đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 23 nhà đầu tư thực hiện 34 dự án với phạm vi cấp nước cho 267 xã, 614.347 hộ với 2.483.389 người. 
nuoc sach hoa nong thon ky tich 10 nam Đảm bảo nước sạch sinh hoạt cho người dân sau bão lũ
nuoc sach hoa nong thon ky tich 10 nam Người dân vùng ngập mong mỏi nguồn nước sạch

Mở rộng diện cấp nước

Nhiều năm trước, gia đình ông Trần Văn Thái ( xã An Thượng, huyện Hoài Đức) phải sử dụng nguồn nước từ giếng chung của thôn. Giữa năm 2017, gia đình ông cùng hộ dân 2 xã An Thượng, Vân Côn đã đóng góp 4,2 triệu đồng/ hộ, số tiền này được khấu trừ vào tiền sử dụng nước hàng tháng 44.000 đồng/tháng, thời gian khấu trừ là 8 năm để xây dựng dự án cấp nước sạch tại địa phương.

nuoc sach hoa nong thon ky tich 10 nam
Công nhân Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông vận hành hệ thống cung cấp nước sạch.

Với mức đóng góp của mỗi hộ dân như trên, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông chịu trách nhiệm việc lắp đặt đường ống, đồng hồ và đầu chờ nước tới ranh giới bên ngoài hộ dân. Hệ thống đường ống dẫn để sử dụng trong ranh giới và gia đình do các hộ dân chịu trách nhiệm. Nhờ chủ trương đúng đắn này, sắp tới gia đình ông Thái và hàng trăm hộ dân khác trong xã đã được tiếp cận nguồn nước an toàn.

Không chỉ riêng đối với gia đình ông Trần Văn Thái, theo thống kê, đến hết tháng 5/2018, thành phố đã chỉ đạo các nhà đầu tư thực hiện xây dựng mạng lưới, bảo đảm khả năng đấu nối, để cho 2.237.008 người (khoảng 52% số người dân nông thôn) được tiếp cận nguồn nước sạch.

Hiện nay, các doanh nghiệp đã và đang tích cực triển khai xây dựng, lắp đặt đường ống phục vụ cấp nước sinh hoạt cho người dân. Theo đại diện Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Đông, hiện công ty đang đẩy mạnh xây dựng và lắp đặt đường ống nước đến từng hộ dân ở các dự án: Trạm xử lý nước Dương Nội (quận Hà Đông); hệ thống cấp nước liên xã Vân Côn, An Thượng (huyện Hoài Đức); dự án nâng cấp và mở rộng hệ thống cấp nước thị trấn Vân Đình; xã Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa).

Nhìn chung, các dự án đến nay đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, một số nơi nhu cầu sử dụng nước của người dân rất thấp (chỉ đạt 10-15%), chẳng hạn: Xã Vân Côn, An Thượng (huyện Hoài Đức), công ty đã lắp đồng hồ nước cho 7.000 hộ nhưng chỉ có 2.000 hộ sử dụng, dẫn tới việc thu hồi vốn cho các dự án gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, 12 dự án phát triển mạng cũng đang được triển khai thực hiện. Chẳng hạn như: Dự án Xây dựng mạng lưới cấp nước sạch cho 5 xã thuộc huyện Đông Anh; Dự án sử dụng công suất dư 2.000m3/ngđ của trạm cấp nước Văn Điển đấu nối cấp nước cho thôn Yên Ngưu, các khu tập thể xã Tam Hiệp, các khu tập thể thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì sử dụng nguồn từ trạm Văn Điển; Dự án phát triển mạng lưới cấp nước huyện Hoài Đức; Dự án phát triển mạng lưới cấp nước huyện Phú Xuyên...

Đến hết 30/4/2018, thành phố đã chỉ đạo các nhà đầu tư thực hiện xây dựng mạng lưới cấp nước đảm bảo khả năng đấu nối cấp nước khoảng gần 52% người dân nông thôn tiếp cận nước sạch. Trong năm 2018 đã đầu tư mạng lưới cấp nước và đấu nối bổ sung cho khoảng 19.455 hộ với khoảng 77.820 người.

Đồng bộ nhiều giải pháp

Theo thống kê, tính đến thời điểm hiện tại, khu vực đô thị gồm 12 quận nội thành và thị xã Sơn Tây với quy mô dân số hơn 3,2 triệu người đã có hệ thống nước sạch với công suất 1 triệu m3/ngđ, nhờ đó tỷ lệ người dân đô thị được cấp nước đạt gần 100%. Đối với khu vực nông thôn gồm 17 huyện và thị xã Sơn Tây với tổng số dân hơn 4,3 triệu người.

Tính đến tháng 5/2018, TP đã chỉ đạo các nhà đầu tư thực hiện xây dựng mạng lưới cấp nước đảm bảo khả năng đấu nối cấp nước khoảng gần 52% số người dân nông thôn tiếp cận nguồn nước sạch. Để tiếp tục xóa bỏ các vùng trắng nước sạch nông thôn, thành phố Hà Nội đã chấp thuận cho 23 nhà đầu tư triển khai 34 dự án với phạm vi cấp nước cho 267 xã với hơn 614 nghìn hộ, khoảng hơn 2,48 triệu người. Các dự án hoàn thành sẽ nâng tỷ lệ cấp nước sạch khu vực nông thôn lên khoảng 94%.

Trước mắt, để tháo gỡ vướng mắc cho các dự án và tiếp tục chủ trương của thành phố đưa mạng lưới cấp nước sạch vươn đến những vùng không có nước sạch trong năm 2018, 9 dự án xây dựng hệ thống cấp nước sẽ được tiến hành trên quy mô 78 xã, cung cấp nước cho 673.180 người dân. Mục tiêu đến cuối năm nay, tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận, sử dụng nguồn nước sạch tăng lên khoảng 55%.

Thành phố xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án phát triển mạng lưới cấp nước cho các xã chưa có hệ thống nước sạch trên địa bàn các huyện: Mê Linh, Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Chương Mỹ; dự kiến hết năm 2018, 100% các xã có nhà đầu tư nghiên cứu, triển khai dự án cấp nước sạch.

“Dự kiến trong năm 2018 các dự án phát triển mạng cấp nước sẽ hoàn thành, đấu nối cấp nước bổ sung cho khoảng 61 nghìn hộ với khoảng 244 nghìn người, nâng tỷ lệ cấp nước nông thôn tăng lên trên 55%” - Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục cho biết.

Được biết, trên địa bàn huyện Hoài Đức tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch đạt trên 65,5%. Để có được thành tích này, bên cạnh việc huy động các nguồn lực xây dựng hệ thống nước sạch nông thôn, huyện Hoài Đức đã chủ động vận động nhân dân xây bể chứa và sử dụng thiết bị lọc nước RO.

Hàng năm các hộ sử dụng máy lọc nước RO đều lấy mẫu nước để phân tích, kết quả phân tích các mẫu nước sau lọc đều đảm bảo theo tiêu chuẩn nước sạch của Bộ Y tế. Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện cấp nước sạch tập trung cho khu vực nông thôn của Thành phố, với mục tiêu đến năm 2018 tất cả người dân nông thôn đều được sử dụng nước sạch tập trung và giảm ngân sách đầu tư trực tiếp, Theo Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Quang Đức, UBND huyện đã chỉ đạo, phối hợp chắt chẽ với 2 Công ty đề xuất thực hiện dự án cấp nước sạch tập trung tại huyện gồm: Công ty TNHH một thành viên nước sạch Hà Đông cam kết nối mạng cấp nước cho 06 xã gồm: An Thượng, Lại Yên; Công ty CP hạ tầng kỹ thuật VTS cam kết nối mạng cấp nước cho 11 xã, thị trấn gồm: Đức Giang, Thị trấn Trôi, Sơn Đồng, Vân Canh, Đức Thượng, Kim Chung, Di Trạch, Yên Sở, Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, Song Phương, Vân Côn, Tiền Yên, Đắc Sở.

Đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, 100% dân cư được dùng nước sạch, thành phố Hà Nội đã nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch hệ thống cấp nước bao gồm: Xác định mối quan hệ vùng về cấp nước; xác định chỉ tiêu cấp nước, nhu cầu dùng nước phù hợp cho các đối tượng dùng nước khu vực đô thị, nông thôn và khu công nghiệp.

Phân tích và lựa chọn nguồn cấp nước, phân vùng, khu vực cấp nước, xác định vị trí, quy mô, công suất các nhà máy nước, mạng lưới đường ống truyền tải chính và đường ống truyền tải; nghiên cứu điều chỉnh bổ sung các phương án phát triển các dự án cấp nguồn phù hợp để đảm bảo cấp nước an toàn thích ứng với biến đổi khí hậu, điều chỉnh phạm vi cấp nước của các nhà máy nước quy mô lớn cho phù hợp với tình hình phát triển thực tế của Thủ đô; xác định nhu cầu sử dụng đất cho các công trình cấp nước phù hợp cho từng giai đoạn quy hoạch.

Đặc biệt, trong quá trình thực hiện quy hoạch mới, vấn đề đầu tư hệ thống cấp nước sạch nông thôn tại Hà Nội bị trì trệ nhiều năm cũng đã được tập trung tháo gỡ. Ngoài những dự án cấp nước sạch đã và đang được triển khai, thành phố sẽ tiếp tục kêu gọi đầu tư theo mô hình xã hội hóa trên diện rộng ở các huyện ngoại thành và vùng lân cận.

Để hoàn thành nhiệm vụ này, theo ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó trưởng phòng Hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây dựng Hà Nội), các nhà đầu tư cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy nước, hệ thống mạng truyền dẫn kết nối với khu vực nông thôn đã được thành phố giao.

Đối với khu vực không có nhà đầu tư, cần sử dụng công nghệ xử lý nước ngầm theo mô hình cấp nước cục bộ, cấp nước cụm hộ. Đối với các nhà đầu tư được giao quản lý, nghiên cứu đầu tư nâng cấp cải tạo mạng lưới, khảo sát, đề xuất giải pháp lắp đặt bổ sung thiết bị, nâng cấp các trạm cấp nước hiện có bảo đảm chất lượng nước theo tiêu chuẩn nước uống.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

Phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

(LĐTĐ) Ngày 16/4 tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin - Thể thao huyện Ứng Hòa, Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội phối hợp UBND huyện Ứng Hòa tổ chức Lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”, phát động phong trào thi đua tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024, ảnh hưởng và kỳ vọng của doanh nghiệp

Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024, ảnh hưởng và kỳ vọng của doanh nghiệp

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo đó, nhiều người lao động đang chờ đợi sự thay đổi tích cực trong thu nhập của mình, với mức lương tối thiểu có thể tăng từ 200.000 đến 280.000 đồng/tháng, tùy theo vùng, kể từ ngày 1/7/2024.
Khánh thành tượng đài V.I Lênin ở trung tâm thành phố Vinh

Khánh thành tượng đài V.I Lênin ở trung tâm thành phố Vinh

(LĐTĐ) Sáng 16/4/2024, tại TP. Vinh, UBND tỉnh Nghệ An và chính quyền tỉnh U-li-a-nốp chính thức khánh thành tượng đài V.I.Lê-nin nhân dịp kỷ niệm 154 năm ngày sinh V.I. Lênin (22/4/1870 – 22/4/2024)
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Apple coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Apple coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu

(LĐTĐ) Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam nếu tính từ 2019 trở lại đây (trên 16 tỷ USD).
Bắt nhóm đối tượng cướp giật, trộm cắp tài sản

Bắt nhóm đối tượng cướp giật, trộm cắp tài sản

(LĐTĐ) Ngày 16/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Bắc Từ Liêm cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Đinh Văn Tuân (sinh năm 2001; trú tại xã Phù Nham, huyện Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái), Nguyễn Trọng Chiến (sinh năm 2000; trú tại phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) để điều tra làm rõ hành vi cướp giật tài sản, Lê Văn Nam (sinh năm 2001; trú tại phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm) về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
TP.HCM: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ

TP.HCM: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ

(LĐTĐ) Phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn với doanh nghiệp nhỏ và vừa giữ vai trò then chốt, xuyên suốt nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).

Tin khác

Chọn quận Ba Đình và 3 khu chung cư cũ ưu tiên triển khai đợt 1

Chọn quận Ba Đình và 3 khu chung cư cũ ưu tiên triển khai đợt 1

(LĐTĐ) Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu, chọn quận Ba Đình và 3 khu chung cư cũ ưu tiên triển khai đợt 1 để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, tạo bước đột phá trong triển khai Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố.
Huyện Hoài Đức chủ động xây dựng phương án sắp xếp đơn vị hành chính, tạo đà lên quận

Huyện Hoài Đức chủ động xây dựng phương án sắp xếp đơn vị hành chính, tạo đà lên quận

(LĐTĐ) Nhằm chuẩn bị lên quận, bên cạnh việc đẩy mạnh hoàn thành các tiêu chí, huyện Hoài Đức đã chủ động xây dựng các kế hoạch, phương án sắp xếp các đơn vị hành chính theo đề án lên quận.
Huyện Phúc Thọ giải quyết kịp thời kiến nghị, đề xuất của nhân dân trong công tác quản lý đất đai

Huyện Phúc Thọ giải quyết kịp thời kiến nghị, đề xuất của nhân dân trong công tác quản lý đất đai

(LĐTĐ) Sáng 12/4, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng đoàn giám sát số 02 của Ban Thường vụ Thành ủy tiếp tục chủ trì giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 2/3/2022 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác quản lý đất đai và quản lý, khai thác khoáng sản tại huyện Phúc Thọ.
Cần có quy định riêng về điều kiện xe chở trẻ em đến trường

Cần có quy định riêng về điều kiện xe chở trẻ em đến trường

(LĐTĐ) Sáng 11/4, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị góp ý vào Dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Phạm Thị Thanh Mai chủ trì hội nghị. Tại Hội nghị nhiều đại biểu đề xuất cần có quy định riêng về điều kiện xe chở trẻ em đến trường.
Huyện Mê Linh đề xuất làm đường ven đê sông Hồng

Huyện Mê Linh đề xuất làm đường ven đê sông Hồng

(LĐTĐ) Để thực hiện tốt công tác quản lý đất đai vùng bãi sông Hồng, huyện Mê Linh kiến nghị Thành phố xây dựng và ban hành đề án thăm dò mỏ khoáng sản toàn bộ vùng đất bãi để định hướng quy hoạch phù hợp với phát triển du lịch; xây dựng quy chế phối hợp mới trong quản lý khoáng sản ở khu vực giáp ranh giữa các địa phương; đầu tư hạ tầng thiết yếu để thu hút đầu tư như tuyến mặt đê và đường gom 2 bên chân đê sông Hồng.
Cần đánh giá tổng thể công tác quản lý, khai thác cát trên địa bàn thành phố

Cần đánh giá tổng thể công tác quản lý, khai thác cát trên địa bàn thành phố

(LĐTĐ) Đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát lại báo cáo, đưa ra được bức tranh tổng thể trong công tác quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, đưa ra số liệu chi tiết, đặc biệt là công tác quản lý, khai thác cát trên địa bàn Thành phố.
Sáng tạo kỹ thuật giải quyết bài toán ô nhiễm không khí, ùn tắc giao thông của Hà Nội

Sáng tạo kỹ thuật giải quyết bài toán ô nhiễm không khí, ùn tắc giao thông của Hà Nội

(LĐTĐ) Sáng 10/4, Ban Tổ chức Hội thi sáng tạo Kỹ thuật Thành phố lần thứ II, năm 2024 - 2025 do Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn (Trưởng ban Tổ chức Hội thi) chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
Đẩy mạnh điều động, luân chuyển cán bộ cấp phòng đảm bảo đúng quy định

Đẩy mạnh điều động, luân chuyển cán bộ cấp phòng đảm bảo đúng quy định

(LĐTĐ) Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố chỉ đạo các sở, ngành đẩy mạnh thực hiện điều động, luân chuyển cán bộ cấp phòng, bảo đảm đúng quy định, tạo động lực thúc đẩy hiệu quả công tác và phục vụ người dân, cũng như phòng ngừa, hạn chế tiêu cực; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, sở, ngành nào làm chậm phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu.
Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội đôn đốc tiến độ 2 dự án trọng điểm ở quận Ba Đình, Đống Đa

Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội đôn đốc tiến độ 2 dự án trọng điểm ở quận Ba Đình, Đống Đa

(LĐTĐ) Ngày 5/4, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã đi kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện Dự án xây dựng đường Vành đai 1 (đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục); dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội (Tuyến số 3) đoạn Nhổn - Ga Hà Nội trên địa bàn quận Ba Đình, Đống Đa.
Phải đảm bảo đủ điện cho doanh nghiệp Hà Nội sản xuất, kinh doanh

Phải đảm bảo đủ điện cho doanh nghiệp Hà Nội sản xuất, kinh doanh

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh Hà Nội không thể để thiếu điện được. Năm vừa qua nhiều doanh nghiệp vì bị cắt điện mà ảnh hưởng lớn đến hoạt động. Do vậy, năm nay EVN Hà Nội phải điều hành để đủ điện cho sản xuất kinh doanh.
Xem thêm
Phiên bản di động