Nồng nàn hương vị bánh chưng ngày Tết

(LĐTĐ) Vào những ngày giáp Tết, tiết trời lành lạnh, lất phất mưa xuân. Đi qua các ngõ nhỏ, phố nhỏ rồi tới các khu phố lớn của Hà Nội, không khó để bắt gặp những nồi bánh chưng đang đỏ lửa, thơm nồng vị Tết.
nong nan huong vi banh chung ngay tet Lá dong Tràng Cát: Gìn giữ nét truyền thống dân tộc
nong nan huong vi banh chung ngay tet Trẻ nhỏ Thủ đô thích thú trải nghiệm gói bánh chưng
nong nan huong vi banh chung ngay tet Tất bật làng bánh chưng Hà Nội

Vài người tụ lại, người lau lá, người gói bánh, người canh nồi bánh bên bếp than hồng… ai nấy cũng đều hồ hởi, viên mãn. Nhiều gia đình, nhiều khu phố ở Hà Nội vẫn rủ nhau cùng gói và luộc bánh chưng như vậy. Đơn giản, đó là cách để gắn kết tình cảm gia đình, gìn giữ Tết xưa, cũng như để con trẻ hiểu hơn về phong vị Tết cổ truyền của dân tộc.

Từ 27 tháng Chạp Âm lịch, thậm chí sớm hơn, ở nhiều khu phố, khu dân cư, các điểm nấu bánh chưng của người dân đã rất rộn rã. Dạo một vòng qua các con phố như Đội Cấn, Nguyễn Thái Học, Bà Triệu, phố Huế, hay xa hơn là Lê Văn Lương, Tố Hữu, Hoàng Mai, nhiều gia đình đã tập trung trên vỉa hè, giữa dòng xe cộ tấp nập những ngày cuối năm để gói, nấu bánh chưng. Để tránh gió, nhiều người đã che chắn nồi bánh chưng rất kỹ lưỡng bằng những tấm ván, gỗ mỏng dựng xung quanh rồi cứ thế đỏ lửa để nấu bánh.

nong nan huong vi banh chung ngay tet
Nhiều gia đình, nhiều khu phố ở Hà Nội vẫn rủ nhau cùng gói và luộc bánh chưng

Bên nồi bánh chưng rực lửa trên phố Đội Cấn, bà Lê Thanh Mai và mấy người bạn hàng xóm cùng nhau ngồi trò chuyện. Dù nhà cách chợ Ngọc Hà chỉ vài bước chân nhưng năm nào bà Mai cũng gói, nấu bánh chưng chứ không đi mua. Xoay xoay chén trà nóng, bà kể: Cách đây khoảng 40 năm, không khí Tết tràn về từ hơi thở của đất trời. Khi đó, xuân sang, hoa nở, cây cối đâm chồi nảy lộc xanh mơn man và mưa xuân lất phât bay. Ngay cả nhịp sống của người dân cũng rất “Tết”.

Ngày đó, cuộc sống còn nhiều khó khăn, đa số đều phải mê mải làm ăn kiếm sống, cuối tháng Chạp là có thời gian dài nghỉ ngơi, chăm lo nhà cửa, chuẩn bị đón Tết. Thiên thời, địa lợi, nhân hòa, do đó, mọi người càng háo hức chuẩn bị, đón Tết, chuẩn bị cho mình và gia đình nghỉ xả hơi sau một năm bận rộn, mệt nhọc.

Tết bắt đầu từ các chợ phiên với sự biến đổi kỳ diệu của màu sắc hàng hóa. Bắt đầu từ khoảng 14 - 15 tháng Chạp là chợ đã tưng bừng hàng hóa dành cho ăn Tết, chơi Tết với màu đỏ, vàng rực rỡ, rất đặc trưng của ngày Tết. Tết Nguyên đán có 2 phần được xem trọng: Ăn Tết, chơi Tết. Ai đi chợ Tết cũng phải sắm đủ câu đối, tràng pháo đỏ, hoa lụa rực rỡ, tranh Đông Hồ treo Tết, hoa tươi, hoa đào, quất cảnh…

Phần ăn cũng khá nặng khi nhà nhà chung đụng lợn, thịt gà, gói giò, gói bánh chưng, nấu măng, kho cá… Nhà nào nghèo cũng cố gắng mua cái bánh, khoanh giò thì mới được coi là “có Tết”. Nồi bánh chưng giống như thước đo sự sung túc, thịnh vượng của một gia đình. Nhưng dù chơi có sang, ăn có nhiều bao nhiêu thì giá trị cốt lõi của tết Nguyên đán chính vẫn là sự sum họp. Tất cả các hoạt động trong Tết đều hướng về gia đình, nhằm quy tụ mọi người cùng làm, cùng chơi, cùng hưởng thụ không khí đầm ấm, yêu thương, chia sẻ giữa các thành viên trong gia đình. Vì thế, nhà nhà, người người cho dù công việc bận rộn, xa xôi đều tâm niệm trở về nhà mỗi khi xuân về Tết đến.

nong nan huong vi banh chung ngay tet

Bà Mai cũng chia sẻ, nhà bà hay nhiều gia đình khác vẫn muốn tự gói, nấu bánh chưng, bởi vẫn muốn giữ phong tục nấu bánh chưng ngày Tết, thậm chí nấu ngay trên góc phố, vỉa hè. Nấu bánh chưng bây giờ không nhằm “ăn” mà là cái cớ để giữ lại không khí sum vầy, đầm ấm bên nồi bánh chưng, người già vui sướng nhìn con cháu vây quanh. Và những người lớn khi được hỏi về các kỷ niệm ngày Tết, rất nhiều người nhắc đến kỷ niệm cùng gia đình vây quanh nồi bánh chưng, khoảnh khắc luôn khiến họ cảm thấy ấm áp, ngọt ngào hơn bao giờ hết tình yêu với gia đình.

Trên phố Bà Triệu, một người người đàn ông khoảng ngoài 80 và đứa cháu trai đang vui vẻ thêm củi cho nồi bánh chưng. Thấy ông cháu tình cảm, tôi đánh liều vào xin chén trà. Trong lúc nhâm nhi chén trà thơm nồng, ông Bảo kể: Ông vốn người gốc Hà Nội, hơn chục năm qua sống trong Sài Gòn với người con trai thứ. Nhưng năm nào cứ độ 26, 27 Tết là lại về Hà Nội ăn Tết. Ông nói cô con dâu cả mua củi, lá dong, thịt mỡ để về gói bánh chưng. “Vì nhà cũng ít người nên tôi rủ thêm nhà bên cạnh cùng nhau bánh cho vui. Năm nào cũng vậy, nấu xong là đưa lên cúng tổ tiên rồi đem cho con cháu ăn.

Nói chứ Tết cổ truyền, mà không có nồi bánh chưng thì còn gì ý nghĩa nữa”. Vui chuyện, ông cụ hồ hởi khoe, năm nay gia đình ông nấu ba chục cái bánh, năm ngoái mãi đến 29 ông mới nấu, muộn nên không nấu được nhiều, năm nay chuẩn bị được sớm nên nấu nhiều hơn để biếu người này người kia. “Giờ hai ông cháu cứ ngồi đây thôi, vừa trông lửa, vừa trông bánh, ngắm phố xá vào Tết. Không khí này quý lắm đấy!”, ôngBảo vui vẻ nói.

Chơi kế bên nồi bánh chưng đang sôi sùng sục, bé Nam (4 tuổi) thích thú ngắm nhìn ngọn lửa đỏ đang cháy dưới nồi, mấy đứa trẻ khác cũng lân la tới chơi, rồi đòi ông Bảo kể chuyện. Cạnh đó, vài người con cháu của ông Bảo cũng đang rôm rả những câu chuyện vui trong lúc đợi bánh, dường như ai nấy đều mong mỏi một cái Tết mới lại đến với nhiều điều may mắn, hạnh phúc sum vầy.

Ngày xưa, trước Tết khoảng 2,3 ngày, nhà nhà thường chuẩn bị nguyên liệu gói bánh chưng để cả nhà quây quần trước sân, cùng lau lá, đãi đỗ, vo gạo, ướp thịt để gói bánh. Có lẽ vui nhất là công đoạn nấu bánh và chờ bánh chín, ngoài trời sương lạnh, buốt giá không át được không khí ấm nồng quanh bếp lửa hồng.Với nhiều thế hệ, chiếc bánh chưng là niềm hân hoan của ngày Tết sum họp, đoàn tụ. Những chiếc bánh đẹp, dày dặn, vuông thành sắc cạnh được dành riêng để bày bàn thờ cúng ông bà tổ tiên, bánh nhỏ gói riêng cho trẻ con như món quà đầu năm...

Ngày nay, việc gói và dâng cũng vẫn còn đó, nhưng dường như không còn nguyên vẹn. Ở thành phố, nhiều gia đình còn giữ lại phong tục gói bánh chưng, nhưng cũng không ít gia đình đặt những người chuyên làm bánh chưng hoặc ra chợ mua.Công cụ để nấu chín chiếc bánh chưng ngày nay cũng có nhiều đổi thay, có nơi, có chỗ đã thay thế bằng nồi áp suất hoặc lửa ga... Không khí Tết cũng vì thế mà nhạt dần.

Chính vì thế, ở nhiều nơi, mọi người đã vận động, khuyến khích nhau tiếp tục thực hiện phong tục này để tìm lại hương vị ngày Tết. Thông qua các cuộc thi gói bánh chưng, không khí Tết phần nào đã trở về với từng góc nhà, ngõ nhỏ. Bánh chưng gợi nhớ đến Tết hay Tết gợi nhớ đến việc gói bánh chưng? Có lẽ, sự hòa quyện đó đã trở thành một biểu trưng văn hóa của dân tộc Việt - Bánh chưng biểu trưng cho Tết.

Nhịp sống hiện đại ngày nay tuy có bận rộn hơn, sung túc hơn thì truyền thống văn hóa ẩn sâu trong chiếc bánh chưng ngày Tết vẫn rất cần trao truyền lại cho mai sau. Cứ như vậy, vào mỗi dịp Tết, mỗi người, gia đình lại háo hức sắm Tết, nấu bánh chưng, cúng tất niên… Cùng trân quý những giờ phút quây quần, chia sẻ với người thân, mong chờ một năm mới an lành cho mọi nhà.

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công viên Nước Hồ Tây sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Công viên Nước Hồ Tây sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Với vị trí đắc địa trên đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Công viên Nước Hồ Tây được biết đến như một “Thiên đường giải trí hiện đại” đã sẵn sàng đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Long Biên: Phát động thi đua 95 ngày cao điểm chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Long Biên: Phát động thi đua 95 ngày cao điểm chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động đợt thi đua 95 ngày cao điểm trong đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Long Biên.
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(LĐTĐ) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...
Cứu sống bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột

Cứu sống bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột

(LĐTĐ) Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vừa phẫu thuật thành công cho nam bệnh nhân N.V.Đ (74 tuổi, ở Hà Nội) bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột.
Cách nào để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô?

Cách nào để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô?

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) là một bước tiến lớn trong công cuộc hoàn thiện thể chế về xây dựng, phát triển Thủ đô trong bối cảnh mới. Trong đó, các chính sách về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đã được đề cập một cách rõ nét, thể hiện tầm quan trọng trong chiến lược về con người. Tuy nhiên, làm thế nào để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô, giữ chân người tài là vấn đề “nóng” cần được bàn thảo và quan tâm thấu đáo.
Gặp “Vua phá lưới” Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

Gặp “Vua phá lưới” Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

(LĐTĐ) Sáng 25/4, tại Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX năm 2024, Ban Tổ chức đã tặng Bằng khen và trao giải cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc nhất. Trong đó, Giải Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất thuộc về anh Nguyễn Văn Thể, giáo viên Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Tây Hồ, thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm với 7 bàn thắng.
Công đoàn các cấp huyện Mỹ Đức thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm

Công đoàn các cấp huyện Mỹ Đức thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, các cấp Công đoàn huyện Mỹ Đức sẽ tiếp tục tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm.

Tin khác

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

(LĐTĐ) Phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, nhân dân huyện Hoài Đức quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động