Nỗi lo mùa hoa phượng
Nếu nhớ đến những con số mà Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận thông báo tại phiên giải trình của Chính phủ với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội vào ngày 24/4: “Mặc dù trong giai đoạn 2010-2014, số lao động có trình độ ĐH, CĐ có việc làm tăng nhưng người thất nghiệp cũng tăng cao hơn so với số tốt nghiệp và số có việc làm. Trong khi người có việc làm chỉ tăng 38% thì người thất nghiệp tăng gấp đôi” thì có lẽ niềm vui của các bạn trẻ sẽ giảm bớt. Trong khi còn chưa rõ lắm về việc tuyển sinh đại học, thì nỗi lo cử nhân thất nghiệp đã hiển hiện.
Nỗi lo tuyển sinh đại học, cao đẳng |
Không riêng cử nhân thất nghiệp. Tình trạng thiếu việc làm nói chung đang gây nhức nhối trong dư luận. Mặc dù từ đầu năm, kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng lạc quan, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, vấn đề giải quyết việc làm trong thời gian tới sẽ vẫn là vấn đề nóng bỏng và đầy khó khăn. Tỷ lệ người lao động không có việc làm khó có thể giảm, chất lượng việc làm mới vẫn sẽ thấp và thiếu bền vững bởi nhiều lý do.
Nhìn vào thực tế, chúng ta thấy có quá nhiều điều đáng lo ngại. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam đạt mức 3,79 điểm (trong thang điểm 10), xếp thứ 11 trong số 12 quốc gia được khảo sát tại châu Á. Nguồn nhân lực nước ta yếu về chất lượng, thiếu năng động và sáng tạo, tác phong lao động công nghiệp...
Trong tổng số hơn 53,4 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế, chỉ có khoảng 49% qua đào tạo, trong đó qua đào tạo nghề từ ba tháng trở lên chiếm khoảng 19%. Có một chút hy vọng từ đánh giá của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): Việt Nam sẽ có khả năng tạo thêm được sáu triệu việc làm (1/10 số việc làm tăng thêm đến năm 2025 của toàn bộ khối ASEAN), do tác động của xây dựng cộng đồng ASEAN. Tuy nhiên, 60% trong số việc làm này là việc làm yếu thế!
Nhìn những học sinh cuối cấp đang chuẩn bị hành trang bước vào cuộc sống, mà có thể chưa được trang bị đầy đủ những điều cần thiết về hướng nghiệp là nỗi lo thường trực mỗi mùa hoa phượng của cha mẹ các em và những người có trách nhiệm.
Nỗi lo chưa biết sẽ tháo gỡ cách nào!
Theo Minh Vũ/ Thời nay
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thường Tín: Lực lượng Công an cùng các đoàn thể hỗ trợ bà con sau bão số 3
Tập đoàn ROX ủng hộ tiền xây dựng lại nhà cho nạn nhân bão Yagi
Nghệ An: LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức chương trình “Công đoàn ngày thứ 7 vì dân”
Nhận định kết quả trận đấu giữa Southampton và Man United: Quỷ đỏ "rũ bùn" đứng dậy?
Xử lý nghiêm hành vi lợi dụng ảnh hưởng của bão số 3 để đầu cơ, găm hàng, tăng giá
CẢNH BÁO: Xuất hiện website, trang thông tin giả mạo MTTQ Việt Nam để trục lợi tiền ủng hộ
Hà Nội ra quân tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Tin khác
Giáo dục nghề nghiệp có nhiều chuyển biến
Việc làm 13/09/2024 10:54
Thị trường lao động tiếp tục phục hồi và tăng trưởng
Việc làm 12/09/2024 10:58
Cơ hội cho 1.000 lao động ngành nông nghiệp làm việc tại Australia
Việc làm 10/09/2024 10:51
8 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 164 ngàn người
Việc làm 08/09/2024 06:02
Nhiều rào cản tìm việc đối với lao động trẻ
Đề án Hà Nội 05/09/2024 07:21
Người lao động có thể được hưởng đến 490% lương nếu đi làm dịp lễ Quốc khánh 2/9
Việc làm 02/09/2024 17:28
Kiếm tiền triệu mỗi ngày dịp lễ Quốc khánh 2/9 ở Thủ đô
Việc làm 02/09/2024 17:16
Tiếp tục xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động
Việc làm 29/08/2024 14:53
Giải pháp khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”
Việc làm 27/08/2024 10:14
Tháng 7, thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho gần 21 nghìn lao động
Infographic 25/08/2024 17:08