Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em
![]() | Tích cực tham gia phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em |
![]() | Nâng cao nhận thức của cả cộng đồng |
![]() | Tập huấn phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em cho cán bộ công đoàn Thủ đô |
Mới đây, tại TPHCM, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức hội thảo đối thoại chính sách “Các tiêu chuẩn lao động quốc tế về lao động trẻ em hướng tới minh bạch chuỗi cung ứng trong bối cảnh hội nhập quốc tế”.
![]() |
Đại biểu chia sẻ và thảo luận tại hội thảo |
Đại diện Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cho biết, theo kết quả điều tra quốc gia năm 2012, Việt Nam có 1,75 triệu lao động trẻ em. Tỉ lệ trẻ em tham gia hoạt động kinh tế trong độ tuổi 5 -17 tuổi là 15,5%, trong đó có 42,6% là trẻ em gái và 57,4% là trẻ em trai. Tỉ lệ trẻ em tham gia hoạt động kinh tế trong độ tuổi 5 -17 tuổi được xác định là lao động trẻ em chiếm 62% trong số trẻ em có hoạt động kinh tế và chiếm 9,6% trẻ em trong độ tuổi từ 5 -17.
Ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động & Xã hội, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội nhìn nhận, tỉ lệ trẻ em tham gia hoạt động kinh tế, lao động trẻ em và lao động trẻ em làm các công việc có nguy cơ nặng nhọc, độc hại có xu hướng giảm mạnh. Khu vực kinh tế trẻ em tham gia lao động có sự thay đổi lớn, giảm mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp và gia tăng trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; trẻ em làm công việc nặng nhọc độc hại có xu hướng gia tăng ở nhóm những trẻ em không đi học, thôi học và tỉ lệ trẻ em làm công việc nặng nhọc, độc hại ở thành thị cao hơn ở nông thôn.
![]() |
Toàn cảnh hội thảo |
Trẻ em phải lao động sớm sẽ để lại nhiều hậu quả, gây ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất và tâm lý, đồng thời cản trở việc tiếp cận giáo dục, từ đó tác động tiêu cực tới tương lai của chính trẻ em cũng như việc thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em, đồng thời tác động tới nguồn nhân lực tương lai của đất nước.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận xung quanh các vấn đề đề liên quan đến việc làm bền vững để chăm lo người lao động; các vấn đề lao động trẻ em cũng như các giải pháp phòng ngừa đối với lao động động trẻ em và đề xuất các giải pháp không sử dụng lao động trẻ em.
Theo các đại biểu, để giảm thiểu lao động trẻ em, ngoài nội luật hóa toàn bộ các cam kết quốc tế và hoàn thiện hệ thống pháp lý về lao động trẻ em, cần tiếp tục triển khai các chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát lao động trẻ em; xây dựng các gói hỗ trợ lao động trẻ em và gia đình có lao động trẻ em…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Trường Đại học Công đoàn: Trao bằng cho tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân hoàn thành chương trình nghiên cứu, học tập xuất sắc

Kinh tế Thủ đô phục hồi mạnh mẽ trong quý II năm 2022

Phó Cục trưởng Cục An ninh đối nội làm Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh

Hà Nội: Bắt đầu cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu mới

Tăng cường mối quan hệ hợp tác phát triển bóng đá giữa Việt Nam và Pháp

Giá xăng được điều chỉnh giảm từ 110 - 411 đồng/lít trong chiều ngày 1/7

Tăng cường hỗ trợ, tạo thuận lợi tối đa cho phụ huynh
Tin khác

Hằng năm, có hơn 100 triệu lượt người khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được đảm bảo quyền lợi

Từ hôm nay, 1/7, chính thức tăng lương tối thiểu vùng

Gần 8.500 chỉ tiêu tại Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Long Biên năm 2022

Nhiều cơ hội thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản

Đảm bảo an sinh cho lao động giúp việc gia đình

Đã xác nhận cho hơn 1,2 triệu người lao động hưởng chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà

Triển khai hiệu quả tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách

Câu chuyện về người thợ điện Đào Minh Tuyến

Nhiều hoạt động thiết thực chăm lo người lao động trên địa bàn thành phố Thủ Đức
