Những tín hiệu tích cực cho tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh

Theo đánh giá của các chuyên gia, những tín hiệu phát triển kinh tế Việt Nam là đáng mừng, quan trọng là phải duy trì được nhịp, nếu phòng chống dịch không tốt, các hệ lụy khác sẽ nảy sinh.
Xuất nhập khẩu: Động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế đất nước Việt Nam phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế là 6,5% trong năm 2021

Trong bối cảnh Covid-19 tác động đa chiều, đợt dịch thứ 4 bùng phát, một số khu công nghiệp -khu chế xuất bị phong tỏa - cách ly, đe dọa đứt gãy chuỗi cung ứng… cơ quan thống kê quốc gia công bố những chỉ số kinh tế tháng 5 và 5 tháng đầu năm với nhiều điểm sáng, tạo ra luồng thông tin trái chiều trong dư luận: đồng thuận và băn khoăn. Nên nhìn nhận những con số thống kê mới theo chiều hướng nào là hợp lý? Quan trọng, động lực nào cho toàn nền kinh tế khi chúng ta không thể xác định điểm dừng của đại dịch?

Cách đây 2 tháng, ngay sau khi có số liệu thống kê tình hình kinh tế Quý 1 với GDP ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ 2020, các chuyên gia khuyến nghị: “Nỗ lực kéo giảm sự lây lan của dịch bệnh; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh; nâng cao chất lượng bộ máy quản lý nhà nước… là những giải pháp cần tiếp tục quan tâm, đặc biệt từ cấp địa phương - trên tinh thần tôn trọng các xu thế mới, tôn trọng thị trường nhiều hơn và đặt người dân vào trung tâm. Có như vậy, kinh tế đất nước mới sớm phục hồi và phục hồi bền vững sau đại dịch”.

Điều này có dần hiện hữu trong thực tế hay không, khi mà đợt dịch thứ 4 bất ngờ bùng phát - “đánh thẳng vào 1 số mắt xích quan trọng của nền kinh tế?”

Những tín hiệu tích cực cho tăng trưởng kinh tế, trong bối cảnh dịch bệnh. (Ảnh: KT)
Những tín hiệu tích cực cho tăng trưởng kinh tế, trong bối cảnh dịch bệnh. (Ảnh: KT)

Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Duy Bình cho rằng: “Quan điểm này vẫn còn nguyên giá trị. Những chỉ số duy trì được kinh tế vĩ mô, cơ bản lạm phát thấp so với các năm trước; thu chi ngân sách, cán cân thương mại, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại tệ và những chỉ số cân đối lớn ở tầm vĩ mô chúng ta cũng đã duy trì được, đặc biệt là chỉ số sản xuất công nghiệp duy trì được 2 con số - là mức cao hơn so với các năm trước. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài và đầu tư tư nhân vẫn mạnh trong bối cảnh khó khăn… khẳng định khống chế được dịch bệnh trong khoảng 4 tháng đầu năm đã có tác dụng tốt với sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế”.

Khẳng định nỗ lực từ tầm vĩ mô cùng khả năng thích ứng với tình hình thực tiễn đã và đang mang lại những tín hiệu tích cực cho toàn nền kinh tế giai đoạn tới, chuyên gia Lê Duy Bình lo ngại nguy cơ mất cân đối vĩ mô và tăng lạm phát, khi giá cả 1 số mặt hàng tiêu dùng và nguyên-nhiên, vật liệu vẫn thay đổi theo chiều hướng tăng.

Theo quy luật thông thường, những yếu tố mất cân đối này sẽ tác động ảnh hưởng đến đời sống người dân, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của giới doanh nhân-doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực ngành nghề và tác động thay đổi kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công – một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế. Chưa kể, chính sách tiền tệ-chính sách tài khóa cũng còn ít dư địa sau khi dốc lực cho các hoạt động phòng, chống dịch.

“Kinh tế Việt Nam đã trải qua 5 tháng đầu năm tương đối lạc quan. Xuất khẩu tăng trưởng so với cùng kỳ, ngoại thương duy trì được sự tăng trưởng, công ăn việc làm được phục hồi, GDP tiếp tục tăng trưởng. Thế nhưng từ nay đến cuối năm tình hình sẽ đi về đâu là điều rất khó lường. Chúng ta vẫn có thế mạnh trong xuất khẩu. Nhiều thị trường trên thế giới đang bị tác động mạnh bởi dịch bệnh nhưng rất nhiều nhu cầu hàng hóa đặc biệt là hàng nông sản, tiêu dùng vẫn cao, mà chúng ta mạnh về nông sản, tiêu dùng, điện tử… cần tiếp tục phát triển trong những tháng tới. Tuy nhiên, phải kiểm soát được dịch bệnh thì mới phát triển được” - TS. Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia kinh tế khẳng định.

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Quang Huân – Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội doanh nhân tư nhân Việt Nam nhìn nhận: “Nước nào bị ảnh hưởng nặng nề thì chuỗi cung ứng sẽ chuyển hướng sang các nước ổn định. Chúng ta đang xử lý tốt trong khi toàn cầu bị ảnh hưởng nặng. Tất nhiên trong trường hợp này chúng ta không thể lấy những bất lợi của đối tác thành thuận lợi của mình, nhưng rõ ràng cần phân tích tình hình để nắm bắt cơ hội. Về lâu dài có lẽ dịch không chỉ dừng ở đây, và những thắng lợi trong năm qua hoặc 5 tháng vừa rồi, chưa chắc đã là bài học tốt nhất cho thời gian tới.

Những tín hiệu phát triển kinh tế Việt Nam là đáng mừng, quan trọng là phải duy trì được nhịp. Chỉ cần phòng chống dịch không tốt, các hệ lụy khác sẽ nảy sinh. Ứng phó mệt hơn rất nhiều so với việc đoán trước, chuẩn bị trước để không phải chạy theo ngăn chặn”.

Không đơn thuần nhìn nhận động lực từ những con số thống kê, trong bối cảnh nguồn lực không dư dả, khó khăn bộn bề do dịch bệnh gây ra, PGS TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, niềm tin cùng sự nỗ lực trong doanh nhân-doanh nghiệp và sự đồng thuận của người dân chính là tín hiệu cộng hưởng - là động lực cho tăng trưởng kinh tế giai đoạn đầy khó khăn phía trước.

PGS TS Phạm Thế Anh khuyến nghị: “Thực hiện mục tiêu kép, tôi cho rằng vai trò của chính sách vĩ mô quan trọng. Bởi vì đối với doanh nghiệp các yếu tố khách quan họ không thể kiểm soát được. Chính sách vĩ mô nếu không làm tốt, gây ra những bất ổn về bong bóng giá tài sản hay lạm phát, khả năng hồi phục nền kinh tế sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Trong mọi tình huống cần phải giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, giữ được môi trường lạm phát và lãi suất thấp. Thứ hai nữa là tiếp tục đẩy nhanh cải cách môi trường kinh doanh để khi bệnh dịch gần chấm dứt hoặc chấm dứt hoàn toàn sẽ tạo đà hồi phục nhanh cho khu vực doanh nghiệp”.

Nhìn nhận khách quan về những giải pháp đang được đốc thúc triển khai nhằm hỗ trợ nền kinh tế, ngay từ cấp bộ, ngành, tỉnh, thành, nhiều chuyên gia cho rằng, không nên triển khai hỗ trợ đồng loạt. Cần khoanh vùng - xác định rõ những đối tượng cần được hỗ trợ: đó là người lao động và các doanh nghiệp, nhưng nên là những doanh nghiệp đang duy trì được hoạt động - đang tạo ra được việc làm và góp phần đảm bảo đời sống vật chất cho người lao động”./.

Theo Thu Trang/vov.vn

https://vov.vn/kinh-te/nhung-tin-hieu-tich-cuc-cho-tang-truong-kinh-te-trong-boi-canh-dich-benh-863987.vov

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xác định giới hạn sử dụng không gian ngầm

Xác định giới hạn sử dụng không gian ngầm

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), trong đó có vấn đề phân định rõ phạm vi không gian ngầm được phép sử dụng của người có quyền sử dụng đất, phạm vi không gian ngầm thuộc quyền quản lý, khai thác của Nhà nước.
Hàng nghìn nhà đầu tư đội mưa tới dự phiên tòa xét xử vụ Tân Hoàng Minh

Hàng nghìn nhà đầu tư đội mưa tới dự phiên tòa xét xử vụ Tân Hoàng Minh

(LĐTĐ) Ngày 19/3, tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm 15 vụ án xảy ra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh (Công ty Tân Hoàng Minh).
Cảnh báo dông, lốc, sét, mưa đá và mưa lớn cục bộ tại nội thành Hà Nội

Cảnh báo dông, lốc, sét, mưa đá và mưa lớn cục bộ tại nội thành Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 19/3, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia phát ra thông tin cảnh báo về dông, tố, lốc, sét, mưa đá và mưa lớn cục bộ trên phạm vi nội thành Hà Nội.
"Người một nhà", tái khẳng định sức hút của dòng phim gia đình

"Người một nhà", tái khẳng định sức hút của dòng phim gia đình

(LĐTĐ) Sức hút của "Người một nhà" đến từ những tình tiết đời thường, những xung đột gia đình tưởng chừng ai cũng gặp, nhiều tình huống hài hước đến kịch tính, đan xen những cảnh quay hành động. Nhưng trên hết, phim truyền tải thông điệp ý nghĩa về tình yêu thương, tình cảm gia đình.
Bãi bỏ các loại chứng chỉ không cần thiết, thu gọn chứng chỉ trùng lặp về nội dung

Bãi bỏ các loại chứng chỉ không cần thiết, thu gọn chứng chỉ trùng lặp về nội dung

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu bãi bỏ các loại chứng chỉ không cần thiết, thu gọn các loại chứng chỉ trùng lặp về nội dung; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính.
Phúc Thọ: Đảm bảo các xã hoàn thành tổ chức Đại hội Mặt trận Tổ quốc theo đăng ký

Phúc Thọ: Đảm bảo các xã hoàn thành tổ chức Đại hội Mặt trận Tổ quốc theo đăng ký

(LĐTĐ) Dự kiến Đại hội Mặt trận Tổ quốc huyện Phúc Thọ khóa XX sẽ được tổ chức 2 ngày, trong khoảng thời gian từ ngày 28/4-10/5 với khoảng 175 đại biểu và 150 khách mời.
Đại biểu băn khoăn nguy cơ vỡ Quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện

Đại biểu băn khoăn nguy cơ vỡ Quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện

(LĐTĐ) Trong bối cảnh trình độ quản lý của các doanh nghiệp còn hạn chế, mức độ rủi ro thị trường tài chính tiền tệ còn lớn, liệu có nguy cơ vỡ Quỹ bảo hiểm hưu trí bổ sung tự nguyện, gây mất mát toàn bộ tiền của người đầu tư hay không?

Tin khác

Giá xăng đồng loạt giảm, dầu tăng nhẹ từ 15h ngày 14/3

Giá xăng đồng loạt giảm, dầu tăng nhẹ từ 15h ngày 14/3

(LĐTĐ) Từ 15h ngày 14/3, giá xăng E5RON92 được điều chỉ giảm 22 đồng/lít, xuống mức 22.490 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 14 đồng/lít, xuống còn 23.543 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu đồng loạt được điều chỉnh tăng nhẹ.
Cập nhật giá vàng sáng 14/3: Áp lực chốt lời, giá vàng “rơi tự do”

Cập nhật giá vàng sáng 14/3: Áp lực chốt lời, giá vàng “rơi tự do”

(LĐTĐ) Giá vàng trong nước giảm mạnh tới 2 triệu đồng/lượng, xuống ngưỡng 78 - 80,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco ở mức 2.171,2 USD/ounce.
Vàng giảm giá sốc sau kỳ tăng tốc

Vàng giảm giá sốc sau kỳ tăng tốc

(LĐTĐ) Sau khi đã giảm mạnh trong phiên sáng nay (13/3), giá vàng chiều nay tiếp tục lao dốc và có cửa hàng đã xóa mốc 80 triệu đồng/lượng trên bảng điện tử giao dịch.
Giá xăng dầu ngày mai (14/3) sẽ được điều chỉnh giảm?

Giá xăng dầu ngày mai (14/3) sẽ được điều chỉnh giảm?

(LĐTĐ) Trong kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 14/3, theo giới phân tích, giá xăng dầu có thể được điều chỉnh giảm nhẹ. Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 sẽ giảm khoảng 50 - 150 đồng/lít; dầu diezen có thể tăng 100 đồng/lít.
Giá vàng vẫn không ngừng tăng tốc

Giá vàng vẫn không ngừng tăng tốc

(LĐTĐ) Sáng nay (12/3), giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng trên mốc 82 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn trên 71 triệu đồng/lượng.
“Nâng cấp” môi trường đầu tư để thu hút vốn FDI

“Nâng cấp” môi trường đầu tư để thu hút vốn FDI

(LĐTĐ) Các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp lớn rất quan tâm đến môi trường đầu tư kinh doanh, điều đó đặt ra cho Việt Nam cần “nâng cấp” môi trường đầu tư.
Giá vàng sẽ còn tăng?

Giá vàng sẽ còn tăng?

(LĐTĐ) Thời gian qua thị trường chứng kiến sự gia tăng chóng mặt của giá vàng, khi vàng miếng SJC vẫn đang vượt mốc 82 triệu đồng/lượng - mức cao chưa từng có trong lịch sử. Nhiều người không tin vào mắt mình khi nhìn bảng giá vàng điều chỉnh tăng liên tục trong ngày.
Chuyên gia hiến kế “ghìm” giá vàng

Chuyên gia hiến kế “ghìm” giá vàng

(LĐTĐ) Cuối năm 2023, khi giá vàng “phi mã” lên đến gần 70 triệu đồng/lượng, người dân hy vọng giá vàng sẽ được “ghìm cương”. Nhưng ngay từ đầu năm 2024, giá vàng lại một lần nữa vượt đỉnh, chạm mốc hơn 82 triệu đồng/lượng. Thị trường đang chờ đợi một giải pháp ổn định giá vàng. Báo Lao động Thủ đô có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Trung Khánh - Cố vấn cấp cao Hội đồng Vàng thế giới tại Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam.
Giá vàng "phi mã": Nên mua hay bán chốt lời?

Giá vàng "phi mã": Nên mua hay bán chốt lời?

(LĐTĐ) Sau Tết Nguyên đán, giá vàng trên thị trường “phi mã”, đặc biệt là vào trước ngày vía thần tài. Những tưởng rằng giá vàng sẽ giảm sau ngày này, nhưng bất chấp quy luật tự nhiên, vàng bất ngờ “phi mã”. Sáng nay (9/3), vàng đã lập kỷ lục mới ở mức 82 triệu đồng/lượng. Nhiều nhà đầu tư cá nhân như ngồi trên chảo lửa, không biết nên mua vào, bán ra chốt lời hay… ngồi chờ.
Điện thoại và linh kiện dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu

Điện thoại và linh kiện dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu

(LĐTĐ) Trong 2 tháng đầu năm 2024, với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 9,58 tỷ USD, điện thoại và linh kiện là mặt hàng đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu.
Xem thêm
Phiên bản di động