Những thói quen sai lầm khiến tủ lạnh thành ổ bệnh

Tủ lạnh là nơi để các gia đình cất giữ thức ăn, giúp thức ăn luôn tươi ngon. Tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng thì người dùng vô tình đã biến tủ lạnh trở thành ổ bệnh, làm thức ăn bị biến chất và gây hại cho sức khỏe con người.
nhung thoi quen sai lam khien tu lanh thanh o benh Đựng đồ ăn trong ngăn đá bằng túi ni lông liệu có hại?
nhung thoi quen sai lam khien tu lanh thanh o benh Những món ăn đã chế biến không nên để qua đêm kể cả trong tủ lạnh
nhung thoi quen sai lam khien tu lanh thanh o benh

PGS. TS. Nguyễn Duy Thịnh cho rằng “Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh chỉ là cách kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Làm cho quá trình sinh sôi phát triển của chúng bị chậm lại chứ không thể giết chết được vi khuẩn”.

Tuy nhiên những thói quen tưởng chừng như vô hại của người nội trợ khi lưu trữ thức ăn trong tủ lạnh không những làm mất dinh dưỡng của thực phẩm mà còn tạo ra nhiều vi khuẩn trong chính tủ lạnh nhà mình.

nhung thoi quen sai lam khien tu lanh thanh o benh
Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách để bảo vệ sức khỏe của chúng ta.

Dưới đây là một vài thói quen biến tủ lạnh thành nơi chứa vi khuẩn.

1. Lưu trữ hoặc cấp đông thực phẩm sai cách

Theo khuyến cáo của PGS Thịnh, thực phẩm sau khi đưa ra khỏi ngăn đá không nên cấp đông trở lại. Khi rã đông, vi khuẩn bị kìm hãm được giải phóng sẽ sinh sôi phát triển rất nhanh. Nếu cấp đông trở lại tủ vi khuẩn sẽ tiếp tục gia tăng về số lượng có thể gây ngộ độc cấp tính và một số bệnh lý khác cho cơ thể.

Cùng với đó bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi (Viện dinh dưỡng lâm sàng) cũng cho biết về nguyên tắc bảo quản thực phẩm an toàn, sau khi giết mổ gia cầm, gia súc xong, phải cấp đông càng sớm càng tốt. Thời gian để ngoài môi trường kéo dài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Lưu ý, không nên để thực phẩm trong tủ lạnh quá lâu vì dinh dưỡng có thể bị hư hao. Các gia đình chỉ nên mua lượng thực phẩm bảo quản trong tủ một tuần là tốt nhất.

Đối với rau xanh, thời gian bảo quản chỉ nên để 3-4 ngày. Rau xanh để càng lâu trong tủ lạnh sẽ làm mất đi các vitamin và khoáng chất, giảm giá trị dinh dưỡng.

2. Sử dụng bao ni lông để chứa thực phẩm trong ngăn đá

Theo PGS. TS. Nguyễn Duy Thịnh, ở Việt Nam, túi nylon thông thường được làm từ các loại nhựa tái chế. Vì thế nó không đảm bảo an toàn vệ sinh khi chứa đựng thực phẩm tươi sống, gây ra nhiều nguy cơ nhiễm chì và cadium... Sử dụng túi nylon để gói, bọc thực phẩm nói chung sẽ dẫn đến khả năng thôi nhiễm chất độc vào thực phẩm, gây hại sức khỏe khi chúng ta hấp thụ vào cơ thể”.

Có một sai lầm của các bà nội trợ hay gặp phải là việc tận dụng lại các túi nylon đựng thực phẩm khi mua ở chợ về. Chính quá trình ấy khiến cho các vi khuẩn bám vào thực phẩm nhiều hơn.

Thêm vào chúng ta nên chứa thực phẩm vào các túi vừa đủ dùng cho từng bữa, tránh tình trạng rã đông nguyên khối thức ăn mà chỉ cắt ra ăn ít rồi lại cấp đông lại. Với thực phẩm dù cấp đông lại nhưng độc tố tụ cầu đã chết ngấm vào thực phẩm, khi nấu chín vẫn có thể gây ngộ độc.

nhung thoi quen sai lam khien tu lanh thanh o benh
Sử dụng túi nylon để chứa thực phẩm có thể dẫn đến khả năng thôi nhiễm chất độc vào thực phẩm, gây hại cho sức khỏe. Ảnh: Nguyên Hà.

3. Không làm sạch thực phẩm

Thạc sĩ, bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi (Viện Dinh dưỡng Lâm sàng) cũng cho rằng quá trình giết mổ gia súc, vận chuyển, bán tới tay người tiêu dùng, thực phẩm dễ bị nhiễm vi khuẩn. Nếu không làm sạch trước khi bảo quản trong tủ lạnh sẽ khiến vi khuẩn lây lan sang các thực phẩm khác và bám vào tủ lạnh.

4. Để lẫn lộn thực phẩm với nhau

Đây là khuyến cáo của ThS.BS Lê Thị Hải - nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đưa ra các khuyến cáo.

- Sắp xếp thức ăn: Việc sắp xếp thức ăn như thế nào trong tủ lạnh cũng rất quan trọng. Cá, thịt sống bắt buộc phải để ngăn đá. Ở ngăn mát là thực phẩm đã nấu chín, tuy nhiên, trước khi cất chúng đi bạn nhớ phải đun lại, rồi để nguội, sau đó mới cho vào tủ lạnh.

- Thức ăn bảo quản nhất thiết phải có nắp đậy, bao bọc kỹ càng.

- Không để lẫn thức ăn sống chín vì có thể lây nhiễm chéo.

- Thực phẩm trong ngăn mát lấy ra phải nấu lại, không được ăn ngay.

5. Để trứng ở cánh tủ

Theo nghiên cứu, bạn không nên để trứng trong các khay trứng trên cánh tủ vì đây là vị trí có nhiệt độ cao hơn so với những nơi khác trong tủ. Theo các chuyên gia người Anh nói rằng trứng nên được làm lạnh và giữ ở kệ giữa nơi có nhiệt độ phù hợp (0,6-2,2 độ C) để các vi khuẩn ở vỏ trứng không có cơ hội xâm nhập vào trong trứng gây ung và hỏng trứng. Tốt nhất nên để trứng trong các hộp các tông chuyên dụng và cất ở các ngăn phía trên.

6. Mở tủ lạnh quá lâu

Đây là một trong những lý do làm tủ lạnh mất nhiệt. Chính vì vậy sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn thâm nhập. Một số vi khuẩn không ngừng sinh sôi trong tủ lạnh nên có thể là nguồn gây ngộ độc thực phẩm như khuẩn listeria (gây các triệu chứng giống bệnh cảm, nặng hơn là bệnh nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não) có thể phát triển ở nhiệt độ từ -1độC đến 4 độC và thường tồn tại trong các thực phẩm như phô mát mềm, thịt, cá…

7. Không vệ sinh tủ lạnh

Chứa quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh, làm khí lạnh trong tủ lạnh không lưu thông được, sẽ hạn chế quá trình bảo quản thức ăn. Cần vệ sinh, lau chùi tủ lạnh ít nhất 1 lần/tuần.

Theo Nguyên Hà/ plo.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội tăng cường kiểm tra, giám sát xe vận chuyển chất thải sinh hoạt

Hà Nội tăng cường kiểm tra, giám sát xe vận chuyển chất thải sinh hoạt

(LĐTĐ) Mới đây, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện về tăng cường đảm bảo vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn Thành phố.
Tổ chức chương trình nghệ thuật ánh sáng đặc biệt kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Tổ chức chương trình nghệ thuật ánh sáng đặc biệt kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể các điểm bắn pháo hoa, chương trình nghệ thuật ánh sáng đặc biệt vào tối 10/10/2024.
Trao giải Cuộc thi “Nét đẹp lao động qua ảnh” năm 2024

Trao giải Cuộc thi “Nét đẹp lao động qua ảnh” năm 2024

(LĐTĐ) Sau hơn một tháng triển khai, Cuộc thi “Nét đẹp lao động qua ảnh” năm 2024 với chủ đề “Nét đẹp trong lao động, sản xuất” đã thu hút được nhiều tập thể, cá nhân tham gia dự thi.
Sôi nổi Hội thi tổ liên gia phòng cháy chữa cháy quận Ba Đình

Sôi nổi Hội thi tổ liên gia phòng cháy chữa cháy quận Ba Đình

(LĐTĐ) Chiều 16/4, tại Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, UBND quận Ba Đình đã tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ "Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy" năm 2024.
Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược là cần thiết, nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý.
HLV Hoàng Anh Tuấn: Toàn đội cần tập trung tối đa tại Vòng chung kết U23 châu Á 2024

HLV Hoàng Anh Tuấn: Toàn đội cần tập trung tối đa tại Vòng chung kết U23 châu Á 2024

(LĐTĐ) Chiều nay, tại Qatar, Huấn luyện viên (HLV) trưởng Đội tuyển U23 Việt Nam Hoàng Anh Tuấn đã tham dự buổi họp báo trước Vòng chung kết U23 châu Á 2024. HLV Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh giải đấu này là cơ hội tốt đối với các cầu thủ trẻ để hướng đến tương lai, vì vậy, toàn đội cần tập trung tối đa để thể hiện màn trình diễn tốt tại Qatar.
LĐLĐ quận Nam Từ Liêm: Tập huấn về An toàn vệ sinh lao động và nghiệp vụ công tác công đoàn

LĐLĐ quận Nam Từ Liêm: Tập huấn về An toàn vệ sinh lao động và nghiệp vụ công tác công đoàn

(LĐTĐ) Chiều 16/4, Trung tâm Chính trị quận Nam Từ Liêm phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức Hội nghị tập huấn về An toàn vệ sinh lao động và lý luận nghiệp vụ công tác công đoàn cho gần 100 cán bộ Công đoàn cơ sở.

Tin khác

Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

(LĐTĐ) Từ ngày 15/4 đến 24/4, Hà Nội triển khai công tác khám sức khỏe định kỳ năm 2024 cho 2.807 cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý, cán bộ lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa…
Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

(LĐTĐ) Mặc dù chưa bước vào mùa sốt xuất huyết, nhưng từ đầu năm tới nay, trên địa bàn Thành phố đã ghi nhận 570 ca mắc, tăng so với cùng kỳ năm 2023. Ngành Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh chủ động, trong đó, cần đặc biệt chú ý diệt loăng quăng, bọ gậy.
Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

(LĐTĐ) Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, kiểm soát sự gia tăng số ca mắc mới và không để xảy ra trường hợp tử vong, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, giám sát công tác phòng chống căn bệnh này trên địa bàn huyện Ba Vì và huyện Đông Anh.
Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

(LĐTĐ) Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế tiếp đón người bệnh đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân (CCCD) gắn chip hoặc VneID.
Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 5/4 đến ngày 12/4), Thành phố ghi nhận 161 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, 0 ca tử vong, tăng 37 trường hợp so với tuần trước. Bệnh nhân phân bố rải rác ở 28 quận, huyện.
Hy hữu người phụ nữ có hai bàng quang

Hy hữu người phụ nữ có hai bàng quang

(LĐTĐ) Mới đây, các bác sĩ Khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho người bệnh nữ có 2 bàng quang. Khi mắc túi thừa bàng quang, người bệnh sẽ cảm thấy đau, nhiễm trùng tiết niệu nhiều lần và rối loạn tiểu tiện do nước tiểu không chảy hết ra ngoài mà đọng lại… Mặc dù là một bệnh lý hiếm gặp nhưng lại khiến người bệnh rất khó chịu, thậm chí có nguy cơ cao dẫn đến biến chứng nguy hiểm, bao gồm ung thư.
Hội nghị quốc tế về "Quản lý đường thở WAAM" lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị quốc tế về "Quản lý đường thở WAAM" lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

(LĐTĐ) Sự kiện diễn ra tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc và Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức vào ngày 13 và 14/4/2024 với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu thế giới về gây mê hồi sức.
Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc giải quyết sự cố y khoa thai nhi tử vong

Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc giải quyết sự cố y khoa thai nhi tử vong

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có công văn hỏa tốc liên quan đến sự cố ý khoa tử vong thai nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc (Hà Nội).
Bác sĩ nước ngoài học hỏi kỹ thuật mổ nội soi tuyến giáp “Dr Luong” tại Việt Nam

Bác sĩ nước ngoài học hỏi kỹ thuật mổ nội soi tuyến giáp “Dr Luong” tại Việt Nam

Vừa qua, ba học viên người nước ngoài đến từ các nước Anzerbaijan và Ấn Độ đã đăng ký tham gia khóa học kỹ thuật mổ nội soi tuyến giáp “Dr Luong” tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương.
Tự ý bỏ thuốc điều trị, bé trai 5 tuổi mắc hội chứng thận hư nguy kịch

Tự ý bỏ thuốc điều trị, bé trai 5 tuổi mắc hội chứng thận hư nguy kịch

(LĐTĐ) Sau 2 tuần tự ý ngừng sử dụng thuốc chống đông, bé trai mắc hội chứng thận hư kháng steroid bị rơi vào biến chứng nguy kịch với huyết khối toàn bộ tĩnh mạch.
Xem thêm
Phiên bản di động