Những hành vi cho thấy trẻ đang lo lắng

Khi còn là một đứa trẻ, chúng ta rất khó biết được tại sao mình lại làm những việc đã làm hoặc nghĩ những điều đã nghĩ. Và đối với những đứa trẻ đang phải vật lộn với chứng lo âu, thì việc nhận biết những ý nghĩ hoặc hành động nào là do lo lắng và hành động nào là để đối phó với lo lắng thậm chí còn khó khăn hơn.
nhung hanh vi cho thay tre dang lo lang Triết lý nuôi dạy con vừa thành công vừa hạnh phúc
nhung hanh vi cho thay tre dang lo lang Đừng kiệm lời khen con

Trong một số trường hợp, cả trẻ và những người xung quanh thậm chí không nhận ra là đang phải chiến đấu với điều gì.

Chỉ đến khi lớn hơn, chúng ta mới nhận ra rằng một số hành vi bắt nguồn từ lo âu, suy nghĩ quá nhiều và sợ hãi có thể là do lo âu.

Dưới đây là những chia sẻ của nhiều người về những hành vi họ từng có khi còn là một đứa trẻ mà những người khác có thể không nhận ra rằng chúng thực sự mã hóa cho thông điệp: "Tôi đang lo lắng."

nhung hanh vi cho thay tre dang lo lang

1. "Luôn khóc vì những thứ dường như chẳng phải lý do vì tôi không thể chỉ ra hoặc diễn tả lý do tại sao mình lại cảm thấy sợ hãi như vậy" - Raye H.

2. "Tôi cắn và bấu vào cánh tay và bàn tay. Rất nhiều. Tôi đánh vào đầu mình, đại loại như vậy. Những việc ấy khiến tôi xao nhãng khỏi cảm giác bứt rứt khó chịu mà tôi không thể mô tả bằng lời". - Ethan B.

3. "Không đi hoặc không muốn đi dự sinh nhật bạn bè hoặc chỉ là những buổi tụ tập" - Nova H.

4. "Tôi luôn luôn cau có, nhìn xuống đất, giữ khoảng cách với người khác và không nói chuyện. Tôi lớn lên với chứng lo âu trầm trọng và thay vì để mọi người nhận ra điều đó thì tôi gần như hoảng loạn trước bất kỳ sự chú ý và trò chuyện nào, mọi người đã chọn cách tin rằng tôi chỉ là có thái độ hoặc cau có thô lỗ với họ"- Kellyann N.

5. "Tôi sẽ đứng ở cầu thang cả nửa tiếng đồng hồ lấy can đảm để hỏi cha mẹ tôi một câu hỏi rất bình thường. Tôi cắn góc những tờ giấy. Tôi luôn căn áo sơ mi. Tôi không nhận ra mình đang làm gì cho đến khi tìm hiểu được thế nào là lo lắng và trầm cảm"- Charles D.

6. "Tôi sẽ hỏi ‘Tại sao bạn lại hét vào mặt tôi?' ngay cả khi họ không làm vậy. Khi không hiểu nỗi lo âu của mình khi còn nhỏ, mọi thứ đều giống như sự kết thúc của thế giới và tôi đã tự điều chỉnh bản thân để nghĩ rằng mọi người lúc nào cũng nổi khùng với mình"- Sarah S.

7. "Tôi thường trốn sau chân bố khi còn nhỏ. Sau đó, khi không còn làm thế được nữa, thì tôi trốn sau bất cứ thứ gì có thể ở chỗ tôi có thể nhìn thấy những gì đang diễn ra; ngay cả khi đó chỉ là một cuốn sách. Thật ngạc nhiên là tôi lại cảm thấy an toàn đến thế đằng sau một cuốn sách. Ngoài rào cản rõ ràng, tôi có thể lạc vào một thế giới khác nếu muốn, hoặc có thể nhìn và nghe mọi thứ mà không cần phải tương tác"- Lauren D.

8. "Tôi cần biết chúng tôi sẽ làm gì từng giây phút trong ngày. Tôi cần biết là có một kế hoạch và nó là gì. Tôi không bao giờ có thể đi đâu đó tùy hứng mà không cảm thấy vô cùng lo lắng" - Carina A.

9. "Bất cứ khi nào phải phát biểu gì đó trong lớp, bàn tay tôi sẽ ướt đẫm, lưng tôi sẽ ướt đẫm, và tôi sẽ cảm thấy chóng mặt vàmuốn ốm. Tôi sẽ liên tục nhìn quanh và sau đó không thốt ra được lời nào" - Bethany M.

10. "Không ngủ. Tôi bị thuyết phục rằng nếu ngủ thì một điều gì đó khủng khiếp sẽ xảy ra cho gia đình tôi. Giống như tôi có thể cứu họ miễn là tôi còn thức"- Rosie F.

nhung hanh vi cho thay tre dang lo lang

11. "Tôi sẽ trốn trong phòng vệ sinh nơi mà tôi thường cảm thấy buồn nôn hoặc run lẩy bẩy. Tôi sẽ cô lập với những đứa trẻ khác và tạo ra thế giới tưởng tượng của riêng mình để chìm đắm trong nỗi sợ hãi. Tôi sẽ viện ra những lý do để không phải đi ra ngoài để ăn, chơi ở nhà bạn hoặc đi du lịch bởi vì tôi khó cảm thấy an toàn ở bất cứ nơi nào trừ ở nhà "- Kaitlin T.

12. "Đi ngủ. Bố mẹ nghĩ rằng tôi thật là ngoan khi tự đi ngủ, nhưng việc này thực ra là để tránh một tình huống nào đó khiến tôi lo lắng. Thường là khi có khách. Tôi nghĩ rằng mình đã điều chỉnh bộ não để đáp lại sự lo lắng bằng mệt mỏi vì cho đến nay, tôi biết khi nào mình đang hơi hơi lo lắng vì nó sẽ khiến tôi buồn ngủ"- Sharon E.

13. "Tôi bị lo lắng một cách ám ảnh rằng điều gì đó tồi tệ sẽ xảy ra trong đêm, vì vậy tôi thường xuyên chạy vào phòng ngủ của bố mẹ để bắt họ nhắc lại xem chúng tôi an toàn trong nhà như thế nào. Vì vậy, “Nhà mình sẽ an toàn chứ?' là mật mã của tôi cho “Con thấy lo lắng và cần một sự trấn an'"- Erika H.

14. "Hy nghỉ học vì không cảm thấy khỏe. Tôi đã luôn có các triệu chứng thể chất của lo âu, nhưng khi ấy tôi không biết đó là lo âu. Tôi đã bị đau ở sườn đến mức muốn lăn ra sàn và khóc. Tôi cũng là đứa trẻ yêu cầu giáo viên cho làm việc nhóm một mình. Tôi ghét hỏi mọi người xem họ họ có muốn làm việc với tôi hoặc có muốn trở thành bạn của tôi không, vì vậy tôi không làm"- Elodie G.

15. "Tôi sẽ mân mê mọi thứ. Đặc biệt là với các ngón tay. Hoặc đi qua chúng hoặc theo dõi các vết hằn trên da. Chỉ là tôi luôn giữ các ngón tay hoặc bàn tay cử động"- Janell R.

16. "Vào những ngày phải thuyết trình ở trường, tôi sẽ giả vờ bị đau chân hoặc bị ốm. Khi lớn hơn và đến tuổi thiếu niên, tôi thường trốn những buổi này”. - Jenny D.

17. "Đầu óc trỗng rỗng, đặc biệt là trong những cơn hoảng loạn hoặc lo lắng cao độ. Tôi không thể đếm được điều này đã xảy ra bao nhiêu lần trong lớp học và ở nhà" - Anna J.

18. "Tôi có xu hướng nói dối. Tôi nói dối để làm cho câu chuyện của mình có vẻ đáng chú ý và vui hơn. Không ai chú ý đến tôi bởi vì tôi là “cô gái to con” trong trường. Tôi không muốn mọi người nhìn thấy sự lo lắng bên trong con người tôi và chỉ muốn mọi người thích tôi. Một vài năm tư vấn về chứng lo lắng âu chắc chắn đã có ích cho tôi" - Cassie M.

19. "Cắn móng tay, yên lặng và bất cứ khi nào trở nên lo lắng, tôi sẽ tìm thấy những thứ trong phòng (đồ chơi) có vết bẩn hoặc bị vỡ và giấu chúng đi. Đó là cách tôi thể hiện ​​sự lo lắng của mình. Tôi cũng hay bứt rứt và dễ nổi cáu" - Hannah S.

nhung hanh vi cho thay tre dang lo lang

20. "Tôi chỉ rất đáng thương đối với mọi người khi tôi lo lắng – cay độc và gần như thô lỗ. Tôi cũng thấy đầu óc trống rỗng - thậm chí không phải là ngủ mơ giữa ban ngày – mà là tâm trí của tôi sẽ trống trơn như thể nó đang cố tìm nút reset lại" - Melissa H.

21. "Tôi đi hàng tiếng đồng hồ mỗi lần. Vì bất cứ lý do gì, đi và nghe nhạc làm tôi xao nhãng khỏi thực tế là tôi đang lo lắng. Vấn đề là ở chỗ gia đình thấy phiền lòng vì biết tôi như vậy, vì vậy họ cố ép tôi phải dừng lại, khiến tôi càng lo lắng hơn. Họ dường như không muốn hiểu rằng điều đó là nhu cầu, chứ không phải là ý muốn của tôi" - Marie J.

22. “Tôi thường xuyên bị đau bụng và buồn nôn, và thường nhắc đi nhắc lại rằng mình cảm thấy không khỏe như thế nào. Tôi sẽ lặp lại với bố mẹ rằng tôi biết có điều gì đó không ổn. Tôi hủy các kế hoạch thường là do nhát gan và tôi thường xin lỗi vì những điều không cần phải xin lỗi - đi bộ quá chậm, quên lấy cái gì đó, không nhận được điểm A, không đồng ý…"- Jessica G.

23. "Tránh giao tiếp bằng mắt, nói lắp bắp và kéo vào các gấu áo sơ mi là những hành vi nhìn thấy được khi còn nhỏ. Tôi cũng là người nói luôn miệng để bù đắp cho sự im lặng không thoải mái hoặc khó chịu với các tình huống xã hội" - Lauren J.

24. "Tôi cắn ngón tay cái và mân mê khắp chiếc váy lụa. Bác sĩ nha khoa đã phải lắp dụng cụ trong miệng tôi để không cho tôi căn ngón tay, nhưng ngay lúc này khi đã 30 tuổi tôi vẫn đang mân mê khắp chiếc vỏ gối. Nếu không được sờ gối thì tôi căn môi hoặc cắn móng tay" - Christina V.

25. "Tôi luôn muốn kéo/gãi tai, việc đó giúp tôi trấn tĩnh. Rất có thể vì nó khiến tôi quá tập trung vào những gì đang làm. Tôi cũng gãi đầu gối. Thậm chí bây giờ đã có vài chiếc quần jean của tôi bị sờn vì việc này "- Kayla H.

26. "Tôi dứt móng tay và bàn tay rất nhiều - tôi cảm thấy tự chủ khi làm điều đó. Tôi không biết tại sao, tôi luôn làm vậy. Nó cho tôi cảm giác an toàn, giống như một đứa bé có chiếc chăn quen thuộc khiến nó cảm thấy an toàn. "- Jessica H.

27. "Tôi luôn muốn ở nhà. Thậm chí tôi còn tìm cách phá hỏng các kế hoạch sao cho chúng tôi có thể ở nhà thay vì đi ra ngoài để ăn hoặc làm bất cứ điều gì. Nếu điều đó không thành công, tôi sẽ giả vờ bị ốm" - Rachel C.

28. "Thực sự cáu kỉnh khi bố mẹ không đón tôi đúng giờ, hoặc khi họ nói họ sẽ không đón tôi đúng giờ. Cũng đặc biệt liên quan đến trường học và xe buýt. Tôi sẽ cảm thấy bực bội, bắt đầu khóc và không thể giải thích cho bất cứ ai."- Claire W.

29. "Tôi sẽ bấu vào cánh tay đến mức bầm tím. Đó là một sự xao nhãng đối với bản thân vì vậy tôi sẽ không khiến người khác chú ý khi đang cố. Điều đó rất tệ, tôi phải mặc áo giữ nhiệt ngay cả trong mùa hè. Nó xảy ra gần như hàng ngày mà không có gì báo trước" - Felix T.

30. "Tôi sẽ nổi mẩn. Vẫn như vậy. Không biết là đã bao lâu rồi, cứ khi nào bắt đầu lo lắng thì tôi lại nổi mẩn. Ngay cả khi tôi cảm thấy 'tốt', mẹ tôi sẽ biết không phải như vậy vì tôi sẽ bị nổi mản khắp người"- Katrina G.

31. "Không ngừng lập danh sách, viết tay hoặc đánh máy các quyển sách, địa chỉ, lời bài hát. Mọi người khuyến khích điều này như bí quyết của một đứa trẻ có tổ chức, nhưng đó đã là và vẫn là một sự ép buộc. "- Emily G.

32. "Tôi liếm răng thật nhiều. Đủ để gây ra các vết loét. Cả nhà tôi đều cười việc đó. Nhưng tôi vẫn làm. Tôi không biết cách nói cho họ biết tôi cảm thấy thế nào" - Nikki P.

nhung hanh vi cho thay tre dang lo lang

33. "Cứ mỗi khi mẹ tôi đi chơi với bạn thì tôi lại đuổi theo bà, la hét và cầu xin bà đừng đi và bám riết lấy chân bà. Và khi bà rời đi thì tôi gào khóc đến mức phát ốm"- Riley S.

34. "Tôi sẽ đọc. Mọi người đều chấp nhận vì đó là những gì tôi luôn làm, nhưng chắc chắn là tôi đã sử dụng sách như một lá chắn trước phần còn lại của thế giới khi tôi không thể đối phó được "- Andrea S.

Theo Cẩm Tú/dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Cầu Giấy: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024

Quận Cầu Giấy: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Tại Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024, Liên đoàn Lao động quận Cầu Giấy đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa như ký kết chương trình "Phúc lợi đoàn viên công đoàn", khám sức khỏe miễn phí và tặng quà cho đoàn viên vượt khó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Càng số hóa mạnh mẽ, càng tăng cường công khai, minh bạch

Càng số hóa mạnh mẽ, càng tăng cường công khai, minh bạch

(LĐTĐ) Thủ tướng đề nghị các Bộ trưởng, trưởng ngành, Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp phải quyết tâm cao hơn, chỉ đạo quyết liệt trong triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia, chú trọng "3 tăng cường" và "5 đẩy mạnh".
Nam Từ Liêm: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Nam Từ Liêm: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng (105 Tây Sơn, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”.
TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động".
Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

(LĐTĐ) Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy: “Thi đua là cách tốt nhất và thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ, thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm để thi đua mãi”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây đã chủ động phát động sâu rộng các phong trào thi đua trong đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn thị xã.

Tin khác

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/5/2024, nhiều Nghị định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Hội Nông dân Hà Nội và Lai Châu phối hợp quảng bá, tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP

Hội Nông dân Hà Nội và Lai Châu phối hợp quảng bá, tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP

(LĐTĐ) Hội Nông dân Hà Nội và Lai Châu hợp tác, ký kết chương trình phối hợp tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP, và phát triển nông thôn mới từ 2024 - 2028, sau khi thăm quan làng gốm Bát Tràng và mô hình trồng hoa.
Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn quảng cáo cờ bạc, cá độ trái phép trên truyền hình

Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn quảng cáo cờ bạc, cá độ trái phép trên truyền hình

(LĐTĐ) Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) có văn bản cảnh báo gửi tới các Đài phát thanh, truyền hình, các đơn vị hoạt động truyền hình, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền về việc kiểm soát, ngăn chặn quảng cáo cờ bạc, cá độ trái phép trên truyền hình.
Ngày Trái đất 2024: Hành tinh chống lại nhựa

Ngày Trái đất 2024: Hành tinh chống lại nhựa

(LĐTĐ) Năm nay, chủ đề của Ngày Trái đất trên toàn cầu có tên "Planet vs Plastic" (Hành tinh chống lại Nhựa), đặt mục tiêu giảm 60% sản lượng tất cả các loại nhựa vào năm 2040.
Mưa tháng Tư

Mưa tháng Tư

(LĐTĐ) Mưa tháng Tư, những giọt nước tinh khiết đánh thức cảm xúc, gợi nhớ ký ức và nuôi dưỡng tâm hồn phơi phới hy vọng.
Nghệ An vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác cai nghiện ma tuý

Nghệ An vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác cai nghiện ma tuý

(LĐTĐ) Nghệ An là một trong những tỉnh trọng điểm về tệ nạn ma tuý của cả nước. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 3.681 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, 390 người sử dụng trái phép chất ma túy.
3 chủ nhân giải thưởng VinFuture 2023 lọt Top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới

3 chủ nhân giải thưởng VinFuture 2023 lọt Top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới

(LĐTĐ) Tạp Chí Time công bố danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ). Đây là các nhà khoa học đã được VinFuture vinh danh nhờ công trình khám phá ra phương pháp điều trị bệnh tiểu đường, béo phì và thúc đẩy các liệu pháp điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh.
Nơi làm việc ấm áp tình thân

Nơi làm việc ấm áp tình thân

(LĐTĐ) 8 năm qua, Công ty Cổ phần (CP) Lương thực vật tư nông nghiệp Nghệ An thực hiện chính sách cho người lao động vay tiền để trang trải cuộc sống, để rồi người lao động nơi đây luôn cảm thấy may mắn khi có thêm một ngôi nhà ấm áp, đó là công ty.
Người nổi tiếng tiếp tay cho quảng cáo sai sự thật sẽ bị xử lý

Người nổi tiếng tiếp tay cho quảng cáo sai sự thật sẽ bị xử lý

(LĐTĐ) Trong những năm gần đây, không ít người nổi tiếng, nghệ sĩ đã tham gia giới thiệu, mời chào hoặc quảng cáo cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không đảm bảo chất lượng đã làm ảnh hưởng tới quyền lợi cũng như gây bức xúc trong nhân dân. Nhiều sản phẩm được quảng cáo có tác dụng điều trị bệnh dù chưa được Bộ Y tế cấp phép sản xuất, lưu hành tại Việt Nam.
Sắp diễn ra Đại hội Công nghiệp Dược liệu và Thẩm mỹ Quốc gia, lần II - Quảng Nam 2024

Sắp diễn ra Đại hội Công nghiệp Dược liệu và Thẩm mỹ Quốc gia, lần II - Quảng Nam 2024

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Techfest Quảng Nam 2024, từ 14/5 đến 18/5/2024, tỉnh Quảng Nam, Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia sẽ phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam tổ chức chuỗi các chương trình trong Đại hội Công nghiệp Dược liệu và Thẩm mỹ Quốc gia, lần II - Quảng Nam 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động