Nhìn từ những mất mát mang tên thiên tai
![]() | Khôi phục rừng tự nhiên giúp giảm thiệt hại thiên tai |
![]() | Thiên tai tiếp tục có những diễn biến phức tạp |
![]() | Triển khai ngay phương án ứng phó thiên tai |
Theo đánh giá của các ngành chức năng, trong những năm gần đây, thiên tai liên tục xảy ra khốc liệt và dị thường. Yếu tố tác động và những hệ lụy do thiên tai gây ra có xu hướng tăng cả về cường độ lẫn tần suất. Có thể kể đến hạn hán tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2015, đầu năm 2016 và bão lũ trong năm 2017, 2018.
![]() |
Người dân thuộc một số xã của huyện Chương Mỹ sống trong cảnh lụt lội. Ảnh: Đinh Luyện |
Dĩ nhiên, những khốc liệt do thời tiết cực đoan gây nên đã khiến thiệt hại rất lớn về người và của. Theo tính toán, chỉ riêng từ đầu năm 2018 đến nay, đã có 3 cơn bão, 4 áp thấp nhiệt đới xuất hiện, nhiều giông, lốc, sét làm hơn 18.500 nhà ngập, hư hỏng, hơn 90.800 ha lúa, hoa màu thiệt hại, 109 người chết và mất tích, tổng thiệt hại 2.500 tỷ đồng.
Tại cuộc tọa đàm “Phục hồi rừng tự nhiên: Điều kiện và yêu cầu cải thiện chính sách lâm nghiệp” do Trung tâm Con người và Thiên nhiên tổ chức cách đây ít lâu, các chuyên gia đã chỉ rõ, hiện tượng rừng suy giảm đã có tác động nhất định đến các yếu tố thiên tai cực đoan.
Theo đánh giá, hiện rừng tự nhiên đã giảm 5.726ha so với diện tích 10.242.141ha năm 2016. Kết quả đánh giá nhiều năm cho thấy, dù tổng diện tích rừng của Việt Nam tăng thuần từ 2004 đến 2016, nhưng rừng phòng hộ lại là đối tượng có những biến động âm lớn nhất về diện tích trong ba loại rừng, với tốc độ giảm diện tích trung bình khoảng 2%/năm. Đây là một nghịch lý.
![]() |
Các hiện tượng thời tiết ngày càng có xu hướng phát triển cực đoan. Ảnh. Đ.L |
Theo các chuyên gia, việc khai thác, chặt phá rừng nguyên sinh và rừng phòng hộ đã khiến nhiều cánh rừng trở nên trơ trụi. Các kiểu khai thác khoáng sản từ thủ công đến công nghiệp và xây dựng các công trình lấn chiếm lòng suối, làm giảm hoặc thậm chí mất hành lang thoát lũ là nhân tố quan trọng tạo ra nguy cơ nứt núi, lở đất, lũ quét.
Thế mới biết, thiên tai và con người, thời tiết cực đoan và những thiệt hại đi kèm là những thái cực có sự liên kết nhân quả với nhau. Làm sao để cải thiện tình hình? Nếu đem băn khoăn này hỏi bất kỳ ai, hẳn câu trả lời sẽ là phải chặn đứng việc tàn phá rừng, hủy hoại môi sinh, ngăn khai thác khoáng sản bừa bãi và hạn chế xây dựng thêm thủy điện… giải pháp luôn có và ai cũng ý thức được. Thế nhưng, từ những giải pháp đến hành động thực tế dường như vẫn còn những khoảng cách với muôn trùng khó khăn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Khánh Hòa: Khởi tố vụ án phá rừng hàng chục m3 gỗ

Huyện Thường Tín: Cần xử lý cán bộ, công chức vi phạm trong thực thi công vụ

Bảo đảm điều kiện thuận lợi nhất để người dân thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao

TP.HCM: Kịp thời đưa sản phụ từ xã đảo Thạnh An vào đất liền cấp cứu

Hoa Sơn tra - mùa hoa của Nậm Nghiệp

Tưng bừng không khí Đại hội Công đoàn cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Đẩy nhanh tiến độ thi công, Vinhomes thu hút dòng chuyển cư về các đại đô thị biển
Tin khác

Dọn “tổ” đón “đại bàng”
Bình luận 21/03/2023 13:02

Phải thu hồi đất dự án “trao tay”, “đắp chiếu”!
Bình luận 16/03/2023 11:42

Lương tăng, nhà giảm giá!
Bình luận 14/03/2023 08:44

Sửa đổi Luật đất đai, ba điều mong chờ
Bình luận 07/03/2023 10:05

Siết chặt thuế thu nhập từ kinh doanh online
Bình luận 02/03/2023 08:29

Nhà ở công nhân…
Bình luận 28/02/2023 10:56

Nỗ lực tìm lại vỉa hè cho người đi bộ
Bình luận 23/02/2023 20:30

Đại lộ sinh đại phú
Bình luận 21/02/2023 08:29

Đẩy nhanh các dự án giao thông, tạo sự bứt phá cho Thủ đô
Bình luận 18/02/2023 18:50

Xây dựng văn hóa tham gia giao thông an toàn
Bình luận 17/02/2023 18:08