Nhiều khó khăn trong công tác chống dịch sốt xuất huyết

Dịch bệnh sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp trên địa bàn TP Hà Nội. Riêng trong những ngày tháng 7 đã qua, trung bình mỗi tuần ghi nhận khoảng 1.200 ca mắc mới. Thế nhưng, công tác chống dịch ở nhiều nơi gặp không ít khó khăn...
nhieu kho khan trong cong tac chong dich sot xuat huyet Cách chống muỗi đơn giản để hạn chế sốt xuất huyết
nhieu kho khan trong cong tac chong dich sot xuat huyet Bộ Y tế: Dịch sốt xuất huyết cảnh báo diễn biến phức tạp, nguy hiểm

nhieu kho khan trong cong tac chong dich sot xuat huyet

Phun thuốc diệt muỗi đề phòng dịch sốt xuất huyết.

Dập dịch chưa triệt để

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến nay thành phố ghi nhận hơn 6.000 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 3 trường hợp tử vong. Tại một số quận, huyện như: Hoàng Mai, Đống Đa, Thanh Trì…, số người mắc sốt xuất huyết tăng từ 6 đến 10 lần so với năm 2016. PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội lo ngại, năm nay, mùa mưa đến sớm và sự gia tăng các công trình xây dựng với nhiều khu nhà trọ mọc lên khiến công tác chống dịch sốt xuất huyết không đơn giản… Môi trường sống ô nhiễm, xuất hiện nhiều ổ bọ gậy chính là nguyên nhân khiến muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Thông thường, đỉnh dịch sốt xuất huyết rơi vào tháng 9 và tháng 10.

Tuy nhiên, mới tháng 7 Hà Nội đã rơi vào đỉnh dịch đầu tiên trong năm. Dịch sốt xuất huyết trên địa bàn có thể kéo dài đến cuối năm 2017 và dự báo, vào tháng 9 và 11 tiếp tục có những đỉnh dịch mới. Trong khi đó, tại các quận, huyện, công tác chống dịch gặp không ít khó khăn. Quận Hoàng Mai hiện có số ca mắc cao nhất ở Hà Nội. Bà Nguyễn Thị Minh, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng quận chia sẻ, các công trình xây dựng có nhiều lán trại để công nhân ở, sinh hoạt.

Có nơi sau khi công nhân mắc sốt xuất huyết, chính quyền địa phương xuống khoanh vùng, dập dịch, hướng dẫn vệ sinh môi trường... nhưng, chỉ thời gian ngắn khi quay lại kiểm tra, mọi sự “đâu lại vào đấy”. Còn theo ông Khuất Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì, khó khăn trong công tác chống dịch là do "người không đủ, sức không có". Nơi tập trung nhiều ổ bọ gậy lại chính là những bình chứa nước trên mỗi nóc nhà. Dù vậy, không thể vận động người dân tháo gỡ.

Ngoài ra,việc phun hóa chất cũng cần phải kiểm soát lại quy trình. Theo phản ánh của nhiều người dân, có nơi quá trình phun thuốc diễn ra rất nhanh, thậm chí chưa xong, cán bộ đã rút. “Mức kinh phí phun thuốc được tính theo ca, cụ thể là 200.000 đồng/ca/ổ dịch. Vì vậy, phun nhanh sẽ được nghỉ sớm. Để tăng hiệu quả, việc phun hóa chất nên điều chỉnh thành 100.000 đồng/giờ. Nếu khoán theo giờ, cán bộ phun thuốc sẽ có trách nhiệm hơn, phun đúng quy trình”, ông Khuất Văn Sơn đề xuất. Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho rằng, dịch sốt xuất huyết gia tăng là do công tác dập dịch chưa triệt để.

Việc phun hóa chất rất hiệu quả với đàn muỗi chứa mầm bệnh. Thế nhưng, có nơi chỉ sau 2-3 ngày phun thuốc lại xuất hiện muỗi mới mang mầm bệnh. Điều này chứng tỏ việc diệt bọ gậy chưa tốt. Hiện có nhiều biện pháp phun thuốc diệt muỗi. Với máy phun cỡ lớn trên xe ô tô áp dụng cho những công trường xây dựng, còn máy phun đeo vai sẽ áp dụng cho từng ngõ xóm, từng hộ gia đình và phun mù nhiệt có hiệu quả ở các bãi đất trống, nhà trọ…

Hóa chất diệt muỗi được phun là loại tốt, máy phun chuyên dụng nhập từ Đức. Muốn tăng hiệu quả, theo ông Nguyễn Nhật Cảm, lực lượng trực tiếp đi phun phải được đào tạo, tập huấn và phải trả công đúng, đủ. Đối với lực lượng cộng tác viên đến từng nhà truy tìm và diệt bọ gậy cũng cần được chi trả thù lao xứng đáng. “Tôi được biết có phường ở quận Hoàng Mai hay Đống Đa chi phí cho cộng tác viên 10.000 đồng - 20.000 đồng/ngày. Như vậy, họ chỉ đến các hộ gia đình “ngó nghiêng” rồi về, việc diệt bọ gậy không triệt để được”, ông Nguyễn Nhật Cảm nêu vấn đề.

Khó mấy cũng phải làm

Số ca mắc sốt xuất huyết năm 2009 là 15.000-16.000 nhưng chỉ có 4 trường hợp tử vong. Năm 2015 có 15.000 trường hợp mắc nhưng không có trường hợp tử vong. Năm nay mới có hơn 6.000 trường hợp mắc nhưng đã có 3 người tử vong. Do đó, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh yêu cầu các bệnh viện cần tăng cường thêm giường bệnh, nhân lực, thuốc, đồng thời tổ chức tập huấn lại phác đồ điều trị của Bộ Y tế, từ phân loại, cách thức điều trị cho người lớn, trẻ em, khi nào truyền dịch, truyền bao nhiêu…

Với những bệnh nhân đang nằm điều trị tại các bệnh viện phải yêu cầu họ mắc màn. Vì khi muỗi đốt người bệnh rồi đốt người khác sẽ lây truyền bệnh. Bản thân các bệnh viện cũng phải tổ chức vệ sinh môi trường thường xuyên… Chống dịch sốt xuất huyết không phải là câu chuyện của một hay hai tháng mà là vấn đề của nhiều năm. Vì cứ 10 năm số ca mắc thường tăng gấp đôi, vì vậy khẩu hiệu: “Không có muỗi, không có lăng quăng thì không có sốt xuất huyết” không bao giờ cũ và đây là việc dễ làm.

Mỗi người dân nên thay nước bình hoa hằng ngày, chú ý diệt lăng quăng bằng thu dọn phế thải, chai, lọ, bình, vỏ xe… chứa nước đọng. Chỉ cần hai ngày là đủ để muỗi đẻ trứng và bắt đầu vòng đời mới. Để chống dịch đạt hiệu quả, ông Nguyễn Nhật Cảm đề xuất thành lập đội tình nguyện viên xung kích diệt bọ gậy, đồng thời hướng dẫn từng hộ gia đình tìm bọ gậy, diệt bọ gậy, diệt muỗi phòng, chống sốt xuất huyết. Mỗi tổ, cụm dân cư nên thành lập một đội 5-10 người. “Chống dịch không đơn giản nhưng khó mấy chúng ta cũng phải làm và phải vào cuộc quyết liệt hơn nữa”, ông Nguyễn Nhật Cảm khẳng định.

Lập bản đồ dịch tễ tại các xã, phường

Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đề xuất, để giám sát tốt các ổ bọ gậy - nơi sản sinh muỗi sốt xuất huyết, tại các xã, phường cần phải lập bản đồ dịch tễ, lập danh sách tất cả các hộ gia đình, các hộ có cho thuê trọ, gồm: Tổng số phòng thuê, số người thường xuyên ở trọ.

Ngoài ra, cần lập danh sách các công trường xây dựng, các bãi đất trống, các nghĩa trang, cơ quan, xí nghiệp, trường học, đình, chùa, miếu, chợ, khu dịch vụ, khu vui chơi, ăn uống... Sau đó, hằng tuần tổ chức diệt bọ gậy triệt để ở tất cả các khu vực trên.

Theo Thu Trang/hanoimoi.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự báo thời tiết ngày 24/4: Hà Nội nhiều mây, mưa rào và dông vài nơi

Dự báo thời tiết ngày 24/4: Hà Nội nhiều mây, mưa rào và dông vài nơi

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 24/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, ngày có mưa rào và dông vài nơi, nhiệt độ cao nhất là 31 độ.
Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Bắt tạm giam 1 nhân viên nhà máy xi măng

Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Bắt tạm giam 1 nhân viên nhà máy xi măng

(LĐTĐ) Công an tỉnh Yên Bái đã khởi tố bị can đối với Trần Mạnh Hùng, là nhân viên cân băng liệu của Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, để tiếp tục điều tra vụ tai nạn lao động làm 7 người chết.
Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản sơ cứu trẻ khi bị vết thương mạch máu

Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản sơ cứu trẻ khi bị vết thương mạch máu

(LĐTĐ) Để phòng tránh các tai nạn thương tâm xảy ra với trẻ, bên cạnh việc giáo dục và tạo không gian vui chơi an toàn cho trẻ, các bác sĩ khuyến cáo, bất kỳ ai cũng cần trang bị các kiến thức sơ cấp cứu các vết thương mạch máu. Mục đích của việc sơ cứu nhằm cầm máu, hoặc khống chế sự chảy máu cho trẻ, phòng hoặc điều trị sốc và tránh các biến chứng như nhiễm khuẩn,… có thể xảy ra.
Người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân được hưởng trợ cấp thế nào?

Người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân được hưởng trợ cấp thế nào?

(LĐTĐ) Người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân được trợ cấp 64.800.000 đồng và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định.
Hướng dẫn ghi Phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT

Hướng dẫn ghi Phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 cần đọc kỹ hướng dẫn để ghi Phiếu đăng ký dự thi chính xác, đồng thời phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã khai trong Phiếu.
Từ hôm nay (24/4), học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Từ hôm nay (24/4), học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Từ hôm nay (24/4) đến hết ngày 26/4, các trường phổ thông sẽ cấp cho học sinh đang học lớp 12 năm học 2023-2024 tài khoản và mật khẩu đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024. Học sinh có thể thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi ngay sau khi được cấp tài khoản và mật khẩu, đến hết ngày 28/4.
Hà Nội thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

Hà Nội thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐTBXH thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024.

Tin khác

Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản sơ cứu trẻ khi bị vết thương mạch máu

Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản sơ cứu trẻ khi bị vết thương mạch máu

(LĐTĐ) Để phòng tránh các tai nạn thương tâm xảy ra với trẻ, bên cạnh việc giáo dục và tạo không gian vui chơi an toàn cho trẻ, các bác sĩ khuyến cáo, bất kỳ ai cũng cần trang bị các kiến thức sơ cấp cứu các vết thương mạch máu. Mục đích của việc sơ cứu nhằm cầm máu, hoặc khống chế sự chảy máu cho trẻ, phòng hoặc điều trị sốc và tránh các biến chứng như nhiễm khuẩn,… có thể xảy ra.
Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

(LĐTĐ) Đồng hành cùng tổ chức Công đoàn Thủ đô, suốt 7 năm qua, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tổ chức nhiều đợt khám, tư vấn sức khỏe, phát thuốc miễn phí cho nữ công nhân lao động (CNLĐ) các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố. Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực, mang tới cơ hội chăm sóc sức khỏe quý giá cho CNLĐ Thủ đô.
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Công văn số 2045/BYT-KCB gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc trường đại học; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; y tế các bộ, ngành bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sắp tới.
Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

(LĐTĐ) Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (37 tuổi) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy filler vào vùng mũi, má tại một spa của “người quen”. Một giờ sau khi tiêm filler, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau nhức và tắc mạch…
Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần (từ ngày 12 đến 19/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 195 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 34 trường hợp so với tuần trước.
Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

(LĐTĐ) Chiều 18/4, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã công bố kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ có thư khen gửi tới các cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế của các bệnh viện, Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia sau thành công ca điều phối, ghép tạng từ người cho chết não cứu sống 7 người vừa qua.
Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

(LĐTĐ) Từ ngày 15/4 đến 24/4, Hà Nội triển khai công tác khám sức khỏe định kỳ năm 2024 cho 2.807 cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý, cán bộ lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa…
Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

(LĐTĐ) Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, kiểm soát sự gia tăng số ca mắc mới và không để xảy ra trường hợp tử vong, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, giám sát công tác phòng chống căn bệnh này trên địa bàn huyện Ba Vì và huyện Đông Anh.
Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

(LĐTĐ) Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế tiếp đón người bệnh đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân (CCCD) gắn chip hoặc VneID.
Xem thêm
Phiên bản di động