Nguy cơ “dịch chồng dịch” trong mùa Đông Xuân

(LĐTĐ) Cùng với dịch Covid-19, các dịch sốt xuất huyết, bạch hầu, sởi… đang có nguy cơ lan rộng, nhất là khi mùa Đông Xuân sắp tới. Do đó, ngành Y tế cùng cả nước đã và đang tập trung ngăn chặn nguồn lây, quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng dịch, tránh nguy cơ bùng phátdẫn tới trình trạng “dịch chồng dịch” nguy hiểm.
Hà Nội họp trực tuyến toàn thành phố về phòng chống Covid-19
Chống dịch Covid - 19 bằng cả tấm lòng

Nhiều bệnh có nguy cơ bùng phát thành dịch

Đánh giá tại Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2020 do Bộ Y tế tổ chức vừa qua, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết: “Sắp tới là mùa Đông Xuân với thời tiết rất thuận lợi cho dịch bệnh phát triển; trong khi nhiều bệnh truyền nhiễm vẫn đang ghi nhận các ổ dịch rải rác, dễ bùng phát thành dịch. Nếu không quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng dịch, rất dễ xảy ra nguy cơ dịch chồng dịch”.

Nguy cơ “dịch chồng dịch” trong mùa Đông Xuân
Tiêm phòng vắc xin cho trẻ tại Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội. (Ảnh: Phạm Hùng).

Cụ thể, theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, tính từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 198 ca bệnh bạch hầu, trong đó có 4 ca tử vong (Đắk Nông 2 ca, Gia Lai 1 ca, Kon Tum 1 ca); các ca bệnh tập trung chủ yếu ở 3 khu vực chính là: Tây Nguyên, miền Trung, miền Nam. Đặc biệt từ tháng 6 đến nay, số ca bệnh tại khu vực Tây Nguyên đã tăng nhanh rõ rệt, phân bố rải rác ở các nhóm tuổi, chủ yếu là những người không rõ tiền sử tiêm chủng, hoặc chưa được tiêm phòng vắc xin bạch hầu.

Trong khi đó, hiện cả nước cũng đang ghi nhận gia tăng số người mắc sốt xuất huyết. Trong 3 tuần gần đây, số ca mắc đang có xu hướng tăng lên đã gần với ngưỡng cảnh báo dịch. Cụ thể, tích luỹ tuần 37 năm 2020, cả nước đã ghi nhận tổng cộng 70.585 ca mắc sốt xuất huyết, thấp hơn cùng kỳ năm 2019 (năm 2019 là 200.426 ca). Các ca bệnh tập trung chủ yếu ở một số tỉnh miền Trung, miền Nam như: Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Đồng Nai, Kon Tum, Khánh Hoà, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội… Tuy nhiên, hiện chưa có bất thường về diễn biến dịch, xu hướng gia tăng ca mắc vẫn theo chu kỳ như hàng năm.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 11 là giai đoạn “nóng” của dịch sốt xuất huyết khi thời tiết vào mùa mưa, khí hậu rất thuận lợi cho muỗi vằn truyền bệnh sinh sôi, phát triển. Trong khi đó, việc phòng, chống dịch sốt xuất huyết bằng cách diệt loăng quăng, diệt muỗi năm nào cũng được tuyên truyền, nhưng do ý thức của cộng đồng chưa cao. Các chiến dịch diệt bọ gậy ở một số địa phương chỉ mang tính hình thức, không duy trì được lâu dài, bền vững. Đặc biệt, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên thời gian qua, việc giám sát, kiểm tra phòng, chống sốt xuất huyết tại nhiều địa phương cũng bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hoá, di biến động dân cư làm tăng nguy cơ lan rộng dịch bệnh và khó quản lý, kiểm soát nguồn truyền bệnh.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Việt Nam đang tiếp tục thực hiện mục tiêu kép vừa phát triển kinh tế xã hội vừa đảm bảo phòng chống dịch. Hiện ngành y tế đã làm tốt công tác phòng chống dịch Covid-19, nhưng cùng với đó cũng không được lơ là với các dịch bệnh khác. Việt Nam quyết tâm không để một địa phương nào xảy ra “dịch chồng dịch”. Các cấp, các ngành và nhất là người dân không được lơ là, chủ quan với các dịch bệnh. Đồng thời, phải tập trung công tác ngăn chặn nguồn lây hiệu quả.

Theo đó, nguy cơ bùng phát dịch tại mỗi khu vực, vùng miền là khác nhau, vì vậy, ngành y tế cần đánh giá kỹ lưỡng tình hình và yếu tố nguy cơ bùng phát dịch tại từng khu vực, từng thành phố và làm rõ những tồn tại, vướng mắc, nguyên nhân tiềm ẩn bùng phát dịch trong thời gian qua để có biện pháp phòng chống phù hợp. Trên cơ sở phân tích này, ngành y tế sẽ đề xuất các hoạt động, biện pháp trọng tâm trong phòng dịch để nâng cao hiệu quả chống dịch.

Phát hiện, xử lý triệt để ổ dịch

Việc chủ động trong giám sát ca bệnh, thực hiện các biện pháp phòng dịch, sát sao đến từng người dân là biện pháp quan trọng trong ngăn chặn các dịch bệnh bùng phát. “Cuộc chiến chống Covid-19 đã cho thấy, tầm quan trọng của việc giám sát và phát hiện sớm ổ dịch để khoanh vùng, truy vết và dập dịch. Đây cũng là chiến lược trong phòng, chống và ứng phó với các dịch bệnh khác. Bên cạnh đó, việc duy trì và nâng cao tỷ lệ tiêm chủng mở rộng và đảm bảo an toàn tiêm chủng phòng bệnh cũng vô cùng quan trọng”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhận định.

Theo báo cáo về tình hình dịch bệnh của Sở Y tế Hà Nội, trong tuần từ ngày 14/9 đến 20/9, trên địa bàn thành phố ghi nhận 393 trường hợp mắc sốt xuất huyết, giảm 6 trường hợp so với tuần trước đó. Các ca mắc phân bố tại 157 xã, phường, thị trấn. Như vậy, từ đầu năm 2020 đến nay, Thành phố ghi nhận 2.594 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 2 ca tử vong.

Theo đó, với các dịch bệnh đã có vắc xin, công tác tiêm chủng được đánh giá là yếu tố quan trọng hàng đầu để phòng bệnh hiệu quả. Như vừa qua, dịch bạch hầu xảy ra ở một số địa phương đa số là ở “vùng lõm tiêm chủng”. Do vậy, vấn đề đặt ra là các biện pháp duy trì tỷ lệ tiêm chủng và nâng cao tỷ lệ này đặc biệt tại các “vùng lõm”. Để đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng, Chương trình Tiêm chủng mở rộng đã tổ chức tiêm bù cho các trẻ chưa được tiêm đầy đủ, tổ chức tiêm vét cho các địa phương bị hoãn tiêm do dịch Covid-19. Hiện theo lịch, các trạm y tế đã tổ chức 2 lần trong 1 tháng, vì vậy những trẻ hoãn tiêm nên tiêm bổ sung ngay trong tháng để đảm bảo miễn dịch phòng bệnh. Đặc biệt, mũi vắc xin phòng bệnh bạch hầu cũng đang được nỗ lực triển khai tại 35 tỉnh thành phố.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương: Đối với các bệnh truyền nhiễm, việc tiến hành khoanh vùng, dập dịch càng sớm càng tốt; trong vòng 24 giờ khi phát hiện ca bệnh nghi ngờ, cần phải cách ly ngay, điều tra, xét nghiệm, triển khai ngay các biện pháp phòng dịch. Khi có ca bệnh truyền nhiễm xuất hiện, các địa phương phải có hệ thống giám sát, tăng cường cắm chốt ngay tại ổ dịch chứ không chỉ qua điện thoại.

Qua kinh nghiệm phòng chống dịch Covid-19 cho thấy, hoạt động của các tổ chống dịch cộng đồng cực kỳ hiệu quả. Đây là cầu nối đến từng hộ gia đình, giúp người dân yên tâm tin tưởng thực hiện các biện pháp phòng dịch. “Việc thành lập các tổ cộng đồng mà nòng cốt chính là người dân ngay tại cộng đồng giúp cho việc “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, giám sát chủ động các người nghi ngờ để có các biện pháp phòng dịch ngay lập tức. Vì vậy, những nơi nào đã có các tổ phòng dịch cộng đồng cần tiếp tục phát huy, áp dụng trong các dịch bệnh có nguy cơ hiện nay”, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nhấn mạnh.

Đối với dịch sốt xuất huyết, các chuyên gia cũng khuyến cáo quan trọng nhất vẫn là nâng cao ý thức tự phòng bệnh của người dân tại các hộ gia đình, đẩy mạnh chiến dịch diệt bọ gậy, loăng quăng để cắt nguồn truyền bệnh là muỗi vằn. Đặc biệt, các địa phương tăng cường tổ chức chiến dịch theo quy mô lớn, duy trì hoạt động diệt bọ gậy hàng tuần ở các khu vực có nguy cơ cao. Bên cạnh đó, người dân cũng cần lưu ý không tự điều trị bệnh, tránh các biến chứng nặng và hậu quả đáng tiếc xảy ra./.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Long Biên: Tập huấn nghiệp vụ công tác tài chính và kiểm tra cho cán bộ Công đoàn cơ sở

Quận Long Biên: Tập huấn nghiệp vụ công tác tài chính và kiểm tra cho cán bộ Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 19/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phối hợp với Trung tâm Chính trị quận tổ chức Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tài chính, kiểm tra Công đoàn năm 2024 cho gần 300 cán bộ làm công tác công đoàn và tài chính Công đoàn cơ sở.
LĐLĐ huyện Chương Mỹ: Khen thưởng 24 tập thể, 61 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

LĐLĐ huyện Chương Mỹ: Khen thưởng 24 tập thể, 61 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

(LĐTĐ) Sáng 19/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ đã tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2023; nghe nói chuyện chuyên đề về “Xây dựng và giữ gìn hạnh phúc gia đình trong thời kỳ mới” cho các cán bộ, đoàn viên, người lao động.
Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người đi xe đạp

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người đi xe đạp

(LĐTĐ) Căn cứ theo quy định pháp luật, người điều khiển xe đạp mà trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn vẫn sẽ bị phạt vi phạm nồng độ cồn theo quy định.
Biến nơi đổ rác thành công viên

Biến nơi đổ rác thành công viên

(LĐTĐ) Khu vực bờ vở sông Hồng, dưới chân cầu Long Biên trước đây là bãi đất hoang phế với rác thải ngập ngụa, nay đã thay một diện mạo mới, trở thành công viên để trẻ em vui chơi, người già tập thể dục...
Chăm lo đời sống đoàn viên

Chăm lo đời sống đoàn viên

(LĐTĐ) Trong những năm qua, Ban Chấp hành Công đoàn Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Mỹ Đức (Hà Nội) đã có nhiều cách làm hay trong việc quan tâm, chăm lo đời sống đoàn viên, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường cũng như nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Việt Nam đăng cai tổ chức Nam vương Thế giới 2024

Việt Nam đăng cai tổ chức Nam vương Thế giới 2024

(LĐTĐ) Sau thành công khi đăng cai Miss Grand International, Sen Vàng tiếp tục là đơn vị đăng cai tổ chức Mr World 2024 - Nam vương Thế giới 2024 vào tháng 9/2024.
Ngăn chặn xu hướng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật

Ngăn chặn xu hướng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật

(LĐTĐ) Những đứa trẻ trong độ tuổi phát triển nhanh chóng về thể chất nhưng về tâm sinh lý có những bất ổn, thậm chí nổi loạn, thiếu kỹ năng kiểm soát cảm xúc dẫn đến thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật có tính chất côn đồ, manh động… gây nhiều nỗi lo, bức xúc trong mỗi gia đình và toàn xã hội. Ngăn chặn xu hướng trẻ hóa tội phạm trước hết cần sự quan tâm đặc biệt từ gia đình.

Tin khác

Bệnh đường hô hấp gia tăng khi giao mùa

Bệnh đường hô hấp gia tăng khi giao mùa

(LĐTĐ) Thời tiết và nhiệt độ thay đổi thất thường, cộng thêm nồm ẩm là điều kiện thuận lợi để các bệnh lý nền mạn tính tiến triển nặng, tăng nguy cơ tái phát bệnh cơ xương khớp, gây ra nguy cơ bệnh chồng bệnh. Đặc biệt, trong thời tiết nồm ẩm như hiện nay, tình trạng người dân, nhất là người già, trẻ nhỏ mắc các bệnh về đường hô hấp có xu hướng gia tăng.
TP.HCM: Không đủ tiêu chuẩn chất lượng, hàng loạt mỹ phẩm bị thu hồi

TP.HCM: Không đủ tiêu chuẩn chất lượng, hàng loạt mỹ phẩm bị thu hồi

(LĐTĐ) Sản xuất mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng, không đáp ứng yêu cầu chất lượng về chỉ tiêu giới hạn vi sinh vật, hàng loạt mỹ phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa bị thu hồi.
Cứu sống bé trai bị đàn bò giẫm dập lách, rách phổi

Cứu sống bé trai bị đàn bò giẫm dập lách, rách phổi

(LĐTĐ) Phụ cha lùa bò, bé trai 10 tuổi bị khoảng 20 con bò giẫm đạp, khiến dập lá lách, rách phổi và tràn dịch ổ bụng.
Hà Nội đã có 17 ca mắc ho gà, bác sĩ chỉ cách phòng bệnh

Hà Nội đã có 17 ca mắc ho gà, bác sĩ chỉ cách phòng bệnh

(LĐTĐ) Tính từ đầu năm đến nay trên địa bàn Hà Nội đã có 17 trường hợp mắc ho gà, trong khi cả năm 2023 chỉ có 1 ca và năm 2022 không có ca bệnh. Các chuyên gia y tế cho rằng, tiêm vắc xin là giải pháp phòng bệnh ho gà hiệu quả.
Một phụ nữ tử vong sau khi làm đẹp tại Bệnh viện Thẩm mỹ JK Nhật Hàn

Một phụ nữ tử vong sau khi làm đẹp tại Bệnh viện Thẩm mỹ JK Nhật Hàn

(LĐTĐ) Một phụ nữ thực hiện căng da làm đẹp tại Bệnh viện Thẩm mỹ JK Nhật Hàn, (địa chỉ số 31 Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) bị tai biến và tử vong sau đó.
Tình trạng bệnh nhân suy thận mạn ngày càng trẻ hóa

Tình trạng bệnh nhân suy thận mạn ngày càng trẻ hóa

(LĐTĐ) Trước đây, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người có độ tuổi ngoài 60 thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ có độ tuổi từ 18 - 30 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh suy thận ngày càng tăng, chiếm từ 20 - 30%.
Cấp cứu một thai phụ bị hôn mê do biến chứng tiểu đường thai kỳ

Cấp cứu một thai phụ bị hôn mê do biến chứng tiểu đường thai kỳ

(LĐTĐ) Theo tin từ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, đơn vị vừa cấp cứu thành công cho thai phụ L.T.H (34 tuổi, ở Hà Nội). Thai phụ đã phải trải qua một lần vượt cạn đầy lo âu và nguy hiểm do biến chứng tiểu đường thai kỳ khi không được phát hiện sớm.
Gia tăng ca tử vong do bệnh dại

Gia tăng ca tử vong do bệnh dại

(LĐTĐ) 2 tháng đầu năm 2024, cả nước ghi nhận 22 trường hợp tử vong do bệnh dại, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023.
Nhiều thành tựu trong Y tế - Giáo dục

Nhiều thành tựu trong Y tế - Giáo dục

(LĐTĐ) Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội, sự nghiệp giáo dục, y tế của Thủ đô tiếp tục phát triển và đạt nhiều thành tựu quan trọng. Thành phố luôn coi trọng phát triển 2 lĩnh vực mũi nhọn trên nhằm từng bước nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Kích hoạt “báo động đỏ” cứu sống bệnh nhi 14 tuổi thủng tim, thủng phổi

Kích hoạt “báo động đỏ” cứu sống bệnh nhi 14 tuổi thủng tim, thủng phổi

(LĐTĐ) Bệnh nhi 14 tuổi tự dùng dao đâm thủng tim, thủng phổi vừa được các bác sĩ kích hoạt “báo động đỏ” cứu sống.
Xem thêm
Phiên bản di động