Người vác "tù và" trên đôi vai nhỏ bé

(LĐTĐ) Nhắc đến tên bà Trần Thị Ái, nay đã ngoài 70 tuổi, các cán bộ công tác ở phường Bách Hoa (Hà Nội) ai cũng biết. Một cụ bà nhỏ bé có mái tóc ngắn gọn gàng, đôi mắt ấm áp và nụ cười hiền hậu. Mọi người đều nói, bà là người “vác tù và” nhiệt tình nhất khi đã bước vào lứa tuổi tim đập chân run.  
nguoi vac tu va tren doi vai nho be Cô giáo Quản Thị Thực- Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo
nguoi vac tu va tren doi vai nho be Triển khai thi viết về gương điển hình tiên tiến, “Người tốt, việc tốt” năm 2019
nguoi vac tu va tren doi vai nho be Hơn 10 năm làm công tác thiện nguyện

Bà Trần Thị Ái sinh thời là người con gái gốc Huế, quê hương Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy được sinh ra ở vùng biển Nha Trang nhưng những nét Huế dịu dàng vẫn ăn sâu vào từng cử chỉ và giọng nói của bà. Năm 1954 bà theo gia đình tập kết ra Bắc.

Năm 1957 trở thành cô sinh viên khoa Hóa – Thực phẩm của trường Đại học Bách khoa. Sau khi tốt nghiệp bà ở lại trường Bách Khoa làm công tác giảng dạy và cống hiến hết mình cho công cuộc đào tạo thế hệ sinh viên đầu tiên của đất nước. Năm 1965 bà chuyển công tác sang làm tại XN giấy ảnh Bình Minh - Bộ Công nghiệp và giữ chức vụ Phó Giám Đốc cho đến khi nghỉ hưu.

nguoi vac tu va tren doi vai nho be
Bà Trần Thị Ái

Bà tâm sự, trong suốt quãng thời gian là cán bộ giảng dạy tại trường đại học cũng như làm công tác quản lý tại cơ quan, bà luôn đặt vị trí tinh thần của cán bộ công nhân viên lên hàng đầu. Đối với bà, tinh thần cũng quan trọng như vật chất. Những hoạt động văn hóa tinh thần càng nhiều thì công việc sản xuất vật chất càng hăng say. Chính vì vậy, bà luôn chú trọng đến phong trào văn hóa văn nghệ của cơ quan, đoàn thể và tham gia nhiệt tình.

Vào năm 2000, bà bắt đầu tham gia công tác mặt trận tại phường Bách Khoa, được sự tín nhiệm của nhân dân và các cấp lãnh đạo phường, năm 2012 bà được giao trọng trách làm Trưởng ban công tác mặt trận. Vận động, tập hợp các đoàn thể, cùng thực hiện các nhiệm vụ Kinh tế - Xã hội, An ninh – Quốc phòng của phường, thực hiện nhiệm vụ toàn dân đoàn kết, xây dựng văn hóa đời sống ở khu dân cư và nhiều cuộc vận động khác như hiếu hỉ, lễ hội, tham quan… chủ yếu là đời sống tinh thần của nhân dân, nhiệm vụ nào bà cũng làm nhiệt tình và cống hiến hết mình. Bà nói đùa rằng, mặc dù đã già nhưng bà vẫn cống hiến như thời thanh xuân.

Vai trò của mặt trận là cùng các đoàn thể cùng nhau thống nhất chương trình hành động, để đạt hiệu quả cao. Nhiều năm tham gia công tác bà được nhiều giấy khen, bằng khen các cấp như năm 2015 được của tịch UBND quận Hai Bà Trưng tặng giấy khen người tốt việc tốt. Năm 2014 được chủ tịch UBND quận tặng giấy khen về công tác khuyến học…

Là người quan tâm đến giá trị tinh thần của cơ quan đoàn thể cũng như người dân, từ năm 2005, bà Trần Thị Ái đã tổ chức một đội văn nghệ để tham gia các hoạt động đoàn thể. Có lẽ không ở đâu lại có được một đội văn nghệ với những cây văn nghệ đều ở lứa tuổi 50, 60 như ở đây. Vấn đề dàn dựng tiết mục, trang phục của đội luôn là điều mà bà trăn trở nhất.

Làm thế nào để các thành viên của đội văn nghệ có thể có những tiết mục hay, hoành tráng, được dàn dựng công phu trong khi cả về cơ sở vật chất, thời gian và tuổi trẻ đều không có? Tổ chức một đội văn nghệ trẻ tuổi đã khó mà ở đây lại là một đội với những chị em nhiệt tình toàn U60 cũng là một bài toán nan giải.

Bằng tâm huyết của chính mình, bà đã học hỏi, tự mày mò và dàn dựng những tiết mục văn nghệ công phu bao gồm cả hát, múa, trang trí sân khấu một cách chuyên nghiệp. Trang phục của đội không có kinh phí để mua, bà đi vận động và tự bỏ tiền ra để may trang phục biểu diễn.

Ở tuổi 70, bà đi học đánh đàn organ để phục vụ đội văn nghệ tập dượt các tiết mục trước khi biểu diễn. Bà sáng tác nhạc, phổ thơ của đồng nghiệp đi trước vừa để tri ân vừa để phong phú thêm các tiết mục. Sáng tác của bà từng đoạt giải ba liên hoan văn hóa văn nghệ của quận.

Chủ tich Hội LHPN phường Bách Khoa Nguyễn Thị Ngọc Chi xúc động nói về bà: “Thật đáng khâm phục khi một bà lão ngoài 70, nhỏ bé lại có thể tham gia nhiều công tác như vậy. Trong bất cứ công tác nào bà cũng cháy hết mình. Giờ đây, ở cơ quan hội phường Bách Khoa, bất kỳ một cuộc hội họp nào cũng có màn văn nghệ đặc sắc do đội văn nghệ của bà Ái biểu diễn, mang lại giá trị tinh thần lớn cho cơ quan đoàn thể.

Những tiết mục văn nghệ được dàn dựng cả hát múa như Biển hát chiều nay, Việt Nam quê hương tôi, Mùa xuân quê hương… và nhiều tiết mục khác đều đã ăn sâu vào tâm trí những con người Việt Nam, nhưng ở đây chúng tôi được nghe, được xem một thế hệ cao tuổi hát nên cảm thấy bản thân mình thật may mắn và đó cũng chính là giá trị tinh thần lớn lao, là động lực cho chúng tôi trong tác của đoàn thể”.

Ngoài công tác mặt trận, bà Trần Thị Ái còn tham gia rất nhiều công tác xã hội khác như Hội Chữ thập đỏ, Hội Phụ nữ, công tác dân số, công tác trẻ em, cộng tác viên phòng, chống ma túy, cộng tác viên y tế, tổ hòa giải, công tác người cao tuổi…Ở nhiệm vụ nào bà cũng hoàn thành xuất sắc. Bà luôn quan niệm, đã cống hiến thì phải cống hiến như một người trẻ tuổi, như thời thanh xuân.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

(LĐTĐ) Về sự cố bị tấn công mạng của hàng loạt công ty chứng khoán, tài chính vừa qua, một số chuyên gia cho rằng, chúng ta nói nhiều về công nghệ đầu tư, nhưng yếu tố con người - nguồn nhân lực cho vấn đề bảo mật lại chưa tương xứng.
Đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển sản xuất

Đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển sản xuất

(LĐTĐ) Thông qua các phong trào thi đua do tổ chức Công đoàn phát động đã khích lệ công nhân lao động hăng hái thi đua lao động sản xuất, phát huy sáng kiến, sáng tạo, cải tiến kỹ thuật để tăng năng suất lao động, hiệu quả công việc. Từ đó, khẳng định vai trò của Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo đời sống, việc làm cho người lao động.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Quyết liệt đấu tranh, ngăn ngừa tội phạm

Quyết liệt đấu tranh, ngăn ngừa tội phạm

(LĐTĐ) Thời gian qua, lực lượng 141 - Công an thành phố Hà Nội đã triển khai đồng bộ các biện pháp công tác, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm đường phố. Nhiều vụ việc và đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự bị phát hiện ngăn chặn kịp thời.
Đà Nẵng: Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân

Đà Nẵng: Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Những năm qua, Công đoàn thành phố (TP) Đà Nẵng đã tập trung thực hiện tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi đoàn viên, người lao động; là đơn vị dành nguồn lực khá lớn để chăm lo cho người lao động.
Giải pháp cho các khu công nghiệp sinh thái

Giải pháp cho các khu công nghiệp sinh thái

(LĐTĐ) Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối năm 2023, cả nước có 416 khu công nghiệp được thành lập, trong đó có bốn khu chế xuất với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 129,9 nghìn ha và tổng diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 89,2 nghìn ha.
Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

(LĐTĐ) Xu hướng tuyển dụng lao động đang có sự thay đổi, các lĩnh vực, ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động rất đa dạng như thương mại điện tử, dệt may, xây dựng, bất động sản, văn phòng. Đặc biệt, một số nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn như: Bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến, chế tạo, vận tải - logistic, dịch vụ nhà hàng khách sạn, du lịch.

Tin khác

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

(LĐTĐ) Phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, nhân dân huyện Hoài Đức quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Chung tay xây dựng xã hội hạnh phúc

Chung tay xây dựng xã hội hạnh phúc

(LĐTĐ) Ngày 20/3 hằng năm còn được gọi là ngày Quốc tế hạnh phúc, với thông điệp: Cân bằng, hài hoà là một trong những chìa khoá để mang đến hạnh phúc. Với mục tiêu không chỉ là ngày mang ý nghĩa biểu tượng đơn thuần, mà còn là ngày hành động, tích cực và nỗ lực nhiều hơn, Hà Nội đã tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 11 năm Ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3/2013 - 20/3/2024) với các hình thức phong phú và đa dạng, hấp dẫn.
Giữ hồn lễ hội truyền thống

Giữ hồn lễ hội truyền thống

(LĐTĐ) Các lễ hội trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tạo nên sắc thái riêng của những lễ thức, phong tục tập quán truyền thống người Hà Nội. Bảo vệ và phát huy giá trị các lễ hội truyền thống là giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Thăng Long, tạo nguồn lực phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô, góp phần định vị thương hiệu văn hóa Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động