Bệnh dịch tả lợn Châu Phi:

Nghịch lý lợn càng to càng khó xuất chuồng

(LĐTĐ) Những ngày qua, bệnh dịch tả lợn Châu Phi xảy ra ở một số tỉnh, thành không chỉ gây thiệt hại cho các hộ chăn nuôi ở vùng có dịch mà đối với những vùng chưa xảy ra dịch bệnh, người chăn nuôi vẫn thấp thỏm, lo sợ, “căng mình” phòng chống dịch. Cùng đó, với những đàn lợn đã tới ngày xuất chuồng, những con lợn càng to càng bị ép giá nhưng người chăn nuôi vẫn phải chấp nhận bán để không phải gánh lỗ.  
nghich ly lon cang to cang kho xuat chuong Thừa Thiên Huế: Xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi
nghich ly lon cang to cang kho xuat chuong Quyết liệt triển khai các giải pháp ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi
nghich ly lon cang to cang kho xuat chuong Người dân chủ động rắc vôi, khử trùng chuồng trại phòng chống dịch

Người dân khó xuất chuồng đàn lợn

Từ khi thông tin ổ dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên đã xuất hiện ở miền Bắc và nhất là khi Hà Nội đã xuất hiện vài ổ dịch ở một số quận, huyện, người chăn nuôi trở nên hoang mang, lo lắng, đứng ngồi không yên. Bởi lẽ, bệnh dịch tả lợn Châu Phi hiện chưa có thuốc điều trị hiệu quả, tỉ lệ lợn mắc bệnh tử vong rất cao, điều này mang đến nhiều rủi ro thiệt hại cho người chăn nuôi. Vì vậy, không ít người chăn nuôi ngày đêm thấp thỏm lo sợ lợn mắc bệnh. Điều lo lắng đó của người dân là có cơ sở khi trong điều kiện chăn nuôi ở nước ta hiện nay còn nhỏ lẻ, tỉ lệ lây lan bệnh cao, việc khoanh vùng gặp nhiều khó khăn.

nghich ly lon cang to cang kho xuat chuong
Người dân chủ động nấu chín thức ăn thừa, rắc vôi bột, phun thuốc khử trùng để bảo vệ đàn lợn tránh nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh

Trước sự nguy hiểm của dịch bệnh, các hộ chăn nuôi ở những vùng chưa có dịch xảy ra vẫn luôn chủ động “căng mình” tìm mọi cách phòng chống dịch. Chẳng hạn, ở trang trại chăn nuôi 1200 con lợn của ông Đặng Văn Chiến (Chương Mỹ, Hà Nội) đang thực hiện cấm trại, hạn chế đến mức tối đa việc người lạ ra vào trang trại. Các nhân viên của trang trại gần như phải ở lại trại, chỉ những trường hợp đặc biệt mới được ra ngoài. Tuy nhiên, khi vào trại phải thực hiện đúng quy trình sát trùng và cách ly.

Theo những người chăn nuôi, trước đây, gần đến ngày lợn được xuất bán, thương lái, chủ lò mổ thường đến tận nhà để săn đón trước. Tuy nhiên, đợt này, các hộ chăn nuôi phải “năn nỉ” thì họ mới đến thu mua, thậm chí người chăn nuôi phải chấp nhận bán giá rẻ hơn so với giá thị trường.

Anh Nguyễn Văn Tài (xã Đồng Lạc, huyện Chương Mỹ) cho biết, vào những thời điểm giá lợn hơi xuống thấp hoặc những đợt xảy ra dịch bệnh, những đàn lợn số lượng càng nhiều, lợn càng to thì thương lái càng không muốn mua hoặc có mua thì ép xuống thấp hơn vài giá. Họ chê lợn to, mổ ra cũng khó bán hết. Hiện tại giá lợn hơi đang được các thương lái thu mua 35.000 đồng/kg, với giá đó khi bán người nuôi có thể bị lỗ nhưng nuôi thêm thì người nuôi càng tốn kém, có khi lại càng lỗ hơn nên rẻ cũng phải bán.

nghich ly lon cang to cang kho xuat chuong
Trong thời điểm dịch bệnh xảy ra, giá lợn hơi giảm, đối với những đàn lợn càng to càng khó xuất chuồng.

Cùng với nỗi lo khó xuất chuồng, giá lợn hơi ngày càng giảm, người chăn nuôi cũng đang canh cánh trước nỗi lo ngại dịch bệnh xảy ra trên diện rộng sẽ khiến nguồn lợn giống khan hiếm và giá lợn giống sẽ tăng cao trong thời gian tới, ảnh hưởng đến việc nhập lợn tái đàn của người dân.

Thay đổi nhận thức trong chăn nuôi

Theo khảo sát tại nhiều vùng khu vực ngoại thành Hà Nội, nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có thói quen dùng thức ăn thừa để nuôi lợn, dễ phát sinh dịch bệnh, gây ô nhiễm môi trường... Tuy nhiên từ khi dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện ở một số quận, huyện, ngay sau đó công tác phòng chống dịch bệnh đã được chính quyền các địa phương triển khai.

Những vùng chưa có dịch bệnh xảy ra, địa phương đã triển khai công tác tuyên truyền trên loa đài về dịch bệnh, diễn biến và cách phòng chống, thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng; thống kê đàn gia súc để quản lý; tiêm phòng đẩy đủ các mũi tiêm phòng; tuyên truyền cho người dân hiểu được bệnh tả lợn Châu Phi không lây sang người.

nghich ly lon cang to cang kho xuat chuong
Người chăn nuôi mong muốn dịch bệnh sớm được khống chế, giá lợn hơi tăng trở lại để giúp họ giảm thiểu sự thiệt hại kinh tế trong chăn nuôi

Đặc biệt khi phát hiện thói quen dùng thức ăn thừa để nuôi lợn đang tồn tại ở một số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, dễ phát sinh dịch bệnh, gây ô nhiễm môi trường..., để làm thay đổi nhận thức của người chăn nuôi chính quyền đã tuyên truyền để người dân hiểu rõ về bệnh. Đồng thời hướng dẫn bà con thực hiện việc đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi, từ đó phần nào bà con đã dần thay đổi nhận thức trong chăn nuôi.

Bà Vũ Thị Vỳ, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tại quận Hoàng Mai, Hà Nội chia sẻ: "Hàng ngày tôi vào khu vực nội thành lấy thức ăn thừa từ nhà hộ dân, nhà hàng, khách sạn về cho lợn ăn. Chúng tôi được tuyên truyền việc lấy thức ăn thừa dễ có nguy cơ lây truyền dịch bệnh nên đồ đạc đi lấy thức ăn thừa tôi rửa sạch sẽ, thức ăn lấy về tôi phải nấu chín lại rồi mới cho lợn ăn. 3 ngày tôi lại phun thuốc tiêu độc khử trùng và rắc vôi bột thường xuyên chứ không thể thờ ơ như trước được”.

Hoa Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phát động tháng cao điểm hướng về công nhân lao động Thủ đô

Phát động tháng cao điểm hướng về công nhân lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức “Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động” và “Tháng Công nhân năm 2024”. Đây là sự kiện mở đầu cho chuỗi các hoạt động cao điểm thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động cũng như quan tâm chăm lo, hướng về lực lượng công nhân lao động trên địa bàn Thủ đô.
Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực

Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực

(LĐTĐ) Mảng xuất khẩu của Vinamilk năm 2023 tăng về cả doanh thu và số thị trường, kết quả quí I/2024 dự báo tích cực. Bên cạnh sự đóng góp lớn từ các thị trường chủ lực truyền thống, nhiều thị trường mới đã được khai phá.
Nghệ An: Phát hiện một doanh nghiệp kinh doanh vàng giả nhãn hiệu tại huyện Diễn Châu

Nghệ An: Phát hiện một doanh nghiệp kinh doanh vàng giả nhãn hiệu tại huyện Diễn Châu

(LĐTĐ) Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 11 - Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã lập biên bản vi phạm hành chính và trình cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt với số tiền 85 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu, của một doanh nghiệp kinh doanh vàng tại huyện Diễn Châu.
Đề xuất người tham gia bảo hiểm tự nguyện được hưởng thêm hai chế độ

Đề xuất người tham gia bảo hiểm tự nguyện được hưởng thêm hai chế độ

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã đề xuất bổ sung chế độ trợ cấp thai sản khi sinh con và bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động cho người tham gia bảo hiểm tự nguyện.
Phát hiện trên 1 tấn thực phẩm không rõ xuất xứ tại chợ Tam Hiệp

Phát hiện trên 1 tấn thực phẩm không rõ xuất xứ tại chợ Tam Hiệp

(LĐTĐ) Vụ việc được Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 17, Cục QLTT thành phố Hà Nội phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) Công an thành phố Hà Nội kiểm tra, phát hiện trong thời gian triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024...
Mời bạn đọc đặt câu hỏi giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về ATVSLĐ và pháp luật lao động”

Mời bạn đọc đặt câu hỏi giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về ATVSLĐ và pháp luật lao động”

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, Báo Lao động Thủ đô sẽ phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”. Trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi và tham gia gửi câu hỏi để các chuyên gia trả lời.
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".

Tin khác

Nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới

Nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới

(LĐTĐ) Xác định xây dựng nông thôn mới là quá trình lâu dài, liên tục, thời gian qua, trên địa bàn Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn. Tuy nhiên, quá trình này đã và đang là thách thức không nhỏ đối với các địa phương, đòi hỏi cần có các giải pháp cụ thể, sát thực tế, sự chung sức, đồng lòng của chính quyền và nhân dân.
Huyện Thường Tín phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao năm 2024

Huyện Thường Tín phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao năm 2024

(LĐTĐ) Để phấn đấu với mục tiêu huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2024, ngay từ đầu năm, cán bộ và nhân dân trên toàn địa bàn huyện Thường Tín đang nỗ lực gấp rút để hoàn thành các tiêu chí.
Hiệu quả từ mô hình trồng rau sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc

Hiệu quả từ mô hình trồng rau sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc

(LĐTĐ) Việc ứng dụng chế phẩm sinh học thảo mộc trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã giúp nông dân xã Thọ An, huyện Đan Phượng nâng chất lượng nông sản, góp phần bảo vệ môi trường, sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững.
Người dân Đồng Nai "thấp thỏm" vụ hoa Tết

Người dân Đồng Nai "thấp thỏm" vụ hoa Tết

(LĐTĐ) Những ngày này, người dân trồng hoa tại tỉnh Đồng Nai đang nhộn nhịp chuẩn bị cho vụ hoa Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Mặc dù năm nay thời tiết được đánh giá khá thuận lợi nhưng bà con vẫn đang thấp thỏm và lo lắng vì sợ việc tiêu thụ gặp khó do ảnh hưởng của nền kinh tế. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô.
Đẩy mạnh vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Đẩy mạnh vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Ngày 27/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Đề án "Đẩy mạnh vai trò của Hội Phụ nữ các cấp trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh đến năm 2025" và Kế hoạch tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố năm 2023.
Thanh Trì: Trên 99% người dân hài lòng về xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Trên 99% người dân hài lòng về xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Người dân huyện Thanh Trì phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, sự phục hồi kinh tế sau đại dịch, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Đó là kết quả từ xây dựng Nông thôn mới (NTM) và những nỗ lực để về đích Huyện NTM nâng cao trong thời gian tới của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện.
Hiệu quả từ mô hình trồng bưởi hữu cơ ở Hạ Mỗ

Hiệu quả từ mô hình trồng bưởi hữu cơ ở Hạ Mỗ

(LĐTĐ) Cây bưởi tôm vàng đã gắn bó lâu năm và mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho người dân xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng (Hà Nội). Bởi vậy, trong những năm qua, huyện Đan Phượng không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng bưởi tôm vàng. Gần đây, mô hình kinh tế “Trồng bưởi sinh học hữu cơ sử dụng chế phẩm thuốc trừ sâu thảo mộc Anisaf” được Hội Nông dân huyện triển khai đã đem lại hiệu quả rõ rệt, giúp người nông dân làm giàu bền vững.
Huyện Nghi Lộc: Điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao

Huyện Nghi Lộc: Điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Sau hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt của cấp uỷ, chính quyền và hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, sự đồng thuận của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, đến nay, huyện Nghi Lộc đã vươn lên trở thành huyện tốp đầu của tỉnh Nghệ An hoàn thành các tiêu chí về xây dựng NTM, phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM nâng cao
Đan Phượng: Nỗ lực đưa 3 xã cuối cùng về đích Nông thôn mới kiểu mẫu

Đan Phượng: Nỗ lực đưa 3 xã cuối cùng về đích Nông thôn mới kiểu mẫu

(LĐTĐ) Là một huyện ven đô có truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời, Đan Phượng luôn phấn đấu là huyện đi đầu của Hà Nội trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Đóng góp vào thành quả chung của huyện, nông dân huyện Đan Phượng đã và đang nỗ lực để cùng huyện đưa 3 xã cuối cùng về đích NTM kiểu mẫu.
Yên Mỹ vươn mình trở thành nông thôn kiểu mẫu

Yên Mỹ vươn mình trở thành nông thôn kiểu mẫu

(LĐTĐ) Là một miền quê đáng sống của Thủ đô, sắp sửa cán đích Nông thôn mới kiểu mẫu, xã Yên Mỹ (huyện Thanh Trì, Hà Nội) đang đổi thay từng ngày. Diện mạo làng quê ngày càng tươi đẹp hơn, nhiều mô hình nông nghiệp hiệu quả hình thành cho thu nhập tốt, đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Không ngừng đổi mới, Yên Mỹ đang tiếp tục nỗ lực xây dựng quê hương giàu đẹp hơn.
Xem thêm
Phiên bản di động