Nghề giúp việc gia đình: Vẫn thiếu bảng danh mục công việc

Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng, cả nước hiện có khoảng 400.000 người làm công việc giúp việc gia đình. Vì thế, việc ra đời bộ tiêu chuẩn kỹ năng đối với nghề giúp việc vào tháng 8 tới không chỉ giúp chuẩn hóa nghề nghiệp, mà còn tạo cơ sở cho việc xây dựng các chương trình đào tạo nghề ở Việt Nam trong thời gian tới.
21,5 triệu lao động giúp việc gia đình hưởng lợi từ bộ tiêu chuẩn nghề

Nghề giúp việc ở Việt Nam gần đây phát triển rất nhanh về số lượng và trở thành công việc ngày càng phổ biến ở các thành thị. Tuy nhiên, lâu nay vai trò của nghề này và vị trí đặc thù của những người làm công việc giúp việc gia đình chưa được đánh giá đúng. Sau nhiều nỗ lực của ngành chức năng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 27/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình (có hiệu lực từ tháng 5/2014). Theo đó, người làm công việc này có cơ hội được ký hợp đồng lao động, được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế … Dự kiến đến tháng 8/2015 tiếp tục ban hành bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề giúp việc sẽ giúp quyền lợi, trách nhiệm của người làm nghề này được đảm bảo.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Quang Việt, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề (Tổng cục Dạy nghề), đã có nhiều khó khăn nảy sinh do tính chất đặc thù của nghề giúp việc gia đình.“Phạm vi của nghề là phi chính thức, người sử dụng lao động là các gia đình mà trong một gia đình lại có nhiều nhu cầu khác nhau. Người ta phải làm cho nhiều gia đình, nhiều vùng miền, khác biệt về vùng miền, tập quán nên rất khó khăn để tìm ra điểm chung của nghề này. Chính vì vậy chúng tôi chỉ xác định những cái chung nhất như cách tiếp cận của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)”, ông Việt chia sẻ.

Nghề giúp việc gia đình:  Vẫn thiếu bảng danh mục công việc

Ảnh minh họa

Hiện Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề đang phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng lấy ý kiến nhằm hoàn thiện bộ tiêu chuẩn kỹ năng đối với nghề giúp việc. Theo dự thảo, bộ tiêu chuẩn này sẽ quy định nghề giúp việc gia đình là một nghề làm các việc nhà, không liên quan đến hoạt động thương mại, bao gồm 6 nhóm đơn vị năng lực là: Chế biến món ăn - đồ uống; lau dọn nhà - sân vườn; giặt - là; chăm sóc trẻ sơ sinh - trẻ nhỏ; chăm sóc người cao tuổi - người bệnh; chăm sóc vật nuôi - cây cảnh trong gia đình. Các nhóm đơn vị này được phân chia thành 22 công việc với 82 nhiệm vụ cụ thể.

Góp ý vào dự thảo bộ tiêu chuẩn, bà Nguyễn Phương Hoa, Phó giám đốc Trung tâm Dạy nghề 20/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội nhấn mạnh, bảng danh mục sẽ tạo cơ sở cho việc xây dựng các chương trình đào tạo nghề ở Việt Nam trong thời gian tới. Đồng quan điểm, bà Tomoko Nishimoto, trợ lý Tổng giám đốc ILO kiêm Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho biết, triển khai bộ tiêu chuẩn (như tiêu chuẩn năng lực mẫu của khu vực - RMCS dành cho công việc giúp việc gia đình mà ILO đã phát hành) đem lại những lợi ích cho người lao động giúp việc gia đình cũng như có thể ứng dụng để hỗ trợ việc phát triển hiệu quả kỹ năng nghề, làm cơ sở để phát triển và thực hiện đào tạo, thẩm định kết quả đào tạo, thẩm định kỹ năng nghề và năng lực hiện có của người lao động.

Ông Ngô Xuân Liễu, Phó trưởng phòng, Thị trường lao động, Cục Việc làm, Bộ LĐTB&XH cho biết thêm, hiện nay, sự kết nối cung - cầu của thị trường lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam đang có khoảng trống khi thiếu bảng danh mục công việc. Điều này dẫn đến tình trạng các trung tâm giới thiệu việc làm loay hoay trong việc kết nối nhu cầu. Bởi vậy, bộ tiêu chuẩn này càng chi tiết sẽ càng mang ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống.

Tuấn Kiệt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2000 gồm địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn, với quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 49.560 người.
Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho hơn 100 cán bộ Hội.
Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

(LĐTĐ) Xác định việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, những năm qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã quan tâm triển khai nhiều giải pháp, nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các sự cố trong quá trình làm việc, lao động, bảo vệ tính mạng, tài sản cho người lao động.
Hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Đống Đa

Hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Đống Đa

(LĐTĐ) Công tác tuyên truyền vận động, giáo dục truyền thống trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Đống Đa luôn được gắn với việc tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động do đó đã đạt những kết quả đáng khích lệ.
Phát động tháng cao điểm hướng về công nhân lao động Thủ đô

Phát động tháng cao điểm hướng về công nhân lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức “Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động” và “Tháng Công nhân năm 2024”. Đây là sự kiện mở đầu cho chuỗi các hoạt động cao điểm thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động cũng như quan tâm chăm lo, hướng về lực lượng công nhân lao động trên địa bàn Thủ đô.
Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực

Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực

(LĐTĐ) Mảng xuất khẩu của Vinamilk năm 2023 tăng về cả doanh thu và số thị trường, kết quả quí I/2024 dự báo tích cực. Bên cạnh sự đóng góp lớn từ các thị trường chủ lực truyền thống, nhiều thị trường mới đã được khai phá.
Nghệ An: Phát hiện một doanh nghiệp kinh doanh vàng giả nhãn hiệu tại huyện Diễn Châu

Nghệ An: Phát hiện một doanh nghiệp kinh doanh vàng giả nhãn hiệu tại huyện Diễn Châu

(LĐTĐ) Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 11 - Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã lập biên bản vi phạm hành chính và trình cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt với số tiền 85 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu, của một doanh nghiệp kinh doanh vàng tại huyện Diễn Châu.

Tin khác

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Định hướng nghiên cứu Khoa học và Công nghệ và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam”.
Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

(LĐTĐ) Về sự cố bị tấn công mạng của hàng loạt công ty chứng khoán, tài chính vừa qua, một số chuyên gia cho rằng, chúng ta nói nhiều về công nghệ đầu tư, nhưng yếu tố con người - nguồn nhân lực cho vấn đề bảo mật lại chưa tương xứng.
Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

(LĐTĐ) Xu hướng tuyển dụng lao động đang có sự thay đổi, các lĩnh vực, ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động rất đa dạng như thương mại điện tử, dệt may, xây dựng, bất động sản, văn phòng. Đặc biệt, một số nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn như: Bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến, chế tạo, vận tải - logistic, dịch vụ nhà hàng khách sạn, du lịch.
Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

(LĐTĐ) Ngày 13/4, tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đã diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hai Bà Trưng năm 2024, thu hút sự tham gia của 57 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 3.943 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 16/4/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 20/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Mê Linh tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2024: Cầu nối người lao động và doanh nghiệp

Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2024: Cầu nối người lao động và doanh nghiệp

(LĐTĐ) Sáng 7/4, phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hà Đông năm 2024 đã diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của 63 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 12.517 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động (XKLĐ). Sự kiện này không chỉ là một cơ hội việc làm lớn cho người lao động mà còn là nơi gặp gỡ, kết nối giữa các doanh nghiệp và nhân tài trên địa bàn.
Phát huy vai trò của các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản

Phát huy vai trò của các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã chủ trì tọa đàm với các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản.
Quý I, gần 36 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Quý I, gần 36 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Trong 3 tháng đầu năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 35.933 lao động (11.483 lao động nữ).
Tín hiệu tích cực của thị trường lao động Việt Nam quý I/2024

Tín hiệu tích cực của thị trường lao động Việt Nam quý I/2024

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động, số người có việc làm quý I năm 2024 có tín hiệu tích cực, tăng so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân tháng của người lao động tiếp tục được cải thiện, quý I năm 2024 là 7,6 triệu đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động