Nên xem xét giảm lãi cho khách hàng cá nhân

(LĐTĐ) Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng khiến người lao động gặp khó khăn, thậm chí thất nghiệp, nhất là đối với những gia đình đang vay vốn ngân hàng theo dạng trả góp, hàng tháng vẫn phải chi trả một khoản tiền lớn cả gốc và lãi cho ngân hàng. Dù chính sách giảm lãi, giãn nợ đã có, nhưng với khách hàng cá nhân vay trả góp từ trước, việc tiếp cận vẫn gặp khó. Các ngân hàng thương mại nên chăng xem xét giảm lãi suất và giãn nợ cho khách hàng cá nhân.
nen xem xet giam lai cho khach hang ca nhan Khách hàng cá nhân mong được hỗ trợ, xem xét giảm lãi suất các khoản đã vay
nen xem xet giam lai cho khach hang ca nhan Ngân hàng đồng loạt tung các gói vay nghìn tỷ lãi suất giảm sâu
nen xem xet giam lai cho khach hang ca nhan BIDV giảm thêm 2%/năm lãi suất cho vay với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Cần chính sách “mở” cho cá nhân vay trả góp

Sau chỉ đạo của Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, hàng loạt các ngân hàng đã thực hiện giảm mạnh lãi suất cho vay, giãn nợ với người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện hầu hết ngân hàng thương mại mới có kế hoạch giãn nợ, giảm lãi suất cho khách hàng doanh nghiệp là chủ yếu, trong khi khách hàng cá nhân chưa nhận được nhiều sự quan tâm.

nen xem xet giam lai cho khach hang ca nhan
Khách hàng cá nhân vay tiền trả góp vẫn gặp khó trước chính sách giãn nợ, giảm lãi từ các ngân hàng.

Theo các chuyên gia kinh tế, hiện các ngân hàng thương mại áp dụng lãi suất cho vay bằng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 hoặc 13 tháng cộng với biên độ 3%-4%, nên nhiều người đã vay tiền mua nhà từ các năm trước hiện đang trả lãi suất rất cao (11%-12%/năm), có thể họ sẽ không gồng nổi chi phí này khi thu nhập giảm sút.

Chị Thu Thanh (ở huyện Thanh Oai, Hà Nội) chia sẻ, năm 2019, vợ chồng chị quyết định mua một căn hộ có diện tích 80m2 tại dự án ở Khu đô thị Thanh Hà với trị giá hơn 1 tỉ đồng. Vì là vợ chồng trẻ, nên để mua được căn hộ này, vợ chồng chị Thanh đã phải vay ngân hàng 60% giá trị căn hộ với kỳ hạn 20 năm, chưa kể các khoản vay khác từ gia đình, bạn bè.

Theo chị Thanh, với công việc là giáo viên mầm non, chồng chị là tài xế taxi, trước khi quyết định mua căn hộ vợ chồng anh chị đã tính toán rất kỹ bài toán tài chính. Theo đó, gia đình chị quyết định chọn căn hộ phù hợp với khả năng tài chính của gia đình. Theo tính toán, hàng tháng chị Thanh sẽ dành phần lương của mình ra để trả gốc và lãi cho ngân hàng, phần chi phí sinh hoạt, học hành của con sẽ do chồng chị lo. Thế nhưng, khi dịch bệnh bùng phát, chị Thanh thất nghiệp, thu nhập của chồng gặp khó.

"Mỗi tháng gia đình tôi phải trả khoản tiền cả gốc và lãi khoảng 6-7 triệu đồng, bình thường không sao, nhưng từ khi dịch bệnh xảy ra vợ chồng tôi gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán tiền với ngân hàng. Sau khi nghe thông tin ngân hàng triển khai giãn nợ, giảm lãi chúng tôi có liên hệ đến nhân viên giao dịch của ngân hàng, nhưng theo tìm hiểu, việc giãn nợ chỉ có lợi đối với những người vay ngắn hạn, còn vay dài hạn việc hỗ trợ hầu như không đáng là bao”, chị Thanh chia sẻ.

Cũng giống như chị Thanh, anh Trọng ở (Kiến Hưng, Hà Đông) cho biết, hiện gia đình anh vừa vay gói tiêu dùng mua nhà, vừa "cắn răng" vay thêm gói tiêu dùng để mua xe ô tô chạy kinh doanh, mỗi tháng vợ chồng anh chị phải trả khoản tiền cả lãi và gốc lên đến 15 triệu đồng. Nhưng giờ ảnh hưởng của dịch Covid-19, anh Trọng không chạy taxi được, trong khi đó vợ anh là đầu bếp tại một nhà hàng cũng phải nghỉ việc. Thất nghiệp, tiền ngân hàng vẫn phải trả, nhưng theo anh Trọng, nếu như ngân hàng giãn nợ gốc, giảm lãi theo mức hợp lý thì người vay sẽ bớt khó khăn hơn, nhất là trong giai đoạn này.

“Tôi đã tìm hiểu và được biết, hiện ngân hàng thực hiện giảm lãi suất cho vay chủ yếu là với các gói vay mới. Đối với các gói vay tiêu dùng mua nhà, mua xe như chúng tôi thì chính sách cũng có, nhưng rất ít. Đặc biệt, việc giãn nợ gốc chỉ có lợi cho những người vay ngắn hạn. Trong khi đó, lãi suất giảm không đáng là bao. Đối với các khoản vay dài hạn như chúng tôi để mua nhà, thì ngân hàng chỉ thực hiện giãn nợ trong thời gian này, nhưng sau đó lại dồn nợ lại. Thời hạn vay không đổi, lãi suất giảm cũng không đáng kể”, anh Trọng cho hay.

Có thể thấy, việc vay tiền mua nhà của gia đình anh Trọng, chị Thanh không phải trường hợp đặc biệt mà nhiều người vay tiêu dùng, vay trả góp ngân hàng đang rơi vào tình cảnh "không có tiền để trả đúng hạn". Đó là chưa kể đến vô số loại tiền, phí phải chi trả như điện nước, sinh hoạt, tiền gửi xe…

Ngân giảm lãi giảm sâu nhưng khách hàng cá nhân vẫn gặp khó

Hiện thực hóa Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 02/CT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về các giải pháp cấp bách của ngành Ngân hàng nhằm tăng cường phòng, chống và khắc phục khó khăn do dịch Covid-19, đầu tháng 4/2020 nhiều ngân hàng đã tung ra các gói vay nghìn tỷ với lãi suất giảm sâu. Trong đó, nhiều ngân hàng thương mại đã công bố các gói vay lãi suất thấp hơn từ 0,5-2%, có nơi đến 4,5% so với giai đoạn trước dịch nhằm hỗ trợ các cá nhân, tổ chức chịu thiệt hại bởi Covid-19.

Cụ thể, đối với ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), từ ngày 01/4/2020 VietinBank tiếp tục triển khai chương trình tín dụng lãi suất trong nhóm thấp nhất thị trường có quy mô lên đến 60.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay giảm đến 2%/năm so với các chương trình tín dụng đã từng triển khai trước thời điểm có dịch. Trong đó, VietinBank đặc biệt ưu đãi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho người dân trong giai đoạn đại dịch Covid-19.

Có thể thấy, với những động thái tích cực từ phía các ngân hàng trong việc tung ra các gói vay ưu đãi lãi suất thấp, cũng như việc thực hiện giãn nợ, giảm lãi đang triển khai là một tín hiệu rất vui trong khi dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, theo ý kiến của khách hàng, các ữu đãi này phần lớn vẫn dành cho các doanh nghiệp và các khoản vay mới. Trong khi đó, với các khách hàng cá nhân vay trả góp, đối tượng gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh dường như vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Thậm chí, các chương trình giảm lãi, giãn nợ như thế “có cũng như không”.

Ngoài ra, VietinBank tiếp tục triển khai các chương trình tín dụng không giới hạn quy mô như: Đồng hành cùng khách hàng doanh nghiệp; Ưu đãi lãi suất cho vay cố định; Vay ưu đãi lãi tri ân dành cho khách hàng bán lẻ...với lãi suất cho vay thấp hơn từ 1,2%-3%/năm so với thông thường.

Cũng như ViettinBank, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) công bố tiếp tục giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong đó, đối với dư nợ hiện hữu: BIDV sẽ cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ gốc, lãi và giảm đến 2%/năm (đối với các khoản vay bằng VND) cho các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực, ngành nghề bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Mức giảm cụ thể tùy thuộc từng lĩnh vực, ngành nghề và mức độ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 của doanh nghiệp.

Đồng thời, giảm đến 1%/năm (đối với các khoản vay bằng VND) cho khách hàng cá nhân vay tiêu dùng tín chấp trả nợ bằng lương do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến thu nhập. Đặc biệt, trường hợp người lao động mất việc được hưởng trợ cấp 1,8 triệu đồng theo định hướng của Chính phủ, BIDV sẽ giảm 2% lãi suất, đồng thời ân hạn chưa thu gốc và lãi đến hạn của các khách hàng này trong thời gian còn dịch.

Đối với nhu cầu vay mới, BIDV có các gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 có nhu cầu vay mới với lãi suất giảm 2% so với lãi suất cho vay cùng loại ngày 31/12/2019. Thời gian triển khai giảm lãi suất cho vay (gồm cả dư nợ hiện hữu và dư nợ mới) áp dụng đến ngày liền kề sau 3 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19…

Có thể thấy, với những động thái tích cực từ phía các ngân hàng trong việc tung ra các gói vay ưu đãi lãi suất thấp, cũng như việc thực hiện giãn nợ, giảm lãi đang triển khai là một tín hiệu rất vui trong khi dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, theo ý kiến của khách hàng, các ữu đãi này phần lớn vẫn dành cho các doanh nghiệp và các khoản vay mới. Trong khi đó, với các khách hàng cá nhân vay trả góp, đối tượng gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh dường như vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Thậm chí, các chương trình giảm lãi, giãn nợ như thế “có cũng như không”.

Đề cập vấn đề này, chuyên gia tài chính, T.S Đinh Thế Hiển cho rằng, hiện cá nhân đang vay ngân hàng thật sự rất khó khăn trong khi các chính sách hỗ trợ hiện nay mới tập trung nhiều vào doanh nghiệp, mà chưa có hướng cụ thể hỗ trợ khách hàng cá nhân - đối tượng có tỉ trọng tín dụng ngày càng tăng trong tổng dư nợ nền kinh tế. Theo ông Hiển, việc hỗ trợ doanh nghiệp là đúng, nhưng cũng cần quan tâm đến cá nhân nhiều hơn.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

(LĐTĐ) Các doanh nghiệp du lịch tại Khánh Hoà kì vọng kỳ nghỉ lễ dài ngày 30/4 và 1/5 này là "thời điểm vàng" để đón lượng lớn du khách đến tham quan, lưu trú. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho những chiêu trò lừa đảo như bán tour du lịch không chất lượng, giá r
HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố và các quận, huyện, thị xã có cách làm rất hay, sát thực tiễn, trong đó chú trọng thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các cơ quan. Trong đó, phương thức giám sát tiếp tục được đổi mới theo hướng đi sâu vào những nội dung cụ thể, đi sát đến tận cơ sở.
Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

(LĐTĐ) Xe khách chở khoảng 20 hành khách đang chạy trên tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - Long Thành - Dầu Giây thì bất ngờ bốc cháy, khiến nhiều người hoảng sợ.
Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Để tạo lòng tin, thu hút các nhà đầu tư, nhóm của Khuyên đã đưa ra phương thức trả tiền môi giới cao cho những người giới thiệu, trả lãi cho nhà đầu tư theo ngày với mức lãi suất cao hơn nhiều lần lãi suất ngân hàng (khoảng 2,93%/tháng). Từ năm 2019 đến nay, các đối tượng đã huy động được hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư.
Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với nhóm đối tượng Phùng Văn Thi, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Nghị để điều tra làm rõ về các hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:

Tin khác

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

(LĐTĐ) Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước để điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Đồng thời, sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi.
Lãi suất tiết kiệm tăng tại một số ngân hàng

Lãi suất tiết kiệm tăng tại một số ngân hàng

(LĐTĐ) Từ đầu tháng 4, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm ở một số ngân hàng nhen nhóm trở lại với mức tăng 0,1-0,2% tại các kỳ hạn khác nhau. Theo các chuyên gia nguyên nhân bởi đang có xu hướng dòng tiền rút ra khỏi ngân hàng tìm đến các kênh đầu tư khác trong khi đó tín dụng bắt đầu khởi sắc.
Sắp xếp, xử lý tài sản công: Tiếp tục gỡ vướng chính sách

Sắp xếp, xử lý tài sản công: Tiếp tục gỡ vướng chính sách

(LĐTĐ) Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) vừa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công (thay thế Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017, Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ).
Tỉnh Nghệ An đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

Tỉnh Nghệ An đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung vừa ký công điện yêu cầu người đứng đầu các sở, ban, ngành, địa phương, ban quản lý dự án và chủ đầu tư đề cao trách nhiệm, tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đồng bộ, kịp thời, hiệu quả và quyết liệt hơn nữa.
Kinh tế Việt Nam 2024: Nỗ lực phục hồi trong bối cảnh nhiều bất định

Kinh tế Việt Nam 2024: Nỗ lực phục hồi trong bối cảnh nhiều bất định

(LĐTĐ) Những “cơn gió ngược” từ kinh tế thế giới như xung đột chính trị, lạm phát và lãi suất tăng cao, nhu cầu tiêu dùng sụt giảm,… đã gây những tác động bất lợi, khiến kinh tế Việt Nam giảm đà tăng trưởng một cách đáng kể, có những lúc xuống mức thấp trong nhiều năm trở lại đây.
Ngân hàng nào đang có lãi suất huy động cao nhất?

Ngân hàng nào đang có lãi suất huy động cao nhất?

(LĐTĐ) Lãi suất huy động của các ngân hàng hiện vẫn duy trì ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, vậy lãi suất ngân hàng nào cao nhất?
Vẫn tăng sốc, giá vàng nhẫn lên gần 79 triệu đồng/lượng

Vẫn tăng sốc, giá vàng nhẫn lên gần 79 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng 11/4, giá vàng miếng SJC tăng trở lại và neo ở mốc 84 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn tiếp tục tăng điên cuồng, tiến sát mốc 79 triệu đồng/lượng.
Nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động

Nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động

(LĐTĐ) Hôm nay (10/4), nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động, trong đó có những ngân hàng lần thứ hai điều chỉnh tăng lãi suất.
TP.HCM: Triển khai nhiều giải pháp để cải thiện chỉ tiêu phát triển kinh tế

TP.HCM: Triển khai nhiều giải pháp để cải thiện chỉ tiêu phát triển kinh tế

(LĐTĐ) Mặc dù đã có nhiều cải thiện, nhưng một số chỉ tiêu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn tăng trưởng thấp hoặc không đạt, cần phải có giải pháp khắc phục.
Xem thêm
Phiên bản di động