Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học:

Nâng cao tính tự chủ cho toàn hệ thống

(LĐTĐ) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2019. Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Thị Kim Phụng đã trao đổi với báo chí về một số nội dung đáng chú ý xung quanh Luật này.
luat sua doi bo sung mot so dieu cua luat giao duc dai hoc nang cao tinh tu chu cho toan he thong Thiếu triết lý giáo dục, nặng kiến thức hàn lâm
luat sua doi bo sung mot so dieu cua luat giao duc dai hoc nang cao tinh tu chu cho toan he thong Dự thảo Luật Giáo dục Đại học: Bộ Y tế lên tiếng, vì sao?
luat sua doi bo sung mot so dieu cua luat giao duc dai hoc nang cao tinh tu chu cho toan he thong Có thể gây tác dụng ngược

PV: Thưa bà, Luật Giáo dục Đại học (GDĐH) sửa đổi vừa được thông qua sẽ có những thay đổi gì so với Luật hiện hành và điều này sẽ tạo điều kiện cho các cơ sở GDĐH phát triển như thế nào?

- Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Những thay đổi cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH so với Luật hiện hành bao gồm:

Chính sách lớn nhất là mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả của tự chủ đại học trong toàn hệ thống.

Đổi mới quản trị đại học, tăng cường vai trò của Hội đồng trường, quy định các trường phải ban hành hệ thống quy định quy chế nội bộ, công khai minh bạch thông tin về các điều kiện đảm bảo chất lượng, tỷ lệ việc làm của sinh viên tốt nghiệp…

Đổi mới quản lý nhà nước từ chỗ còn một số nội dung phê duyệt, cấp phép… theo Luật hiện hành sang việc kiện toàn hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, hướng dẫn thực hiện, tăng cường kiểm định chất lượng, tạo môi trường cạnh tranh nâng cao chất lượng; tăng cường kiểm tra, thanh tra, công khai kết quả kiểm định, thanh kiểm tra… để đảm bảo chất lượng.

Chú trọng phát triển hệ thống, khuyến khích các trường kết hợp với nhau thành các đại học lớn để cộng lực và hợp tác phát triển, làm cho hệ thống hoạt động chất lượng, hiệu quả, có thể cạnh tranh quốc tế.

Chú trọng phát triển các cơ sở GDĐH tư thục, bình đẳng với các trường công về quyền tự chủ và cơ hội phát triển

PV: Chúng ta đã nói nhiều đến lộ trình tự chủ đại học nhưng quá trình này diễn ra vẫn còn chậm so với kỳ vọng. Vậy, việc ban hành Luật GDĐH sửa đổi lần này sẽ mở ra cơ chế cũng như thúc đẩy các trường tự chủ ra sao, thưa bà?

- Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả của tự chủ đại học để phát huy nội lực, sự năng động, sáng tạo và tính chịu trách nhiệm… để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Từ chỗ tự chủ chỉ 5 đại học và 23 trường tự chủ ở mức cao, nay Luật quy định mở rộng trong toàn hệ thống;

Quy định cơ bản về Hội đồng trường, năng lực tự chủ đối với từng mặt hoạt động để nâng cao hiệu quả tự chủ, phân quyền tự chủ đến từng bộ phận cơ cấu và cán bộ giảng viên… Quyền tự chủ được đề cập đến toàn diện về chuyên môn, học thuật, tài chính, tổ chức và nhân sự, tự chủ đi liền với trách nhiệm giải trình…

Với các điều khoản mới trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH, thời gian và thủ tục hành chính sẽ giảm đáng kể. Ví dụ, trước đây, để mở ngành đào tạo, tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự cấp cao, các trường phải báo cáo, đăng ký, đợi sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nay trường sẽ được quyết định ngay khi có đủ điều kiện. Đó là những cơ chế thúc đẩy cho hệ thống phát triển.

Bên cạnh đó, từ những quy định của Luật, vai trò của Hội đồng trường đã được phân định rõ với ban giám hiệu. Việc kiện toàn bộ máy quản trị tạo điều kiện cho các trường phát huy sự năng động, sáng tạo của mình trong tất cả các phương diện hoạt động: học thuật, tài chính, nhân sự để phục vụ cho chính sách phát triển của nhà trường, đủ sức cạnh tranh trong toàn hệ thống và với quốc tế.

PV: Quy định mới của Luật là các trường được tự chủ mở ngành ở tất cả các trình độ trên cơ sở điều kiện, năng lực của mình, tuy nhiên, chúng ta sẽ phải kiểm soát thế nào để việc này không ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo?

- Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Theo Luật, các trường tự chủ mở ngành theo các quy định hiện hành về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên và các điều kiện đảm bảo chất lượng khác. Các tiêu chuẩn này hiện nay vẫn giữ như trong Luật, đồng thời bổ sung thêm những quy định khắt khe hơn để đảm bảo nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của các ngành mới mở như bổ sung các quy định về tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp của trường đó trong những năm trước ra sao thì mới có thể được mở ngành mới hay nhà trường phải đảm bảo đáp ứng cơ chế kiểm định chất lượng.

luat sua doi bo sung mot so dieu cua luat giao duc dai hoc nang cao tinh tu chu cho toan he thong
Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Nguyễn Thị Kim Phụng. (Ảnh: Bộ GD&ĐT)

Cụ thể là trường phải được kiểm định và đạt kết quả kiểm định nhất định thì mới được mở các ngành của trình độ đại học, ngành đào tạo của trình độ đại học phải được kiểm định rồi mới được mở các ngành đào tạo thạc sỹ tương ứng, ngành đào tạo thạc sĩ được kiểm định rồi mới được mở ngành tiến sỹ phù hợp.

Ngoài ra, việc mở ngành còn phải do hội đồng trường quyết định và theo đó, hội đồng trường theo quy định mới, không chỉ những người trong trường mà còn cả những người ngoài trường với tỷ tệ tối thiểu 30% là các nhà quản lý, nhà hoạt động xã hội, nhà khoa học, các cơ quan của tổ chức khác. Những người này sẽ xem xét việc xã hội có cần ngành học đó hay không, điều kiện đảm bảo chất lượng của trường có đủ đáp ứng yêu cầu đào tạo của ngành học đó hay không. Điều đó có nghĩa rằng, nhà trường phải cân nhắc tới năng lực của mình có đáp ứng được yêu cầu đào tạo đó không.

PV: Thời gian qua, đã xảy ra tình trạng nhiều trường đại học mở ngành với “tốc độ cao”, chưa tương xứng với tốc độ đầu tư đảm bảo điều kiện chất lượng, nhiều tên ngành đào tạo không hình dung được sự khác biệt với các tên ngành đã mở và vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp. Điều này sẽ được xử lý trong Luật sửa đổi như thế nào?

- Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH, các cơ sở GDĐH có quyền tự chủ trong hoạt động chuyên môn bao gồm: Ban hành, tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng, chính sách chất lượng, mở ngành, tuyển sinh, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác trong và ngoài nước phù hợp với các quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, tự chủ về học thuật không có nghĩa là không có sự quản lý, kiểm tra, giám sát. Khoản 4, Điều 33 về Mở ngành đào tạo có quy định: “Cơ sở GDĐH tự mở ngành khi chưa đảm bảo các điều kiện theo quy định thì bị đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo đó và không được tự chủ mở ngành trong thời hạn 5 năm kể từ khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền”.

Đồng thời, để đảm bảo chất lượng, đảm bảo quyền lợi người học, Khoản 5 điều 33 của Luật cũng quy định: trước khi khóa đầu tiên tốt nghiệp, chương trình đào tạo phải được đánh giá chất lượng; ngay sau khi khóa đầu tiên tốt nghiệp, chương trình đào tạo phải được kiểm định theo quy định tại Luật này. Nếu không thực hiện đánh giá, kiểm định hoặc kết quả đánh giá, kiểm định không đạt yêu cầu thì cơ sở GDĐH không được tiếp tục tuyển sinh, phải có trách nhiệm cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, đảm bảo quyền lợi cho người học.

Điều này nhằm ngăn chặn tình trạng, nhiều trường đại học mở ngành, tuyển sinh ồ ạt, nhưng không đảm bảo chất lượng, thiếu hụt giáo viên, cơ sở vật chất dẫn tới đào tạo kém chất lượng, cho ra trường sinh viên không đáp ứng chuẩn đầu ra.

Luật cũng quy định quyền tự chủ phải đi đôi với trách nhiệm giải trình. Cụ thể là: cơ sở GDĐH có trách nhiệm báo cáo, thông tin đối với người học, xã hội, cơ quan quản lý, chủ sở hữu và các bên liên quan về việc tuân thủ các quy định của pháp luật và thực hiện đúng các quy định, cam kết của cơ sở GDĐH. Những thông tin về chỉ tiêu tuyển sinh, đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo, học phí, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm đều phải công khai trên kênh thông tin chính thức của trường để người học xã hội tham khảo, giám sát.

Luật cũng ghi rõ, nhà trường phải tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình, đặc biệt là trách nhiệm thực hiện kiểm toán, thực hiện công khai về chất lượng, mức học phí, các khoản thu dịch vụ của nhà trường cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu không thực hiện các quy định, cam kết bảo đảm chất lượng đào tạo.

Điều đó có nghĩa là, các cơ sở GDĐH có trách nhiệm giải trình về các hoạt động mà nhà trường được tự chủ, trong các lĩnh vực: mở ngành, tuyển sinh, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác trong và ngoài nước, tổ chức, nhân sự, tài chính và tài sản.

Thay vì tập trung xử lý các sự vụ, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ tập trung xây dựng và ban hành chiến lược, định hướng, quy hoạch, kế hoạch; quy định cơ chế tự chủ, các chuẩn chất lượng trong giáo dục đại học (bao gồm chuẩn cơ sở GDĐH, chuẩn chương trình đào tạo, chuẩn giảng viên, cán bộ quản lý và các chuẩn khác) để tạo hành lang pháp lý, kiến tạo và định hướng phát triển GDĐH.

Nhà nước cũng có trách nhiệm xây dựng, quy định cơ chế huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển GDĐH; thực hiện các biện pháp hỗ trợ thông qua việc phân loại, thống kê ngành đào tạo, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về GDĐH đáp ứng nhu cầu thông tin cho cơ sở đào tạo, cá nhân, tổ chức có liên quan.

Bên cạnh đó, Luật mới cũng quy định biện pháp công khai minh bạch thông tin, kiểm định chất lượng, thanh tra kiểm tra, xử ký vi phạm và công khai kết quả kiểm định, thanh tra để người học, các cơ quan quản lý có thẩm quyền và xã hội cùng giám sát.

Như vậy, với việc phân cấp, phân quyền rõ ràng như trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH thì những vấn đề về tuyển sinh, chỉ tiêu, mở ngành hoặc bổ nhiệm nhân sự, định mức học phí là trách nhiệm và quyền của các trường đại học. Bộ GD&ĐT xây dựng các chuẩn chất lượng, cơ chế, chính sách, hướng dẫn, tổ chức thực hiện; thúc đẩy cạnh tranh nâng cao chất lượng… và thông qua thanh tra, kiểm tra, giám sát của xã hội để quản lý, phát hiện những cơ sở giáo dục vi phạm để áp dụng chế tài xử phạt theo đúng Luật định, công khai kết quả xử lý vi phạm để phòng ngừa chung.

PV: Tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình, trong Luật có những quy định nào về trách nhiệm của cơ sở đào tạo trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo của mình?

- Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Có thể nói, Luật mới quy định cho cơ sở đào tạo các quyền tự chủ khá toàn diện về chuyên môn, tổ chức bộ máy, tài chính, tài sản và gắn với các quyền tự chủ đó là trách nhiệm giải trình. Tất cả đều hướng tới mục đích đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học. Trách nhiệm phải đảm bảo chất lượng đào tạo của các trường được quy định trong nhiều nội dung tại các điều được sửa trong các chương IV, V, VI, VII về đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, đảm bảo chất lượng đào tạo.

Quy định trực tiếp về vấn đề này tập trung ở Điều 50 về Trách nhiệm của cơ sở GDĐH trong việc bảo đảm chất lượng GDĐH có quy định: các trường đại học phải xây dựng và phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong cơ sở GDĐH phù hợp với sứ mạng, mục tiêu và điều kiện thực tế của nhà trường. Xây dựng chính sách bảo đảm chất lượng, kế hoạch bảo đảm chất lượng GDĐH; tự đánh giá, cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo; định kỳ đăng ký kiểm định chương trình đào tạo và kiểm định cơ sở GDĐH.

Trong chu kỳ kiểm định theo quy định, nếu cơ sở GDĐH không thực hiện kiểm định chương trình hoặc kiểm định chương trình không đạt yêu cầu thì trường phải có trách nhiệm cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo cho người học đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.

Sau 2 năm, nếu không thực hiện kiểm định lại chương trình hoặc kiểm định lại nhưng không đạt thì cơ sở GDĐH phải dừng tuyển sinh đối với chương trình đào tạo đó, phải đảm bảo quyền lợi cho sinh viên.

Trường cũng phải duy trì và phát triển các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, gồm: đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên; chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập; phòng học, phòng làm việc, phòng thí nghiệm, thư viện, hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở thực hành; nguồn lực tài chính, ký túc xá và các cơ sở dịch vụ khác. Đây chính là căn cứ để thanh kiểm tra định kỳ thường xuyên.

Hàng năm, trường phải có báo cáo kết quả thực hiện các mục tiêu chất lượng theo kế hoạch bảo đảm chất lượng GDĐH; công bố công khai các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, kết quả đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng trên trang thông tin điện tử của Bộ GD&ĐT, của cơ sở GDĐH và phương tiện thông tin đại chúng.

Xin trân trọng cảm ơn bà!

PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn các cấp huyện Mỹ Đức thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm

Công đoàn các cấp huyện Mỹ Đức thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, các cấp Công đoàn huyện Mỹ Đức sẽ tiếp tục tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 5/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố.
Không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư

Không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư

(LĐTĐ) Về công tác cán bộ sau sắp xếp đơn vị hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu thực hiện, vận dụng theo nguyên tắc lắng nghe, đáp ứng nguyện vọng về công việc theo quy định, không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư.
Gia Lâm: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

Gia Lâm: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đề nghị các cấp Công đoàn huyện dồn sức, hợp lực tập trung tổ chức các hoạt động thiết thực, hiệu quả hướng về cơ sở, người lao động để Tháng Công nhân thực sự trở thành ngày hội của công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện.
Hội nghị lần thứ 4 Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII: Cho ý kiến vào 13 nội dung

Hội nghị lần thứ 4 Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII: Cho ý kiến vào 13 nội dung

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam khóa XIII tổ chức hội nghị lần thứ 4, cho ý kiến vào 13 nội dung; trong đó tập trung bàn các giải pháp xây dựng đội ngũ Chủ tịch Công đoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là Chủ tịch Công đoàn doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước.
Quận Đống Đa: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Tháng Công nhân" năm 2024

Quận Đống Đa: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Tháng Công nhân" năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận Đống Đa tổ chức Lễ phát động “Tháng Công nhân”, “Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động” năm 2024 và phát động thi đua cao điểm 95 ngày chào mừng 95 năm thành lập Công đoàn Việt Nam.
Khẩn trương tìm kiếm 4 người mất tích trong vụ chìm thuyền tại Quảng Ninh

Khẩn trương tìm kiếm 4 người mất tích trong vụ chìm thuyền tại Quảng Ninh

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 25/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục sự cố chìm thuyền trên sông Chanh thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Tin khác

Nắng nóng trên diện rộng và kéo dài nhiều ngày dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5

Nắng nóng trên diện rộng và kéo dài nhiều ngày dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết từ 26/4-1/5, cơ quan khí tượng cho biết, Tây Bắc Bộ khả năng nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt. Đông Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, khu đồng bằng từ 27-30/4 khả năng nắng nóng diện rộng.
Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển kinh tế số

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển kinh tế số

(LĐTĐ) Thực hiện mục tiêu chuyển đổi số, phường Thụy Khuê (quận Tây Hồ) sẽ triển khai 4 mô hình gồm: Tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt; chợ thanh toán không dùng tiền mặt; cơ sở kinh doanh thanh toán không dùng tiền mặt; trường học thanh toán không dùng tiền mặt.
Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

(LĐTĐ) Vừa qua, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nữ bệnh nhân L.T.Q, (71 tuổi, ở Hưng Yên) nhập viện với chẩn đoán sốt mò, hạ natri máu, suy giáp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ do ung thư tuyến giáp thể nhú, viêm gan theo dõi do thuốc.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/5/2024, nhiều Nghị định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản sơ cứu trẻ khi bị vết thương mạch máu

Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản sơ cứu trẻ khi bị vết thương mạch máu

(LĐTĐ) Để phòng tránh các tai nạn thương tâm xảy ra với trẻ, bên cạnh việc giáo dục và tạo không gian vui chơi an toàn cho trẻ, các bác sĩ khuyến cáo, bất kỳ ai cũng cần trang bị các kiến thức sơ cấp cứu các vết thương mạch máu. Mục đích của việc sơ cứu nhằm cầm máu, hoặc khống chế sự chảy máu cho trẻ, phòng hoặc điều trị sốc và tránh các biến chứng như nhiễm khuẩn,… có thể xảy ra.
Hướng dẫn ghi Phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT

Hướng dẫn ghi Phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 cần đọc kỹ hướng dẫn để ghi Phiếu đăng ký dự thi chính xác, đồng thời phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã khai trong Phiếu.
Từ hôm nay (24/4), học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Từ hôm nay (24/4), học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Từ hôm nay (24/4) đến hết ngày 26/4, các trường phổ thông sẽ cấp cho học sinh đang học lớp 12 năm học 2023-2024 tài khoản và mật khẩu đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024. Học sinh có thể thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi ngay sau khi được cấp tài khoản và mật khẩu, đến hết ngày 28/4.
Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Chiều 23/4, quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024.
Hội Chữ thập đỏ Bình Dương trao học bổng cho học sinh khó khăn

Hội Chữ thập đỏ Bình Dương trao học bổng cho học sinh khó khăn

(LĐTĐ) Đây là một trong những hoạt động hưởng ứng Tháng Nhân đạo năm 2024, gắn với kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Ngày Quốc tế Lao động 1/5.
Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

(LĐTĐ) Đồng hành cùng tổ chức Công đoàn Thủ đô, suốt 7 năm qua, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tổ chức nhiều đợt khám, tư vấn sức khỏe, phát thuốc miễn phí cho nữ công nhân lao động (CNLĐ) các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố. Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực, mang tới cơ hội chăm sóc sức khỏe quý giá cho CNLĐ Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động