Nâng cao hiệu quả của hòa giải tại cơ sở

(LĐTĐ) Hơn 5 năm kể từ khi Luật Hòa giải ở cơ sở có hiệu lực thi hành, công tác tổ chức và hoạt động của các tổ hòa giải trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ hòa giải thành công hằng năm tăng, góp phần hạn chế đơn thư khiếu kiện vượt cấp. Thành công đó có được là do sự quan tâm của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và sự vào cuộc quyết liệt của đội ngũ hòa giải viên cơ sở trong việc giải quyết mâu thuẫn ngay từ khi mới phát sinh.
nang cao hieu qua cua hoa giai tai co so Phường Thượng Thanh, Long Biên: Điểm sáng trong công tác hoà giải
nang cao hieu qua cua hoa giai tai co so Hòa giải ở cơ sở: Góp phần giải quyết mâu thuẫn mới phát sinh
nang cao hieu qua cua hoa giai tai co so Việt Nam là biểu tượng của khát vọng hòa bình và hòa giải

Sân chơi bổ ích cho các hòa giải viên

Với mục đích nhân rộng những mô hình hòa giải hay, Ủy ban Nhân dân thành phố đã phát động cuộc thi “Hòa giải viên giỏi” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2019. Cuộc thi “Hòa giải viên giỏi” được tổ chức nhằm mục đích nâng cao nhận thức của các hòa giải viên về vị trí, vai trò và ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở.

nang cao hieu qua cua hoa giai tai co so
Tiểu phẩm “Người mang ngọn lửa” của đội thi quận Hoàn Kiếm trong Sơ khảo Cụm 1 đã lấy đi nhiều nước mắt của khán giả.

Cùng đó tuyên truyền, phổ biến đến đông đảo cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về pháp luật hòa giải ở cơ sở, các quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ, đời sống hàng ngày của người dân, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận các cấp của Thành phố trong công tác hòa giải ở cơ sở.

Tham dự vòng Sơ khảo cụm 1 Hội thi “Hòa giải viên giỏi” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm nay, đội thi quận Hoàn Kiếm đã xuất sắc chinh phục Ban giám khảo và khán giả và mang lại giải Nhất cho mình bằng sự thể hiện xuất sắc tại 3 vòng thi.

nang cao hieu qua cua hoa giai tai co so
Thông qua Hội thi, các hòa giải viên đã có thêm cơ hội học hỏi những kinh nghiệm từ công tác hòa giải tại các quận huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chia sẻ với phóng viên, bà Ngô Hồng Thủy - Trưởng phòng Tư pháp quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội cho biết: “Để tham dự Hội thi “Hòa giải viên giỏi” trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2019, chúng tôi đã phải thay đổi kịch bản đến 3 lần mới cảm thấy hài lòng. Tiểu phẩm “Người mang ngọn lửa” được lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật ở phường Phúc Tân, chúng tôi đã sân khấu hóa câu chuyện đó thật gần gũi và đưa tới cho khán giả.

Năm nay cũng là năm chủ đề bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em nên chúng tôi gắn với chủ đề phụ nữ và trẻ em để xây dựng lên tiểu phẩm này, gắn với nhà tạm lánh là nơi tạm thời lánh cho những người bị bạo lực. Kết quả là chúng tôi lấy được rất nhiều nước mắt của khán giả cũng như sự đánh giá cao của Ban giám khảo cuộc thi.”

Nói về cảm xúc khi tham dự sơ khảo cuộc thi “Hòa giải viên giỏi” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm nay, bà Phùng Thị Thu Hằng - Hòa giải viên ở thôn Dương Xá, xã Dương Xá (huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội) cho hay: “Bản thân tôi được phân công tham gia cuộc thi hòa giải viên giỏi của thành phố Hà Nội, tôi rất vui và vinh dự bởi tham dự cuộc thi tôi được học hỏi rất nhiều cách làm hay từ các hòa giải viên của các quận huyện.

Từ đó giúp cho công tác hòa giải của bản thân nói riêng và toàn huyện Gia Lâm có bước chuyển biến tích cực hơn.” Cùng đó, hòa giải viên Phùng Thị Thu Hằng cũng bày tỏ mong muốn Sở Tư pháp Hà Nội thường xuyên tổ chức các cuộc thi hữu ích như Hội thi “Hòa giải viên giỏi” để đội ngũ hòa giải viên ở các quận huyện có cơ hội tham gia giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm để công tác hòa giải ở cơ sở ngày càng phát triển, giải quyết được nhiều hơn những mâu thuẫn phát sinh khi còn trong trứng nước.”

Theo kế hoạch, cuộc thi sẽ được tổ chức dưới hình thức sân khấu hóa tới 30/30 quận, huyện, thị xã và 584 xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố. Vòng Sơ khảo dự kiến sẽ tổ chức trong quý III-2019 với 3 cụm thi.

Cụm 1 gồm các quận, huyện: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Hà Đông, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Gia Lâm, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn. Cụm 2 gồm các quận, huyện: Hoàng Mai, Long Biên, Đống Đa, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Chương Mỹ. Cụm 3 gồm các quận, huyện, thị xã: Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Sơn Tây, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức, Ba Vì, Quốc Oai, Phúc Thọ.

Mỗi cụm sẽ chọn 3 đội thi xuất sắc nhất tham dự vòng Chung khảo cấp Thành phố (tổ chức vào quý IV/2019). Ban tổ chức có thể quyết định lựa chọn thêm không quá 1 đội có thành tích tốt trong số 3 cụm thi sơ khảo vào vòng chung khảo.

Các cuộc thi được tổ chức không chỉ là cơ hội để các hòa giải viên trau dồi, chia sẻ những kiến thức kỹ năng hữu ích trong công tác hòa giải mà còn để lại những tình cảm đẹp, khó quên trong lòng các hòa giải viên, giúp các hòa giải viên thêm tự hào về công việc “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”.

Nâng cao hiệu quả công tác hòa giải tại cơ sở

Theo số liệu của Sở Tư pháp Hà Nội, kể từ khi Luật Hòa giải ở cơ sở có hiệu lực thi hành, công tác tổ chức và hoạt động của các tổ hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực. Hiện trên địa bàn thành phố có 5.444 tổ hòa giải với 35.053 hòa giải viên, trong 5 năm (2014 - 2018) tiếp nhận 42.642 vụ việc, kết quả hòa giải thành 34.295 vụ việc, đạt tỷ lệ trên 80%.

Với ưu điểm của hòa giải là linh hoạt về thủ tục, tính thân mật trong giao tiếp, ứng xử trong đó thành phần tổ hòa giải ở cơ sở gồm Trưởng ban Công tác mặt trận, trưởng thôn, trưởng các ngành, đoàn thể thôn, người có uy tín, trách nhiệm, nhiệt tình trong nhân dân bởi vậy dễ bám sát với cuộc sống của người dân sinh sống trên địa bàn.

Những hòa giải viên đa phần có hiểu biết về pháp luật, hiểu biết về xã hội, họ là những người có uy tín ở cộng đồng dân cư qua đó nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp đã được hòa giải kịp thời.

Theo bà Hồ Xuân Hương – Phó Giám đốc Sở Tư pháp, trong những năm qua Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, chính quyền cấp cơ sở từ cấp huyện đến cấp xã ngày càng quan tâm hơn công tác hòa giải, tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô ngày càng ổn định. Cùng với đó, vị trí vai trò của các tổ hòa giải, hòa giải viên trong đời sống xã hội ngày càng được khẳng định và được đón nhận rộng rãi trong cộng đồng dân cư. Chất lượng của các tổ hòa giải ngày càng được nâng cao nhờ khâu lựa chọn các hòa giải viên được chú trọng về năng lực, uy tín đã phát huy được nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo hiệu quả.

Nhiều mô hình hay trong công tác hòa giải ở cơ sở được thực hiện đặc biệt là mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” đã phát huy hiệu quả tích cực. Mạng lưới tổ hòa giải được củng cố, kiện toàn thường xuyên và việc tổ chức bầu hòa giải viên được đa số các xã, phường, thị trấn thực hiện theo quy định của Luật hòa giải cơ sở. Hiện, thành phố Hà Nội có 5.444 tổ hòa giải với 35.053 hòa giải viên với 2.591 tổ hòa giải đạt “Tổ hòa giải 5 tốt” đang hoạt động và đưa lại hiệu quả tích cực.”

Bên cạnh mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” thì trên địa bàn thành phố Hà Nội, các cấp, các ngành cũng tích cực phối hợp nhiều mô hình hay để tuyên truyền pháp luật cũng như đẩy mạnh công tác hòa giải ở cơ sở, các biện pháp hòa giải bạo lực gia đình. Cụ thể, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố với mô hình “Nhóm nòng cốt”, Hội Nông dân Thành phố với mô hình “Câu lạc bộ nông dân với pháp luật”, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố với mô hình “Câu lạc bộ phụ nữ với pháp luật”, “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng”- Bà Hương chia sẻ thêm.

Qua việc triển khai mô hình hòa giải, công tác hòa giải ở cơ sở ngày càng được đẩy mạnh và đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo nên phong trào thi đua trong các quận, huyện. Tiêu biểu như tại quận Tây Hồ, Hoàn Kiếm hầu hết các vụ việc tranh chấp, mâu thuẫn, vi phạm pháp luật nhỏ chưa đáng xử lý bằng hình sự, hành chính trên địa bàn dân cư đều được các tổ hòa giải phát hiện kịp thời và tập trung giải quyết ngay tại cơ sở, tạo được niềm tin trong nhân dân.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Du lịch Thủ đô triển khai nhiều hoạt động, chương trình hấp dẫn dịp 30/4 - 1/5

Du lịch Thủ đô triển khai nhiều hoạt động, chương trình hấp dẫn dịp 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, xây dựng các sản phẩm mới phù hợp nhu cầu, thị hiếu, đáp ứng nhu cầu của du khách.
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

(LĐTĐ) Những ngày cuối tháng Tư, chúng tôi có dịp về làng An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên - nơi đã từng ghi đậm dấu tích minh chứng cho lịch sử của Thành An Thổ trong phong trào Cần Vương chống Pháp và là nơi sinh của đồng chí Trần Phú, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.
Công viên Nước Hồ Tây sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Công viên Nước Hồ Tây sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Với vị trí đắc địa trên đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Công viên Nước Hồ Tây được biết đến như một “Thiên đường giải trí hiện đại” đã sẵn sàng đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Long Biên: Phát động thi đua 95 ngày cao điểm chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Long Biên: Phát động thi đua 95 ngày cao điểm chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động đợt thi đua 95 ngày cao điểm trong đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Long Biên.
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(LĐTĐ) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...
Cứu sống bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột

Cứu sống bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột

(LĐTĐ) Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vừa phẫu thuật thành công cho nam bệnh nhân N.V.Đ (74 tuổi, ở Hà Nội) bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột.
Cách nào để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô?

Cách nào để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô?

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) là một bước tiến lớn trong công cuộc hoàn thiện thể chế về xây dựng, phát triển Thủ đô trong bối cảnh mới. Trong đó, các chính sách về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đã được đề cập một cách rõ nét, thể hiện tầm quan trọng trong chiến lược về con người. Tuy nhiên, làm thế nào để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô, giữ chân người tài là vấn đề “nóng” cần được bàn thảo và quan tâm thấu đáo.

Tin khác

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 5/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội kéo dài hoạt động phố đi bộ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

Hà Nội kéo dài hoạt động phố đi bộ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm vừa thông báo sẽ kéo dài các hoạt động giải trí ở không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Thời gian là 6 ngày, từ ngày 26/4 đến hết ngày 1/5.
Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

(LĐTĐ) Ngày 25/4, thị xã Sơn Tây phối hợp Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị Thông tin báo chí về Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III năm 2024, thời gian chính thức khởi tranh từ ngày 2/5 đến ngày 6/5.
Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

(LĐTĐ) Sau 7 năm đi vào hoạt động, Phố Sách Hà Nội (phố 19/12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã trở thành không gian văn hóa, sinh hoạt giáo dục truyền thống phục vụ công chúng và những người yêu sách Thủ đô, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Quận Hai Bà Trưng hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

Quận Hai Bà Trưng hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân trên địa bàn quận năm 2024.
Hà Nội: Tăng cường phòng chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên

Hà Nội: Tăng cường phòng chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 26/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên.
Nhiều lợi ích cho người dân từ mô hình, sáng kiến mới trong cải cách hành chính

Nhiều lợi ích cho người dân từ mô hình, sáng kiến mới trong cải cách hành chính

(LĐTĐ) Nhằm tiết kiệm chi phí, công sức, thời gian đi lại cho người dân, doanh nghiệp, thời gian qua quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng, đẩy mạnh triển khai các mô hình cải cách hành chính mới. Từ đó, tạo được sự hài lòng, đồng thuận trong nhân dân.
Ngày đầu thí điểm, Hà Nội cấp 370 Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

Ngày đầu thí điểm, Hà Nội cấp 370 Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

(LĐTĐ) Theo thống kê, trong ngày đầu triển khai, thành phố Hà Nội đã có 370 hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID được tiếp nhận, xử lý.
Xôi Phú Thượng – món ăn dân dã hoá di sản

Xôi Phú Thượng – món ăn dân dã hoá di sản

(LĐTĐ) Đầu năm nay, làng nghề xôi Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Món ăn dân dã của người Hà Nội và nhiều du khách chính thức thành di sản được giữ gìn.
Từ ngày 22/4, Hà Nội thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID

Từ ngày 22/4, Hà Nội thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID

(LĐTĐ) Từ ngày 22/4, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID cho các trường hợp công dân Việt Nam có tài khoản định danh điện tử mức độ 2.
Xem thêm
Phiên bản di động