Mùa xuân vẫy gọi

(LĐTĐ) Trong năm qua, Hà Nội đã triển khai bài bản, khoa học việc xây dựng “Đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị”. Việc xây dựng đề án này thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhà khoa học và cũng là mong mỏi của đông đảo người dân Thủ đô để hướng tới một môi trường sống lý tưởng. 
mua xuan vay goi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phải tạo cơ chế tốt hơn cho Thủ đô phát triển
mua xuan vay goi Hà Nội triển khai xây dựng Đề án Chính quyền đô thị bài bản, khoa học
mua xuan vay goi Hà Nội sẽ đi từng bước chắc chắn

Theo số liệu từ Cục Thống kê Hà Nội, tính đến hết năm 2017, dân số Hà Nội trên 7,6 triệu người, tăng 1,8% so với năm trước. Trong đó, dân số khu vực thành thị và nông thôn gần tương đương nhau. Cụ thể, dân số thành thị hơn 3,7 triệu người (chiếm trên 49%); khu vực nông thôn là hơn 3,8 triệu người (chiếm trên 50%).

mua xuan vay goi
Hướng đi của Thành phố là phát triển đô thị thông minh xanh - sạch.

Mật độ dân số tập trung tại các quận khá cao, trung bình tại 12 quận là 11.220 người/km2, cao nhất là quận Đống Đa trên 42.000 người/km2 và thấp nhất là quận Long Biên hơn 4.800 người/km2. Thực trạng trên cho thấy, giữa khu vực thành thị và nông thôn cần có mô hình chính quyền khác nhau để quản lý, điều hành phù hợp với thực tiễn và giải quyết kịp thời các vấn đề cấp thiết của đô thị. Tuy nhiên, trên thực tế có thể còn cao hơn.

Chính vì vậy, để phù hợp với thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước cũng như góp phần xây dựng và bảo vệ Thủ đô, điều quan trọng cần phải có phương thức quản lý mới. Bởi thế, trong Kết luận số 22 về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai đoạn 2011 - 2020, Bộ Chính trị đã đồng ý để thành phố Hà Nội được triển khai thí điểm quản lý mô hình chính quyền đô thị trong khu vực các quận, tiếp tục củng cố chính quyền nông thôn theo quy định của pháp luật.

Thành phố Hà Nội muốn xây dựng đề án, cần nghiên cứu rất kỹ lưỡng, làm từng bước, tất nhiên trên cơ sở đề án Bộ Nội vụ đã xây dựng, được Chính phủ thảo luận và Bộ Chính trị đã định hướng cho Hà Nội.

Thành phố cũng cần tiếp thu kinh nghiệm các nước, địa phương đã làm. Quan trọng nhất chính là chuẩn bị con người để đáp ứng. Bởi, nếu không còn HĐND mà chỉ tập trung vào UBND, được giao quyền, phân cấp nhiều hơn, thì để thực thi, phải chọn được đúng người đủ năng lực, trình độ, đạo đức.

Về nội dung này, PGS.TS Lê Minh Thông, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội cho rằng, xây dựng chính quyền đô thị là câu chuyện không có gì mới mà đã được bàn bạc từ rất nhiều năm nay. Việc thiết kế mô hình chính quyền đô thị cho Thủ đô Hà Nội cần phải phù hợp với xu hướng phát triển và quản lý của thế hệ mới, cụ thể là phải gắn với xã hội số, đô thị thông minh, đồng thời cũng phải gắn với kinh tế thị trường và đảm bảo an ninh quốc phòng, an sinh xã hội, đặc biệt cần quan tâm quản lý 2 vấn đề là dân cư và tính thống nhất của hạ tầng kỹ thuật.

Để phục vụ việc xây dựng đề án chính quyền đô thị, nhiều lãnh đạo quận, huyện, phường bày tỏ sẵn sàng thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị, coi đây là cơ hội để tiếp tục phát triển. Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Chủ tịch UBND phường Phú Thịnh, Thị xã Sơn Tây chia sẻ, Phú Thịnh là phường đô thị nhưng vẫn gắn với nông thôn, trong 8.000 dân thì có hơn 1.000 xã viên hợp tác xã nông nghiệp, nên đòi hỏi việc phát triển nông thôn phải đồng bộ với sự phát triển đô thị.

“Việc xây dựng chính quyền đô thị sẽ giúp đô thị và nông thôn mới xích lại được gần nhau theo hướng tích cực, nông thôn không bị đô thị “kìm kẹp” và từ đó mới thực hiện được việc đô thị hóa 100% toàn phường”, bà Hà cho hay.

Còn ông Trần Ngọc Cường, đảng viên phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân cho rằng, đây là mô hình có tính khả thi cao, giúp tiết kiệm thời gian, nâng cao trách nhiệm của cấp hành chính trong việc tự thực hiện và tự chịu trách nhiệm. “Tôi tin tưởng, với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, Hà Nội sẽ xây dựng thành công đề án chính quyền đô thị, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý, mang lại lợi ích cho người dân”, ông cường bày tỏ.

Qua theo dõi báo, đài được tham khảo các chuyên đề trong đề án xây dựng chính quyền đô thị của Thành phố, nhiều ý kiến của người dân đề xuất Thành phố nên nghiên cứu triển khai nhân rộng mô hình nhất thể hóa bí thư cấp ủy kiêm chủ tịch UBND, bởi thực tế triển khai mô hình này tại một số nơi đã phát huy được vai trò, trách nhiệm của cá nhân, giải quyết việc phát sinh nhanh, hiệu quả.

Một số ý kiến người dân cũng cho rằng, xây dựng thí điểm chính quyền đô thị thì không tổ chức HĐND ở một số địa phương là một bước đi phù hợp. Tuy nhiên, nếu bỏ HĐND phường thì phải phát huy cao vai trò của MTTQ phường…

Ngoài cơ hội để Thủ đô phát triển, tạo ra nhiều đột phá thì việc người dân được lợi gì từ chính quyền đô thị là mối quan tâm của nhiều người. Bạn Nguyễn Tuyết Mai, Bí thư đoàn phường Đống Mác, quận Hai Bà Trưng hy vọng, chính quyền đô thị sẽ giúp người dân có được nhiều tiện ích hơn khi cách giải quyết chậm của chính quyền nông thôn đã không phù hợp với nhịp độ cuộc sống đô thị.

Ngoài ra, chính quyền đô thị sẽ khắc phục được tình trạng quan liêu, xa dân, tăng tự chủ mỗi cấp chính quyền. Mô hình đô thị tốt sẽ giúp chính quyền sát dân, thấu hiểu lo toan, trăn trở của các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo, người yếu thế có thể tiếp cận tốt hơn các dịch vụ giáo dục, y tế…

Chị Nguyễn Thị Lựu, Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Phương Trung I, huyện Thanh Oai bày tỏ, dù chưa rõ kết quả bộ máy chính quyền sẽ thay đổi như thế nào sau khi Đề án Chính quyền đô thị đi vào hoạt động, nhưng như mọi người dân Thủ đô, chị Lựu kỳ vọng, chính quyền đô thị với việc giảm bớt cấp hành chính sẽ kéo theo giảm bớt các bước trong thủ tục hành chính.

Lúc đó công dân chỉ nộp mọi loại hồ sơ tại một cơ quan duy nhất là chính quyền Thành phố; đồng thời, người dân có thể làm thủ tục hành chính bất kỳ nơi nào mà mình thấy tiện lợi. Ngoài ra, chính quyền sẽ phải thận trọng hơn trong hành xử quyền lực. Đó là “thành phố đáng sống” mà mỗi người dân hướng tới.

Đánh giá đây là thời cơ lớn nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho Hà Nội, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh cho rằng, Hà Nội phải chuẩn bị kỹ lưỡng mọi mặt, mà quan trọng nhất là yếu tố con người. Thành phố Hà Nội muốn xây dựng đề án, cần nghiên cứu rất kỹ lưỡng, làm từng bước, tất nhiên trên cơ sở đề án Bộ Nội vụ đã xây dựng, được Chính phủ thảo luận và Bộ Chính trị đã định hướng cho Hà Nội.

Thành phố cũng cần tiếp thu kinh nghiệm các nước, địa phương đã làm. Quan trọng nhất chính là chuẩn bị con người để đáp ứng. Bởi, nếu không còn HĐND mà chỉ tập trung vào UBND, được giao quyền, phân cấp nhiều hơn, thì để thực thi, phải chọn được đúng người đủ năng lực, trình độ, đạo đức. Hiện, UBND vẫn hoạt động theo cơ chế tập thể, nhưng khi có chính quyền đô thị thì quyền của Chủ tịch UBND lớn hơn. Cùng với chuẩn bị con người thật tốt, phải tạo được thống nhất cao về tư tưởng, rồi xây dựng đề án, với giám sát kiên quyết của cấp trên, thì sẽ làm được, tạo niềm tin trong nhân dân.

Nguyễn Công

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Điều kiện để được miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Điều kiện để được miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Từ 22/4/2024, Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), chính thức có hiệu lực.
Hà Nội điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 27 dự án

Hà Nội điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 27 dự án

(LĐTĐ) Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội thống nhất điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 27 dự án với tổng diện tích 53,21ha; điều chỉnh giảm diện tích đất thu hồi tại 11 dự án với tổng diện tích 33,18ha.
Hà Nội giảm mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giảm mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 29/3, tại Kỳ họp thứ 15, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn, thay thế Nghị quyết số 03/2023/NQ-HĐND được ban hành vào ngày 4/7/2023. Theo đó mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024 sẽ giảm đáng kể.
Trao đổi kinh nghiệm, giải pháp thu hút lao động khu vực phi chính thức vào tổ chức Công đoàn

Trao đổi kinh nghiệm, giải pháp thu hút lao động khu vực phi chính thức vào tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Đoàn công tác Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có buổi học tập, trao đổi kinh nghiệm với LĐLĐ quận Bình Tân và LĐLĐ Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
LĐLĐ quận Ba Đình: Đồng hành chăm sóc sức khỏe cho người lao động

LĐLĐ quận Ba Đình: Đồng hành chăm sóc sức khỏe cho người lao động

(LĐTĐ) 100 người lao động thuộc Công đoàn cơ sở khối Doanh nghiệp quận Ba Đình đã được khám sức khỏe sinh sản và tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí.
Công an quận Nam Từ Liêm đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất

Công an quận Nam Từ Liêm đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất

(LĐTĐ) Mới đây, Công an quận Nam Từ Liêm trang trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất và chào mừng 10 năm ngày thành lập Công an quận (1/4/2014 - 1/4/2024).
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Sau khi thực hiện sắp xếp Công đoàn Cơ quan Dân Đảng và Công đoàn Cơ quan Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Gia Lâm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã ra quyết định thành lập 8 Công đoàn cơ sở trực thuộc.

Tin khác

Hà Nội điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 27 dự án

Hà Nội điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 27 dự án

(LĐTĐ) Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội thống nhất điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 27 dự án với tổng diện tích 53,21ha; điều chỉnh giảm diện tích đất thu hồi tại 11 dự án với tổng diện tích 33,18ha.
Công an quận Nam Từ Liêm đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất

Công an quận Nam Từ Liêm đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất

(LĐTĐ) Mới đây, Công an quận Nam Từ Liêm trang trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất và chào mừng 10 năm ngày thành lập Công an quận (1/4/2014 - 1/4/2024).
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
Hội viên, phụ nữ quận Bắc Từ Liêm thực hiện tốt các phong trào thi đua

Hội viên, phụ nữ quận Bắc Từ Liêm thực hiện tốt các phong trào thi đua

(LĐTĐ) Trong năm 2023, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đổi mới nội dung, phương thức phát động và tổ chức, triển khai các phong trào thi đua yêu nước với các nội dung phong phú, thiết thực, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cán bộ, hội viên phụ nữ trong toàn quận.
Cầu Thượng Cát  và cầu Thạch Hãn 1 có thiết kế khác nhau

Cầu Thượng Cát và cầu Thạch Hãn 1 có thiết kế khác nhau

(LĐTĐ) Tại họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội quý I/2024 do UBND thành phố Hà Nội tổ chức, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Bá Nguyên khẳng định, thiết kế cầu Thượng Cát (Hà Nội) và cầu Thạch Hãn 1 (Quảng Trị) không giống nhau.
Chỉnh lý nhiều quy định quan trọng về cải tạo, tái thiết đô thị trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Chỉnh lý nhiều quy định quan trọng về cải tạo, tái thiết đô thị trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh cho biết, qua những lần xin ý kiến, cơ bản việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được các cơ quan Trung ương, đại biểu Quốc hội đánh giá cao và tán thành nhiều nội dung; lãnh đạo Quốc hội đánh giá đủ điều kiện để trình kỳ họp thứ 7 của Quốc hội.
Hàng loạt KOL, Tiktoker livestream bán hàng góp sức đưa hàng Việt Nam lan tỏa

Hàng loạt KOL, Tiktoker livestream bán hàng góp sức đưa hàng Việt Nam lan tỏa

(LĐTĐ) Sáng 28/3, Thành đoàn Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình “Ngày hội người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Thực hiện chuyển đổi số, có khoảng 50 KOL, Tiktoker đến từ các trường đại học trên địa bàn Thành phố sẽ thực hiện livestream bán hàng tại chương trình.
Quận Đống Đa hướng dẫn lấy ý kiến cử tri về sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn

Quận Đống Đa hướng dẫn lấy ý kiến cử tri về sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Quận ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận Đống Đa Nguyễn Anh Cường đề nghị, việc lấy phiếu ý kiến cử tri tại các phường cần được thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật.
Quận Tây Hồ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây

Quận Tây Hồ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây

(LĐTĐ) Sáng 27/3, Quận ủy Tây Hồ tổ chức lễ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây. Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, tham mưu, giúp việc cho Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ quản lý toàn diện, tập trung thống nhất khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận; triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng Đảng.
Thanh Trì: Phát triển đảng viên trẻ từ những “hạt nhân” là học sinh trung học phổ thông

Thanh Trì: Phát triển đảng viên trẻ từ những “hạt nhân” là học sinh trung học phổ thông

(LĐTĐ) Vừa qua, nhân dịp kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, huyện Thanh Trì đã kết nạp 3 học sinh trung học phổ thông vào đội ngũ đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. 3 học sinh đều trưởng thành từ những đoàn viên thanh niên xuất sắc của trường Trung học phổ thông Ngọc Hồi.
Xem thêm
Phiên bản di động