An toàn vệ sinh thực phẩm dịp cận Tết tại các chợ dân sinh có đông công nhân:

Mong mua được thực phẩm sạch

(LĐTĐ) Vào những tháng cuối năm, nhu cầu về thực phẩm của người dân cũng như công nhân lao động tại các Khu Công nghiệp - Chế xuất (KCN-CX) trên địa bàn TP Hà Nội tăng cao. Cùng với đó là nỗi lo an toàn thực phẩm khi tình trạng thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ trà trộn, len lỏi vào chợ dân sinh, chợ tạm ngày càng diễn biến phức tạp. Do đồng lương ít ỏi nhưng phải gánh nhiều chi phí sinh hoạt, vì thế công nhân thường lựa chọn những thực phẩm có giá rẻ, ít khi quan tâm đến nguồn gốc hay chất lượng, miễn ăn vào không bị vấn đề gì.
mong mua duoc thuc pham sach Tăng cường công tác thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm
mong mua duoc thuc pham sach Kỳ 2: Ai kiểm soát nguồn gốc nông sản?

Tiện chỗ nào, mua chỗ đó

Thành phố Hà Nội hiện có 239 chợ, trong đó có gần 170 chợ loại 3 và chợ tạm. Trong khi ba chợ đầu mối và các chợ loại 1, loại 2, việc kiểm tra, giám sát về giá cả, chất lượng hàng hóa được thực hiện khá tốt thì ở các chợ loại 3, chợ tạm, chợ tự phát, việc kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm còn lỏng lẻo, chưa đi vào nề nếp, chưa tạo được niềm tin cho người tiêu dùng.

mong mua duoc thuc pham sach
Nỗi lo an toàn thực phẩm khi tình trạng thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ trà trộn, len lỏi vào chợ dân sinh, chợ tạm ngày càng diễn biến phức tạp.

Nhất là thời điểm cận Tết, tình trạng bày bán tràn lan các thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn Hà Nội diễn ra một cách phổ biến, những mặt hàng này chủ yếu xuất hiện ở các chợ dân sinh, nơi cung cấp chủ lực các nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân và người lao động.

Theo ghi nhận của PV báo Lao động Thủ đô, quanh các KCN trên địa bàn TP Hà Nội như KCN Thăng Long (Đông Anh), KCN Sài Đồng (Long Biên), KCN Phú Nghĩa (Chương Mỹ),… có rất nhiều kiểu chợ: từ chợ lớn, chợ nhỏ cho đến chợ tạm “mọc” trong khu dân cư. Tất cả đều bày bán phong phú, đa dạng về chủng loại từ thực phẩm tươi, thực phẩm đã qua chế biến, đồ khô, bánh kẹo,… cho người dân đặc biệt là công nhân sống trong các khu trọ gần đó.

Do nhu cầu tiêu dùng lớn, thêm đó là việc buôn bán thực phẩm nhập lậu thường mang lại siêu lợi nhuận, nên nhiều thương lái bất chấp pháp luật, coi rẻ sức khỏe của người tiêu dùng, sử dụng nhiều thủ đoạn để vận chuyển vào nội địa rồi đem đi tiêu thụ, nhất là quanh các KCN - nơi có đông đảo công nhân lao động sinh sống, chính vì thế nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết tiếp tục trở thành mối lo ngại lớn.

Dễ dàng quan sát thấy, tại đây, nhiều mặt hàng thực phẩm nông sản không có bao bì, tem nhãn được bày bán tràn lan. Không những thế, thực phẩm tươi sống không được che đậy cẩn thận, khu vực bán gia cầm nặng mùi xú uế nằm cạnh nơi bán thịt lợn, rau củ. Cùng với đó là tình trạng nước thải ở các gian hàng đổ trực tiếp xuống nền đường gây nguy cơ thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thế nhưng cứ vào khoảng 5- 6 giờ chiều, các khu chợ này luôn nhộn nhịp cảnh công nhân tan ca tranh thủ đi chợ mua đồ về nấu cơm sau một ngày làm việc. Cũng như mọi ngày, chị Đào Thị Mai (công nhân công ty Nitori, KCN Thăng Long) dạo quanh một vòng chợ chuẩn bị cho bữa cơm tối khi vừa đi làm về. Rời quê ra Hà Nội làm công nhân được một thời gian, chị Mai và nhiều đồng nghiệp khác còn gặp nhiều khó khăn bởi thu nhập eo hẹp, lại cùng san sẻ khó khăn với người thân ở quê nên họ phải tính toán rất chi li các khoản chi tiêu.

“Tôi và các bạn cùng phòng thường nấu ăn chung một bữa, 3 người gói ghém trong khoảng 30 ngàn đồng, bữa nào sang hơn chút thì 50 ngàn. Thực phẩm tôi mua chủ yếu ở chợ tạm chứ lấy tiền đâu mà mua tại các siêu thị lớn”, chị Mai bộc bạch.

Nhẩm tính một bữa ăn chỉ hơn 10 ngàn đồng/người đầy đủ cả thịt và rau, chúng tôi bày tỏ sự lo lắng về việc thực phẩm không còn tươi ngon như sáng sớm, chất lượng cũng không đảm bảo, chị Mai cũng không ngần ngại chia sẻ: “Nhiều khi cũng lo lắng khi mua thực phẩm tại các khu chợ tạm bởi nguồn gốc không rõ ràng, chưa kể nguy cơ ngộ độc rất lớn. Nhưng đặc thù chúng tôi làm ca kíp, đi làm về muộn mệt nên tiện đâu mua đó, gặp thực phẩm giá cả hợp lý là mua, ăn cho qua bữa để lấy sức mai làm việc tiếp. Cũng ý thức tự bảo vệ mình bằng cách rửa kỹ, nhất là các loại rau, củ, quả, rồi mới chế biến”.

Tương tự như chị Mai, anh Nguyễn Văn Tuấn (công nhân đang làm việc tại KCN Sài Đồng) là khách hàng thường xuyên của thực phẩm đường phố, đặc biệt những món ăn vỉa hè, đồ ăn chế biến sẵn quanh các khu chợ.

“Đa số công nhân nam như chúng tôi thường ít tự nấu ăn, chủ yếu là đi ăn bên ngoài cho nhanh vì không biết nấu. Ăn quán vỉa hè thì quán nào cũng giống nhau thôi, mặc dù biết đồ ăn thức uống không có nguồn gốc, thiếu an toàn vệ sinh thì có thể mang họa vào thân nhưng cực chẳng đã. Năm hết Tết đến, tăng ca bận rộn thời gian đâu mà nghĩ đến đâu là đồ trà trộn, đâu là đồ đạt chuẩn”, anh Tuấn cho hay.

Cần tăng cường quản lý

Theo số liệu từ Sở Công Thương Hà Nội cho thấy, ước tính tổng giá trị hàng hoá phục vụ tiêu dùng trong dịp Tết 2019 vào khoảng 28,5 nghìn tỉ đồng, tăng khoảng 10% so với năm 2018. Dự kiến, số lượng một số mặt hàng chuẩn bị phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết Kỷ Hợi gồm: Gạo 190,600 tấn, thịt lơn 44.000 tấn, thịt gà 14.600 tấn, thịt bò hơn 12.300 tấn, trứng gia cầm 256 triệu quả; rau củ hơn 254.000 tấn, thủy hải sản 11.200 tấn, nông lâm sản khô khoảng 3.500 tấn, khoảng 3.000 tấn bánh mứt kẹo, 200 triệu lít rượu, bia, nước giải khát, 200.000 m3 xăng dầu và các mặt hàng về may mặc, điện máy...

Do nhu cầu tiêu dùng lớn, thêm đó là việc buôn bán thực phẩm nhập lậu thường mang lại siêu lợi nhuận, nên nhiều thương lái bất chấp pháp luật, coi rẻ sức khỏe của người tiêu dùng, sử dụng nhiều thủ đoạn để vận chuyển vào nội địa rồi đem đi tiêu thụ, nhất là quanh các KCN - nơi có đông đảo công nhân lao động sinh sống, chính vì thế nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết tiếp tục trở thành mối lo ngại lớn.

Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam có khoảng 150.000 ca mới mắc và trên 75.000 trường hợp tử vong do ung thư, trong đó có nguyên nhân từ việc sử dụng thực phẩm thiếu an toàn và không rõ nguồn gốc xuất xứ. Hệ lụy, hàng chục ngàn tỷ đồng phải chi trả cho việc khám, điều trị, xét nghiệm, chữa bệnh, không những thế, thực phẩm “bẩn” còn là tác nhân dẫn đến suy giảm sức lao động.

Nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, ngăn chặn thực phẩm không bảo đảm vệ sinh ATTP trước và sau tết Nguyên đán 2019, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 230/KH-UBND, triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ tết Dương lịch, tết Nguyên đán Kỷ Hợi và lễ hội Xuân năm 2019, lực lượng chức năng sẽ tăng cường kiểm soát, xử lý việc sản xuất kinh doanh thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng; tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại…

Có thể thấy, việc tích cực vào cuộc của các cơ quan chức năng TP Hà Nội nhằm đảm bảo nguồn cung thực phẩm, đảm bảo thực phẩm an toàn đến tay người dân, công nhân lao động là một trong những động thái tích cực. Tuy nhiên, để bữa ăn thực sự được đảm bảo an toàn góp phần tái tạo sức lao động, thì công nhân cần trang bị những kiến thức an toàn thực phẩm để tự bảo vệ sức khỏe cho chính mình.

Cùng với đó, đối với người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, cần thực hiện các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh; các quy định về áp dụng sản xuất nông nghiệp sạch; các quy định về chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy, lưu hành sản phẩm, quảng cáo sản phẩm thực phẩm; quy định về cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về sinh an toàn thực phẩm, quy định về khám sức khỏe cho người trực tiếp chế biến thực phẩm, xác nhận kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm.

Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cửa Lò: Khát vọng toả sáng

Cửa Lò: Khát vọng toả sáng

(LĐTĐ) Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, thị xã Cửa Lò, Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Nghê An tổ chức khai mạc Lễ hội Du lich Cửa Lò năm 2024 với chủ đề "Cửa Lò – Khát vọng toả sáng" và công bố Di sản phi vật thể quốc gia Lễ hội Đền Yên Lương.
Khoảnh khắc tự hào của hơn 1.800 học viên VUS tại buổi lễ trao bằng Cambridge

Khoảnh khắc tự hào của hơn 1.800 học viên VUS tại buổi lễ trao bằng Cambridge

(LĐTĐ) Hơn 1.800 học viên và phụ huynh của hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ VUS đã cùng nhau hoà vào không khí của buổi lễ đặc biệt vừa vinh danh cột mốc học tập Anh ngữ, vừa khơi dậy lòng tự hào về quê hương đất nước qua chương trình hè 2024.
Tăng cường bay đêm, VNA nỗ lực "hạ nhiệt" giá vé máy bay

Tăng cường bay đêm, VNA nỗ lực "hạ nhiệt" giá vé máy bay

(LĐTĐ) Phục vụ nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm hè, Vietnam Airlines mở bán nhiều vé hạng phổ thông với mức giá hấp dẫn trong khung giờ tối muộn.
TP.HCM: Đốn hạ hơn 400 cây xanh sẽ để làm tuyến Metro số 2

TP.HCM: Đốn hạ hơn 400 cây xanh sẽ để làm tuyến Metro số 2

(LĐTĐ) Có tổng cộng 453 cây xanh bị ảnh hưởng trong phạm vi dự án Metro số 2 Bến Thành - Tham Lương. Trong số này có 404 cây sẽ bị đốn hạ, 49 cây còn lại sẽ được di dời.
3 chủ nhân giải thưởng VinFuture 2023 lọt Top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới

3 chủ nhân giải thưởng VinFuture 2023 lọt Top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới

(LĐTĐ) Tạp Chí Time công bố danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ). Đây là các nhà khoa học đã được VinFuture vinh danh nhờ công trình khám phá ra phương pháp điều trị bệnh tiểu đường, béo phì và thúc đẩy các liệu pháp điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh.
Phiên chợ Xanh Tử tế ươm tạo những doanh nông tử tế

Phiên chợ Xanh Tử tế ươm tạo những doanh nông tử tế

(LĐTĐ) Phiên chợ Xanh tử tế là phiên chợ do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (Trung tâm BSA) cùng Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (DN HVNCLC) tổ chức lần đầu vào năm 2016, đến nay đã là năm hoạt động thứ 8.
Tăng sức hấp dẫn các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Tăng sức hấp dẫn các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

(LĐTĐ) Đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai đã nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XI) Đồng Nai diễn ra vừa qua.

Tin khác

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

(LĐTĐ) Duới ngọn tháp hàng nghìn năm tuổi, Tháp bà Ponagar (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) hình ảnh các cô gái Chăm múa uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhạc đã dần trở nên quen thuộc với nhiều du khách đến Nha Trang.
Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2023, nhờ thực hiện tốt công tác đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tình hình tai nạn lao động, cháy nổ trên địa bàn Hà Nội đã được phòng ngừa; kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động, giảm thiểu thiệt hại về người, góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình Ngày hội việc làm do Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh tổ chức ngày 31/3, đông đảo lao động nữ đã được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.
Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

(LĐTĐ) Năm qua, các vụ tai nạn lao động xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ yếu là tai nạn ngã cao, vật rơi từ trên cao trong ngành xây dựng; và nạn nhân của các vụ tai nạn lao động hầu hết là lao động phổ thông.
Tình hình tai nạn lao động vẫn còn đáng lo ngại

Tình hình tai nạn lao động vẫn còn đáng lo ngại

(LĐTĐ) Năm 2023, công tác an toàn, vệ sinh lao động trên toàn quốc đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn một số tồn tại, như số vụ tai nạn lao động, số người mắc bệnh nghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng vẫn còn ở mức cao và đáng lo ngại.
Xem thêm
Phiên bản di động