Mơ một chốn an cư

Cảnh sống tạm bợ nay đây mai đó tại các khu nhà trọ không đảm bảo an ninh và chất lượng cuộc sống ở xung quanh các khu công nghiệp và chế xuất (KCN - CX) đã khiến cho không ít công nhân lao động (CNLĐ) đang làm việc tại các KCN - CX cảm thấy mệt mỏi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lao động và nguồn thu nhập. 
mo mot chon an cu Nhiều hoạt động thiết thực vì lợi ích đoàn viên công đoàn và NLĐ
mo mot chon an cu LĐLĐ huyện Hoài Đức khám sức khỏe miễn phí cho đoàn viên

Chính vì thế, sau thời gian dài miệt mài làm việc, tích cóp được một khoản tiền, nhiều CNLĐ bày tỏ mong muốn được sở hữu một căn nhà để yên tâm lao động sản xuất.

mo mot chon an cu
CNLĐ chỉ thực sự yên tâm lao động sản xuất khi họ đã an cư.

Mong muốn an cư để lạc nghiệp

Dạo quanh các khu nhà trọ của CNLĐ ở xung quanh các khu công nghiệp Nội Bài, Thăng Long, Sài Đồng, Quang Minh… chúng tôi mới thấu hiểu nỗi khổ của CNLĐ thuê trọ giá rẻ. Các khu nhà trọ được xây tạm bợ, đa phần là nhà cấp 4, lợp mái fibro xi măng, chia thành nhiều phòng với nhiều diện tích khác nhau, có phòng 8m2, 10m2, 15m2…

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 370/QĐ-TTg về lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Cụ thể, lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các đối tượng mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà để ở theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội trong năm 2018 là 4,8%/năm (0,4%/tháng).

Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay. Theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP, có 10 đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, trong đó có người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp.

Có những khu trọ, các phòng không được thiết kế theo kiểu khép kín mà người thuê trọ phải sử dụng chung khu vực vệ sinh, gây ra nhiều bất tiện cho hoạt động sinh hoạt của mỗi cá nhân. Ngoài ra, tại các khu trọ này còn không đảm bảo an ninh, chất lượng dịch vụ chưa tốt… nhưng do giá thuê rẻ (từ 500.000 đồng - 700.000 đồng/phòng/tháng tùy theo diện tích - PV), phù hợp với nguồn thu nhập nên nhiều CNLĐ vẫn chấp nhận thuê.

Tuy nhiên, đối với nhiều CNLĐ, sau một thời gian miệt mài làm việc, tích cóp được một khoản tiền họ mong muốn được cải thiện cuộc sống, mong muốn sở hữu một căn hộ để thoát khỏi cảnh sống nay đây mai đó trong các xóm trọ lụp sụp, nhếch nhác.

Chị Trần Thị Thu (33 tuổi, quê Thái Nguyên) đang làm việc trong KCN Thăng Long chia sẻ: “Hai vợ chồng tôi đều làm trong KCN Thăng Long, lương tháng của mỗi người trung bình cũng được 6 - 7 triệu, nếu tăng ca đều đặn thì cũng được gần chục triệu/tháng.

Ngoài ra, thời gian rảnh tôi còn bán đồ online trên mạng, nhờ đó mà hàng tháng tôi cũng có thêm một khoản thu nhập kha khá. Sau khi trừ các khoản chi phí tiền phòng trọ, điện nước, phí sinh hoạt và tiền gửi về quê nhờ ông bà chăm con thì vợ chồng tôi cũng dư dả được 7 - 10 triệu/tháng. Hiện tại, vợ chồng tôi đã tích cóp được một khoản tiền và đang có ý định chuyển chỗ ở hoặc mua một căn hộ nhỏ để nâng cao chất lượng cuộc sống, chứ cứ ở như thế này thì không chịu được.”

Chị Thu chia sẻ, phòng trọ của vợ chồng chị hiện tại có giá thuê là 500.000 đồng/tháng, diện tích được khoảng 10m2. Vì khu trọ của chị không có chủ nhà quản lý nên an ninh cũng không được đảm bảo, thực tế đã nhiều lần xảy ra mất trộm nên lúc nào vợ chồng chị cũng lo lắng, bất an.

Điều mà vợ chồng chị Thu lo lắng nữa là chất lượng dịch vụ của khu trọ không đảm bảo, nguồn nước mà cả khu trọ dùng là nước giếng khoan chứ không phải nước sạch, lo sợ ảnh hưởng đến sức khỏe nên chị đã phải mua nước đóng bình về để sử dụng cho việc nấu nướng, còn nước ở khu trọ chỉ để giặt giũ, tắm rửa. “Mong muốn có một căn hộ, đảm bảo an ninh và chất lượng dịch vụ để ổn định cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất có lẽ không chỉ là mong ước của riêng vợ chồng tôi mà còn là mong ước của rất nhiều CNLĐ khác.” - chị Thu chia sẻ.

Chị Nguyễn Thị Hạnh (quê Nam Định) đang làm việc tại KCN Sài Đồng cũng chia sẻ: “Tôi làm cho một công ty nước ngoài tại KCN Sài Đồng, lương tháng cũng được 6 triệu/tháng chưa tính tăng ca, chồng tôi làm cho một công ty ở ngoài, thu nhập được hơn chục triệu/tháng. Tính ra hai vợ chồng thu nhập cũng được gần hai chục triệu/tháng. Vợ chồng tôi đang thuê một phòng trọ tại khu vực Thạch Bàn (quận Long Biên) với giá 700.000 đồng/tháng, cuộc sống cũng tương đối ổn định và có chút dư dả. Nhưng vì hai vợ chồng xác định rời quê lên Hà Nội mưu sinh nên cũng đã đặt mục tiêu cố gắng mua được một căn hộ vì người xưa dạy rồi “an cư, lạc nghiệp”.

Chính vì thế, vợ chồng tôi đang cố gắng làm và tiết kiệm để đạt được mục tiêu mình đặt ra trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, chúng tôi cũng mong nhà nước và các doanh nghiệp có chính sách hỗ trợ để CNLĐ, đặc biệt là những CNLĐ có thu nhập thấp có được một chốn an cư để yên tâm lao động sản xuất, góp phần tạo ra nhiều của cải cho xã hội và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước.”

CNLĐ có nhiều cơ hội sở hữu nhà ở xã hội

Theo Luật Nhà ở năm 2014 và Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội đã có quy định về việc dành quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội, trong đó bao gồm nhà ở cho CNLĐ tại các KCX - CN. Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ cũng đã bổ sung một số quy định về phát triển nhà ở cho người lao động ở khu công nghiệp, khu kinh tế gắn với các dịch vụ xã hội thiết yếu.

Đặc biệt, tại Quyết định số 655/QĐ-TTg ngày 12/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án "Đầu tư xây dựng các thiết chế của Công đoàn tại các KCX-CN" đã giao nhiệm vụ cụ thể các Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh thực hiện các giải pháp theo từng giai đoạn, bảo đảm đến năm 2030 phấn đấu tất cả các KCX-CN trên cả nước đều có thiết chế Công đoàn, từ đó nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho đoàn viên và công nhân bằng những việc làm cụ thể và thiết thực.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc đầu tư nhà tái định cư và nhà ở xã hội không phải là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp, bởi xét về lợi nhuận không bằng việc đầu tư thực hiện nhà ở thương mại, chưa kể những khó khăn khác nhau trong quá trình thực hiện dự án. Vượt qua tất cả những khó khăn đó, tại phân khúc này, Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (Handico) đã khẳng định là đơn vị chủ lực của thành phố Hà Nội trong việc phát triển quỹ nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp với nhiều dự án nhà ở xã hội đã được đựa vào sử dụng như: Nhà ở cho người thu nhập thấp tại Cầu Diễn, quận Bắc Từ Liêm và quỹ đất 20% khu đô thị Sài Đồng, quận Long Biên; Nhà ở cho công nhân tại khu công nghiệp Kim Chung, huyện Đông Anh và Khu công nghiệp Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ…

Đại diện Tổng công ty Handico cho biết, với chủ trương xây dựng nhà ở xã hội có chất lượng như nhà ở để bán, bằng trách nhiệm của doanh nghiệp, Handico đã và sẽ đầu tư xây dựng nhà ở phân khúc này có chất lượng tương đương nhà thương mại, đảm bảo đáp ứng yêu cầu cao nhất về chất lượng, kỹ, mỹ thuật, tiến độ để giúp người dân được tận hưởng cuộc sống văn minh, trong một môi trường xanh, sạch, đẹp.

Trong quý III/2018, Tổng công ty HANDICO dự kiến sẽ khởi công Dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại ô đất CT3, CT4 thuộc khu đô thị mới Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội). Dự án bao gồm 03 tòa nhà chung cư: CT3A, CT3B, CT3C tại ô đất CT3 và 01 tòa nhà chung cư tại ô đất CT4. Tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 133.667m2. Dự kiến thời gian hoàn thành vào quý IV/2020, sẽ đáp ứng chỗ ở cho khoảng 5.330 người với 1.588 căn hộ.

Nhà nước đã và đang có nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt dành cho CNLĐ đang làm việc tại các KCN - CX, cùng với đó là những nỗ lực vượt qua khó khăn của các doanh nghiệp để có được những khu nhà ở xã hội chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của CNLĐ là có được một chốn an cư để yên tâm lao động sản xuất.

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

(LĐTĐ) Các doanh nghiệp du lịch tại Khánh Hoà kì vọng kỳ nghỉ lễ dài ngày 30/4 và 1/5 này là "thời điểm vàng" để đón lượng lớn du khách đến tham quan, lưu trú. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho những chiêu trò lừa đảo như bán tour du lịch không chất lượng, giá r
HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố và các quận, huyện, thị xã có cách làm rất hay, sát thực tiễn, trong đó chú trọng thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các cơ quan. Trong đó, phương thức giám sát tiếp tục được đổi mới theo hướng đi sâu vào những nội dung cụ thể, đi sát đến tận cơ sở.
Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

(LĐTĐ) Xe khách chở khoảng 20 hành khách đang chạy trên tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - Long Thành - Dầu Giây thì bất ngờ bốc cháy, khiến nhiều người hoảng sợ.
Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Để tạo lòng tin, thu hút các nhà đầu tư, nhóm của Khuyên đã đưa ra phương thức trả tiền môi giới cao cho những người giới thiệu, trả lãi cho nhà đầu tư theo ngày với mức lãi suất cao hơn nhiều lần lãi suất ngân hàng (khoảng 2,93%/tháng). Từ năm 2019 đến nay, các đối tượng đã huy động được hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư.
Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với nhóm đối tượng Phùng Văn Thi, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Nghị để điều tra làm rõ về các hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:

Tin khác

Công đoàn Thủ đô luôn sát cánh, chăm lo đời sống công nhân lao động

Công đoàn Thủ đô luôn sát cánh, chăm lo đời sống công nhân lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, các cấp Công đoàn Hà Nội luôn sát cánh, đồng hành cùng chính quyền, doanh nghiệp tích cực triển khai các phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo. Đồng thời tiếp tục làm tốt công tác chăm lo cho đời sống công nhân lao động, đặc biệt là nhân dịp Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ).
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm trao hỗ trợ gia đình nạn nhân vụ tai nạn lao động tại số nhà 22 ngõ Tức Mạc

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm trao hỗ trợ gia đình nạn nhân vụ tai nạn lao động tại số nhà 22 ngõ Tức Mạc

(LĐTĐ) Ngày 16/4, đoàn cán bộ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm do đồng chí Hoàng Hữu Tiến - Phó Chủ tịch LĐLĐ quận Hoàn Kiếm làm trưởng đoàn đã đến phúng viếng, chia buồn, trao hỗ trợ thân nhân nạn nhân Nguyễn Văn Tuấn Anh tại nhà riêng số 311 đường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Cần có giải pháp để công nhân có môi trường sống, làm việc an toàn

Cần có giải pháp để công nhân có môi trường sống, làm việc an toàn

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, việc bảo đảm an ninh trật tự trong công nhân đặt ra yêu cầu cao hơn do xuất hiện nhiều diễn biến phức tạp. Vì vậy, việc xây dựng môi trường an toàn, nâng cao chất lượng sống cho đoàn viên, người lao động được xem là vấn đề cấp thiết, cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành.
LĐLĐ huyện Thanh Trì chăm lo đời sống cho người lao động ngay từ quý I

LĐLĐ huyện Thanh Trì chăm lo đời sống cho người lao động ngay từ quý I

(LĐTĐ) Quý I/2024 là thời điểm tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng, Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp; thi đua lập thành tích mừng những ngày lễ lớn, sự kiện trọng đại của Thủ đô và đất nước. Bám sát sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố, Huyện ủy Thanh Trì, các cấp Công đoàn huyện đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) ngay từ những tháng đầu năm để tạo sức bật cho cả năm và những năm tiếp theo.
Quận Hai Bà Trưng: 100 đoàn viên, người lao động khối Giáo dục được khám sức khỏe miễn phí

Quận Hai Bà Trưng: 100 đoàn viên, người lao động khối Giáo dục được khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2024; 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), sáng 17/4/2024, Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Melatec tổ chức chương trình khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư cho đoàn viên, người lao động đợt 1/2024.
Hà Đông: 150 nữ đoàn viên, người lao động khối Giáo dục được khám sức khỏe miễn phí

Hà Đông: 150 nữ đoàn viên, người lao động khối Giáo dục được khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 Ngày Quốc tế Lao động 1/5; chào mừng Tháng Công nhân năm 2024; hướng tới kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập Công đoàn Hà Đông (2/6/1979 - 2/6/2024); 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024)… sáng 16/4, Liên đoàn Lao động quận Hà Đông phối hợp cùng Bệnh viện Phụ sản Hà Nội Cơ sở 3, tổ chức chương trình khám sức khỏe miễn phí cho nữ đoàn viên, người lao động trên địa bàn quận.
Đà Nẵng: Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân

Đà Nẵng: Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Những năm qua, Công đoàn thành phố (TP) Đà Nẵng đã tập trung thực hiện tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi đoàn viên, người lao động; là đơn vị dành nguồn lực khá lớn để chăm lo cho người lao động.
Công ty Cổ phần Công trình giao thông 2 Hà Nội tổ chức thành công Hội nghị Người lao động

Công ty Cổ phần Công trình giao thông 2 Hà Nội tổ chức thành công Hội nghị Người lao động

(LĐTĐ) Nhằm phát huy quyền dân chủ trực tiếp của người lao động (NLĐ), tạo điều kiện để NLĐ được biết, tham gia ý kiến, quyết định và giám sát các vấn đề liên quan đến quyền lợi của mình, mới đây, Công ty Cổ phần Công trình giao thông 2 Hà Nội tổ chức Hội nghị Người lao động năm 2024, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ của năm 2024. Đây là dịp để tập thể NLĐ và Ban lãnh đạo đơn vị điểm lại những kết quả đạt được trong hoạt động sản xuất, kinh doanh…
LĐLĐ huyện Hoài Đức tổ chức hội thảo khoa học cuốn sách về lịch sử Công đoàn huyện

LĐLĐ huyện Hoài Đức tổ chức hội thảo khoa học cuốn sách về lịch sử Công đoàn huyện

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức hội thảo khoa học cuốn sách “Lịch sử truyền thống phong trào công nhân, viên chức, lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024”.
LĐLĐ quận Long Biên và Công ty Cồn Phụng: Phối hợp chăm lo phúc lợi cho đoàn viên

LĐLĐ quận Long Biên và Công ty Cồn Phụng: Phối hợp chăm lo phúc lợi cho đoàn viên

(LĐTĐ) Theo Chương trình phối hợp vừa ký kết, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên và Công ty TNHH MTV Dịch vụ du lịch thương mại Cồn Phụng (Công ty Cồn Phụng) sẽ tăng cường trao đổi kinh nghiệm; gắn kết các hoạt động chăm lo cho cán bộ Công đoàn, đoàn viên, người lao động thuộc LĐLĐ quận Long Biên.
Xem thêm
Phiên bản di động