Mặt trái của gánh nặng kiến thức

(LĐTĐ) Năm học 2018 - 2019 mới được bắt đầu cũng là lúc dư luận dậy sóng với Chương trình sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 công nghệ giáo dục. Từ sự kiện này nhiều người nêu lên vấn đề: Chính phủ cần tổ chức những “Hội nghị Diên hồng” để đánh giá toàn diện nền giáo dục- đào tạo nước nhà.  
mat trai cua ganh nang kien thuc Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi): Đảm bảo tính khả thi khi đưa vào cuộc sống
mat trai cua ganh nang kien thuc Tranh cãi quanh bộ sách Tiếng việt lớp 1 Công nghệ giáo dục: Tưởng mới hóa cũ
mat trai cua ganh nang kien thuc Làm thế nào để nâng cao hiệu quả?

Tại tại Phiên họp thứ 27 của Ủy ban Ban Thường vụ Quốc hội, các ý kiến thảo luận về Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) khiến chúng ta không khỏi nghĩ suy. Kết luận phiên thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ: “Giờ tôi thấy thương trẻ em, sao học hành khổ sở quá vậy. Chúng tôi ngày xưa đi học đâu đến mức vậy mà từ tên núi, tên sông, tên cao nguyên, thể hiện trên bản đồ sẽ ở đoạn nào giờ vẫn không thể quên được; Lịch sử các trận đánh, các triều đại từ Lý, Trần, Tiền Lê đến giờ cũng vẫn nhớ nguyên. Còn giờ hỏi con trẻ những thứ đó hầu hết đều không biết. Tôi có người bạn là giáo viên, xem sách của cháu nội tôi học mà bảo rất khó, khác hẳn thời xưa mình học. Sao không để cho học sinh được học hành một cách dễ dàng. Chúng ta làm khổ con em quá”.

mat trai cua ganh nang kien thuc
Ngay lớp 1, học sinh đã phải học khá nhiều môn (ảnh internet)

Ý kiến của Chủ tịch Quốc hội rất xác đáng và các nhà hoạch định chính sách về giáo dục cần phải suy nghĩ. Có lẽ so với thế giới, kiến thức trong sách giao khoa của học sinh Việt Nam vào loại “hàn lâm” nhất thế giới. Có lần bạn chị gái tôi từ một nước Đông Âu về nói, con chị bên đó học lớp 5 định chuyển về nước học để gần ông bà nội mà không dám vì thấy chương trình học vừa nặng, vừa khó. Học sinh lớp 7 bên đó chưa chắc giải nổi toán lớp 5 bên mình.

Con tôi và những đưa trẻ sáng thức giấc, soạn sách vở đi học, ở tuổi lên 7 tôi phải xách hộ tuổi cho con lên lớp vì sợ vẹo sống lưng. Nói không ngoa đặt lên bàn cân không dưới 7 kg (tất nhiên tính cả trọng lượng chiếc ba lô). Vẫn biết kiến thức là tri thức, trừ những thiên tài bẩm sinh do trời phú, còn lại muốn nên người, muốn có tri thức phải học. Trong đó kiến thức sách vở là vô cùng quan trọng, song không phải cứ học thật nhiều, thật khó là trở nên giỏi giang!

Tôi không phải bác sĩ, nhưng tin tưởng chắc chắn rằng não bộ của con trẻ cũng giống như cái dạ giày. Nếu chúng ta ăn nhiều thức ăn, chất quá nhiều đâu đã tốt, cuối cùng cho kết quả ngược. Đường tiêu hóa bị tổn thương mà còn khổ cho cả “anh” gan lẫn thận… Não bộ cũng thế, khi trẻ em phải dung nạp vào não bộ quá nhiều kiến thức (chưa nói đến độ khó) sẽ dẫn đến trơ các nơ- ron thần kinh. Hãy tưởng tượng, não bộ con em đang trong giai đoạn phát triển giống như da non. Nếu chúng ta chăm sóc, vệ sinh khoa học da sẽ chóng lành và ngược lại. Thế mà não bộ trẻ đang trong quá trình phát triển, đi học hiện tại chúng ta không những nhồi nhét kiến thức mà còn “bổ sung” lượng kiến thức khá khó. Tưởng cách làm này sẽ góp phần làm cho bé trở nên thông minh, hiểu biết (nói nôm na là thông thái) thì biết đâu có thể làm trơ hóa não bộ.

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nên nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Câu hỏi đặt ra, tại sao lâu nay khi hoạch định chiến lược giáo dục- đào tạo, bộ quản lý nhà nước lại không mời các chuyên gia y tế, tâm lý, các nhà khoa học để tham gia?(xét góc độ phát triển não bộ và sự dung nạp kiến thức). Điều lạ, thời gian qua, chúng ta được nghe và đề cập rất nhiều đến Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (cách mạng 4.0) và thực tế, trong lĩnh vực giáo dục chúng ta cũng đề cập việc áp dụng cách mạng 4.0 bằng ngôn từ “công nghệ giáo dục”. Nhưng ở phạm trù phát triển, chúng ta lại đang bỏ quên việc áp dụng công nghệ để tính toán tỷ lệ của quá trình phát triển não bộ trẻ em với lượng dung nạp kiến thức thế nào là vừa đủ? Nói một cách ngắn gọn dung nạp kiến thức thế nào để đứa trẻ đó phát triển bình thường (vẫn nạp kiến thức sách vở cần và đủ mà vẫn có chỗ cho tư duy).

mat trai cua ganh nang kien thuc
Muốn đổi mới căn bản giáo dục- đào tạo, Bộ GDĐT cũng nên tham khảo các chuyên gia ý tế xem não bộ trẻ em nạp bao nhiêu kiến thức là đủ. Còn cứ như hiện nay, chiếc cặp sách các em đến lớp vẫn... rất nặng (ảnh minh họa báo DT)

Trong quá trình phát triển, tư duy đóng va trò hết sức quan trọng. Một nhà khoa học đã từng nói: “Tôi tư duy nghĩa là tôi tồn tại”. Bởi thế, trong một xã hội với rất nhiều đổi thay từ cấu trúc vũ trụ, tự nhiên và xã hội muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi mỗi đứa trẻ (thế hệ tương lai của đất nước) phải có tư duy. Muốn có tư duy, bộ não phải được hấp thụ chừng mực kiến thức sách vở để dành chỗ cho việc khám phá, lý giải những điều mắt thấy, tai nghe đang diễn ra quanh mình. Vậy mà tiếc thay, khoa học giáo dục thời gian qua dường như đang bỏ quên yếu tố này.

Đấy là chưa kể đến vấn đề bội thực học hành mà kiến thức vẫn nông. Sinh thời, Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Ấy vậy, nay học hành nhiều thế mà kiến thức về lịch sử, địa lý của thế hệ đương đại vẫn rất nông. Những tâm tư của Chủ tịch Quốc hội như đã đề cập ở trên là minh chứng sống động.

Cũng liên quan đến sự học, xét cho cùng học để lấy kiến thức sau đó tạo nguồn lực cho xã hội. Ấy vậy, giáo dục thời gian qua (kể cả 3 cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) đang phải học rất nặng. Đơn cử một học sinh chuyên xã hội, lên đến cấp 3 vẫn phải “gánh” các môn toán, lý, hóa… với lượng kiến thức “đồ sộ”. Mà thực chất, những kiến thức này chẳng giúp gì sau khi học sinh đó thì vào các ban C, D của các trường đại học rồi tốt nghiệp đi làm.

Nhân năm học mới bắt đầu, mạn đàm về vấn đề giáo dục, có lẽ để giáo dục - đào tạo nước nhà thực sự tạo ra những lớp người nhân văn, có tri thức, tài ba để sau này phụng sự Tổ quốc trong một thế giới đang có những đổi thay… đã đến lúc chúng ta cần làm một cuộc cách mạng thực sự về giáo dục thay vì những “tranh cãi” hay áp dụng những “nhánh nhỏ” mang tính tiểu tiết về cải cách, hay đề tài nghiên cứu liên quan đến tiếng Việt… làm dậy sóng dư luận.

Lê Hà

Nên xem

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

(LĐTĐ) Để thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã tăng cường lực lượng, phương tiện, thường xuyên tuần tra, kiểm soát xử lý các vi phạm theo các chuyên đề như: Chở hàng quá tải trọng, quá khổ, tự ý cải tạo phương tiện, chạy quá tốc độ, học sinh không đội mũ bảo hiểm...
Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Đám cháy xảy ra tại kho chứa phụ kiện gỗ ở xóm 4, thôn Việt Yên, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì. Diện tích kho bị cháy khoảng 50m2. Lực lượng chức năng đã khẩn trương xử lý ngăn cháy lan và dập tắt đám cháy...
Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

(LĐTĐ) Chiều 23/4, Đoàn giám sát số 2 của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Phạm Quí Tiên làm trưởng đoàn đã làm việc với quận Ba Đình về việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi công vụ của các cơ quan nhà nước tại thành phố Hà Nội.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

(LĐTĐ) Ngày 23/4, thay mặt lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Phó Chủ tịch Phan Văn Anh cùng đoàn công tác đã đến thăm viếng, chia buồn với các gia đình nạn nhân tử vong và thăm hỏi nạn nhân bị thương trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.
Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) vừa công bố kế hoạch phục vụ hành khách đi lại bằng xe buýt trong các ngày trước, trong và sau kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Chiều 23/4, quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024.
Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đó là thông tin được đại diện Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương cho biết tại buổi họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh quý I/2024 trên địa bàn diễn ra ngày 23/4.

Tin khác

Phòng chống nắng nóng, xâm nhập mặn tại Thành phố Hồ Chí Minh

Phòng chống nắng nóng, xâm nhập mặn tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) triển khai hàng loạt giải pháp để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra do nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2024.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Yên Bái khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn khiến 7 công nhân tử vong, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nếu có.
Các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định

Các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định của pháp luật và 7 văn bản chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương

Tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương

Chiều 22/4, ông An Hoàng Linh, Bí thư Huyện ủy Yên Bình (Yên Bái) cho biết, tại Nhà máy xi măng Yên Bái (trên địa bàn thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 7 người tử vong và 3 người bị thương.
Gắn kết, hài hòa giữa quy hoạch đô thị và nông thôn

Gắn kết, hài hòa giữa quy hoạch đô thị và nông thôn

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 22/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân, doanh nghiệp lo lắng về điện

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân, doanh nghiệp lo lắng về điện

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong năm 2024, phải tập trung cho công tác điều hành và củng cố năng lực truyền tải điện; tăng cường rà soát, kiểm tra, đôn đốc, không để tình trạng "nước đến chân mới nhảy".
Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

(LĐTĐ) Huyện Thanh Oai đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm phát huy giá trị, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; đồng thời, khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

(LĐTĐ) Chiều 18/4, tại xã Mông Hóa, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hòa Bình và Công ty TNHH Nước sạch Hòa Bình - Xuân Mai (đơn vị thành viên của Công ty cổ phần nước AquaOne) tổ chức Lễ khởi công giai đoạn 1 Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống cấp nước Xuân Mai - Hòa Bình.
Xem thêm
Phiên bản di động