Lưu giữ tinh hoa đất nghề

(LĐTĐ) Thạch Thất là mảnh đất có bề dày văn hóa - lịch sử lâu đời với không ít di sản văn hóa phi vật thể được người dân lưu giữ. Ở mảnh đất này hiện còn có rất nhiều nghệ nhân vẫn đang hàng ngày cần mẫn gìn giữ, truyền lửa tinh hoa cho thế hệ sau. Mồi lần có dịp về các làng nghề nơi đây, tôi lại được chứng kiến mạch nguồn truyền thống vẫn không ngừng tuôn chảy, không ngừng tiếp nối.
Tạo sức sống mới cho làng nghề Hà Nội sẽ có một thương hiệu hoa giấy

Hữu xạ tự nhiên hương

Thời điểm trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, tôi không ít lần lang thang ở những làng nghề nơi xứ Đoài này. Những dịp ấy, trên mảnh đất Thạch Thất, tôi đã thăm nhiều làng nghề như làng nghề cơ kim khí Phùng Xá (Phùng Xá), làng nghề mộc, may Hữu Bằng (Hữu Bằng), làng nghề mây, tre giang đan xuất khẩu Thái Hòa, Phú Hòa, Bình Xá (Bình Phú), làng nghề mộc Chàng Sơn (Chàng Sơn), làng nghề mộc, xây dựng Canh Nậu (Canh Nậu), làng nghề mộc, xây dựng Dị Nậu (Dị Nậu), làng nghề chè lam Thạch Xá (Thạch Xá)… mỗi một nơi lại cho thấy sức sống bền bỉ, sự lưu truyền các sản phẩm thủ công chứa đựng các giá trị vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú.

Lưu giữ tinh hoa đất nghề
Nghề chế tác đá ong ở xã Bình Yên. (Ảnh: Giang Nam)

Còn nhớ, lần ghé đến những ngôi làng quy tụ nghệ nhân lưu truyền nghề “thổi hồn” cho gỗ để tạo dựng những nếp nhà cổ quanh Hà thành, tôi đúc kết ra rằng với nghề này hẳn chẳng nơi đâu thợ lành nghề và vượt qua được Hương Ngải ở xã Hương Ngải (huyện Thạch Thất), làng Phù Yên ở xã Trường Yên (huyện Chương Mỹ) hay làng Áng Phao ở huyện Thanh Oai…

Với Hương Ngải, nơi đây đã nổi tiếng từ xa xưa với nghề dựng nhà cổ. Tính đến nay, mảnh đất này đã sản sinh ra không ít nghệ nhân với tay nghề cao khó nơi đâu bì được. Lần giở quá khứ cũng có thể thấy, ở Hương Ngải đã có không ít thợ từng tham gia phục hồi Nhà Thái Học trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tu tạo chùa Hòe Nhai (đều ở nội thành Hà Nội), nhiều nhà cổ ở Đường Lâm (thị xã Sơn Tây), khu du lịch Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh)... đây đều là những công trình mang tầm vóc với ý nghĩa lịch sử lớn.

Một điểm đặc trưng của nhà gỗ cổ mà người thợ Hương Ngải làm là mọi chi tiết đều làm bằng gỗ. Nói cách khác, thay vì dùng đinh, vít để liên kết người thợ sẽ sử dụng mộng, các cấu kiện được chạm trổ hoa văn mềm mại, tinh tế. Nhà gỗ có độ bền cao, ấm áp vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè, dễ dàng tháo dỡ, di chuyển khi cần thiết. Do đó, nhiều người có điều kiện kinh tế thường dựng nhà gỗ để ở và cũng coi như một thú chơi.

Để dựng được một ngôi nhà cổ, người thợ phải “đa năng” và hội tụ nhiều hiểu biết. Hay có thể hiểu, người thợ Hương Ngải đều là những người biết và am tường từ việc chọn nguyên liệu đến cách làm, cách dựng. Bởi theo quan niệm xưa, một ngôi nhà vừa đẹp, chất lượng tốt, vừa phải đảm bảo yếu tố tâm linh phong thủy. Vì vậy, người thợ cần phải am hiểu về thuật phong thủy và có tâm sáng mới làm được nghề. Theo những nghệ nhân làng nghề, việc lựa gỗ tưởng đơn giản, nhưng lại cần nguyên tắc riêng. Kinh nghiệm của người thợ nơi đây là khi chọn gỗ phải chú ý, không dùng gỗ cưa cụt ngọn, hoặc cây bị sét đánh bởi như thế sẽ làm mất lộc của gia chủ.

Cùng với nghề làm nhà gỗ cổ truyền, nghề làm chuồn chuồn tre, xã Thạch Xá cũng đã và đang tạo nên một sản phẩm lưu niệm đặc sắc, giúp những giá trị truyền thống của Việt theo cánh chuồn chuồn tre “bay” ra thế giới. Những chú chuồn chuồn tre ở Thạch Xá đặc biệt ở chỗ, dù không được gắn bất kỳ một thiết bị hay động cơ nào, nhưng chúng lại có khả năng đứng thăng bằng một cách ngoạn mục ở mọi vật liệu.

Tự hào với đất nghề

Có một điểm ấn tượng từ những làng nghề ở Thạch Thất mà tôi thấy được, ngoài sức sống bền bỉ, những làng nghề đều “hữu xạ tự nhiên hương”. Nghĩa là, bằng chất lượng và uy tín của mình, những mối hàng, hay khách thập phương có nhu cầu đều tự tìm đến làng nghề. Người nọ thấy sản phẩm tốt và chất lượng thì đều rỉ tai nhau để tìm đến.

Thực tế cũng cho thấy, những năm qua, làng nghề thủ công truyền thống của Thạch Thất đã phát triển nhanh chóng, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển kinh tế cũng như giải quyết nhiều việc làm cho người lao động. Đặc biệt, việc duy trì và phát huy hiệu quả các làng nghề, nghề thủ công truyền thống trên địa bàn huyện lại càng có ý nghĩa thiết thực và quan trọng trong xây dựng nông thôn mới hiện nay.

Lưu giữ tinh hoa đất nghề
Nghề dựng nhà cổ. (Ảnh: Giang Nam)

Chẳng khó để thấy khi một số doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn đang tích cực tìm kiếm thị trường thông qua các hội chợ triển lãm và quảng bá sản phẩm trên nhiều kênh khác nhau. Hơn thế, thời gian qua, các cấp, ngành trên địa bàn huyện Thạch Thất cũng nỗ lực chỉ đạo, triển khai thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Sau triển khai, chương trình OCOP đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tạo tiền đề để nông nghiệp huyện Thạch Thất từng bước hình thành vùng sản xuất tập trung, xây dựng thương hiệu sản phẩm, tăng thêm thu nhập ổn định cho người dân.

Hiện huyện Thạch Thất đang tiếp tục tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao, đầu tư cơ sở hạ tầng khang trang, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, phát triển công nghiệp, dịch vụ để cải thiện hơn nữa chất lượng đời sống người dân.

Trở lại câu chuyện những nghệ nhân và làng nghề ở Thạch Thất, có thể nói không ngoa, nghệ nhân chính là linh hồn của làng nghề mà người ta quen gọi là “báu vật nhân văn sống”. Thế nhưng, thẳng thắn nhìn nhận hiện nghệ nhân và làng nghề đang phải đối rất nhiều khó khăn. Bên cạnh khuyết thiếu việc vinh danh các nghệ nhân, thiếu sự động viên, quan tâm về mặt tinh thần cũng như vật chất, những nghệ nhân và làng nghề còn đang phải “tự bơi” trong nền kinh tế thị trường.

Chẳng hạn, trong dịp ghé phường rối nước Chàng Sơn, ông Nguyễn Văn Dậu - Trưởng phường rối nước Chàng Sơn chia sẻ, trăn trở lớn nhất của ông là nguồn kinh phí để duy trì hoạt động của phường rối. Các đạo cụ biểu diễn đã xuống cấp rất nhiều. Việc tạo ra một bộ rối mới hoàn chỉnh cũng cần nguồn chi phí rất cao. Cùng đó, không ít những nghệ nhân đã phải bỏ nghề vì những khó khăn của cuộc sống. Còn lại số ít những nghệ nhân tâm huyết với nghề như ông Dậu, muốn gắn bó với rối nước của Chàng Sơn thì đã bước sang tuổi xế chiều.

Theo nghệ nhân Đỗ Văn Liên - nghệ nhân làm chuồn chuồn tre ở Thạch Xá thì lại mong mỏi dịch Covid-19 sớm qua, để những cánh chuồn chuồn tre lại có thể thỏa sức khoe sắc với khách thập phương ở các điểm du lịch. Để cánh chuồn chuồn tre lại “tung bay”, tiếp thêm sức sống cho làng, cho nghề và cho những nghệ nhân.

Ông Vương Văn Hùng, chủ cơ sở chế tác đá Hùng Châu - một trong những người được mệnh danh “đôi bàn tay vàng” trong nghề chế tác đá ong ở xã Bình Yên lại lo rằng những giá trị tinh hoa cùng nét đặc trưng của nền văn hóa đá ong sẽ dần không còn khi nguồn nguyên liệu khai thác dần cạn kiệt. Cùng đó là những nghệ nhân làm đá ong đang ngày càng vắng bóng mà cả những dấu ấn từ đá ong trong đời sống vật chất, tinh thần của bà con nơi đây cũng đang mai một đi trông thấy.

Rõ ràng, phát huy giá trị làng nghề trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống thu nhập của người dân là một trong những công việc quan trọng bậc nhất ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, trước làn sóng thị trường, sự cạnh tranh của nhiều sản phẩm công nghiệp, phải chăng chúng ta nên nhìn vào thực tế là không ít sản phẩm làng nghề truyền thống bị mai một. Chúng ta tự hào, nhưng không thể tự hào suông. Tự hào phải gắn trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ. Nói cách khác, để lưu giữ tinh hoa làng nghề, nhìn từ góc độ làng nghề và nghệ nhân ở Thạch Thất mở rộng ra có thể thấy từ mỗi làng nghề, các cấp chính quyền cần vào cuộc thực chất, chủ động hơn trong phát triển thị trường, nâng cao giá trị của sản phẩm. Thêm vào đó, các vùng đất có nghề cần chú trọng việc đào tạo truyền dạy nghề, xem đây là công việc rất bức thiết.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh giao ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Hà Nội phụ trách, điều hành Sở Y tế sau khi bà Trần Thị Nhị Hà được điều động đến nhận công tác tại Ban Dân nguyện, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Công đoàn Nghệ An sẽ triển khai Tháng Công nhân năm 2024 với nhiều hoạt động đổi mới

Công đoàn Nghệ An sẽ triển khai Tháng Công nhân năm 2024 với nhiều hoạt động đổi mới

(LĐTĐ) Tháng Công nhân năm 2024 được Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An xây dựng với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết”.
Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

(LĐTĐ) Trong năm 2024 tỉnh Đồng Nai sẽ giám sát, đánh giá đối với 145 dự án đầu tư công nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý dự án của chủ đầu tư và quá trình giải ngân vốn.
Đồng chí Nguyễn Duy Hiển giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện Thường Tín

Đồng chí Nguyễn Duy Hiển giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện Thường Tín

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành để bầu bổ sung Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, chức danh Chủ tịch LĐLĐ huyện; ủy viên Ủy ban Kiểm tra và Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra LĐLĐ huyện Thường Tín khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ tổ chức lễ gắn biển công trình nâng cấp, cải tạo Trường Trung học cơ sở (THCS) Quảng An. Đây là công trình được quận Tây Hồ lựa chọn gắn biển chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII - nhiệm kỳ 2024 - 2029.
LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024; triển khai nhiệm vụ, công tác công đoàn quý II/2024.
Tháng 3/2024, khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt

Tháng 3/2024, khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Sở Du lịch Hà Nội thông tin, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt khách, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Tin khác

Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ tổ chức lễ gắn biển công trình nâng cấp, cải tạo Trường Trung học cơ sở (THCS) Quảng An. Đây là công trình được quận Tây Hồ lựa chọn gắn biển chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII - nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Hà Nội điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 27 dự án

Hà Nội điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 27 dự án

(LĐTĐ) Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội thống nhất điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 27 dự án với tổng diện tích 53,21ha; điều chỉnh giảm diện tích đất thu hồi tại 11 dự án với tổng diện tích 33,18ha.
Công an quận Nam Từ Liêm đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất

Công an quận Nam Từ Liêm đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất

(LĐTĐ) Mới đây, Công an quận Nam Từ Liêm trang trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất và chào mừng 10 năm ngày thành lập Công an quận (1/4/2014 - 1/4/2024).
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
Hội viên, phụ nữ quận Bắc Từ Liêm thực hiện tốt các phong trào thi đua

Hội viên, phụ nữ quận Bắc Từ Liêm thực hiện tốt các phong trào thi đua

(LĐTĐ) Trong năm 2023, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đổi mới nội dung, phương thức phát động và tổ chức, triển khai các phong trào thi đua yêu nước với các nội dung phong phú, thiết thực, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cán bộ, hội viên phụ nữ trong toàn quận.
Cầu Thượng Cát  và cầu Thạch Hãn 1 có thiết kế khác nhau

Cầu Thượng Cát và cầu Thạch Hãn 1 có thiết kế khác nhau

(LĐTĐ) Tại họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội quý I/2024 do UBND thành phố Hà Nội tổ chức, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Bá Nguyên khẳng định, thiết kế cầu Thượng Cát (Hà Nội) và cầu Thạch Hãn 1 (Quảng Trị) không giống nhau.
Chỉnh lý nhiều quy định quan trọng về cải tạo, tái thiết đô thị trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Chỉnh lý nhiều quy định quan trọng về cải tạo, tái thiết đô thị trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh cho biết, qua những lần xin ý kiến, cơ bản việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được các cơ quan Trung ương, đại biểu Quốc hội đánh giá cao và tán thành nhiều nội dung; lãnh đạo Quốc hội đánh giá đủ điều kiện để trình kỳ họp thứ 7 của Quốc hội.
Hàng loạt KOL, Tiktoker livestream bán hàng góp sức đưa hàng Việt Nam lan tỏa

Hàng loạt KOL, Tiktoker livestream bán hàng góp sức đưa hàng Việt Nam lan tỏa

(LĐTĐ) Sáng 28/3, Thành đoàn Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình “Ngày hội người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Thực hiện chuyển đổi số, có khoảng 50 KOL, Tiktoker đến từ các trường đại học trên địa bàn Thành phố sẽ thực hiện livestream bán hàng tại chương trình.
Quận Đống Đa hướng dẫn lấy ý kiến cử tri về sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn

Quận Đống Đa hướng dẫn lấy ý kiến cử tri về sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Quận ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận Đống Đa Nguyễn Anh Cường đề nghị, việc lấy phiếu ý kiến cử tri tại các phường cần được thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật.
Quận Tây Hồ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây

Quận Tây Hồ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây

(LĐTĐ) Sáng 27/3, Quận ủy Tây Hồ tổ chức lễ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây. Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, tham mưu, giúp việc cho Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ quản lý toàn diện, tập trung thống nhất khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận; triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng Đảng.
Xem thêm
Phiên bản di động