8 năm gia nhập WTO

Lượng chuyển biến, nhưng chất cần phải tinh

Vừa qua, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có buổi giám sát tại UBND TP Hà Nội về kết quả quá trình gia nhập WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới) sau 8 năm Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức này (2007).
Việt Nam gia nhập Công ước về thúc đẩy ATVSLĐ

Theo báo cáo của Phó chủ tịch UBNDTP Nguyễn Ngọc Tuấn, nhờ xác định việc hội nhập kinh tế quốc tế là nhiệm vụ quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nước nhà nói chung, thủ đô nói riêng, thế nên ngay từ những ngày đầu gia nhập WTO, Hà Nội đã tập trung thực hiện các nhiệm vụ được giao. Thành phố đã triển khai thực hiện công tác quản lý giá đảm bảo phù hợp với các quy định trong WTO. Thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn (với lãi suất bằng không) để dự trữ các mặt hàng thiết yếu nhằm bình ổn giá cả thị trường; Cạnh đó, công tác quản lý thuế luôn được điều chỉnh để phù hợp với những cam kết của WTO. Nhờ đó, đến nay thủ tục đăng ký khai thuế cho doanh nghiệp và người dân đã được giảm đáng kể (đã giảm từ 537 giờ/năm xuống còn 167 giờ/năm hiện nay).

Lượng chuyển biến,  nhưng chất cần phải tinh
Kinh tế thủ đô có bước phát triển nhanh và toàn diện

Về lĩnh vực quy hoạch, thu hút đầu tư, tính từ năm 2007 đến nay, Hà Nội đang tiếp nhận và triển khai nhiều dự án ODA trong lĩnh vực hạ tầng giao thông với số vốn hơn 24 nghìn tỷ đồng (gồm các dự án của thành phố và Bộ Giao thông - Vận tải làm chủ đầu tư trên địa bàn thành phố). Đến thời điểm 20/01/2015, thành phố đã có trên 63 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 23 tỷ USD với 3.039 dự án. Vốn đầu tư thực hiện đạt khoảng 12 tỷ USD, chiếm khoảng 55%, tập trung vào các lĩnh vực như xây dựng, thương mại, công nghệ thông tin, văn hóa - xã hội (trên 65% tổng số dự án FDI). Đi liền với các việc làm trên, kể từ khi gia nhập WTO, thành phố đã triển khai tích cực công tác cải cách hành chính; đặc biệt cải cách thủ tục hành chính, xem đây là động lực cho sự phát triển.

Phó chủ tịch Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh: Từ khi Việt Nam tham gia chính thức WTO, kinh tế thủ đô luôn có bước phát triển nhanh và toàn diện. Tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2007 - 2014 bình quân đạt 9,85%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng tăng, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm; kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân giai đoạn 2007 - 2014 đạt 13,8%/năm, trong đó, xuất khẩu địa phương tăng 16,7%/năm. Kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân 8,7%/năm, nhập khẩu địa phương tăng 0,3%/năm. Tính đến nay, Hà Nội có khoảng trên 2.000 doanh nghiệp trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tới trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Hà Nội tiếp tục thay đổi theo hướng giảm dần các mặt hàng nguyên liệu thô, nông sản chưa chế biến và tăng dần số lượng các mặt hàng chế biến, hàng công nghiệp có giá trị gia tăng cao…

Bên cạnh những gì đã đạt được, lãnh đạo TP cũng chỉ rõ những hạn chế mà Hà Nội vẫn chưa tận dụng hết sau khi Việt Nam gia nhập WTO, trong đó có việc tận dụng các dự án có hàm lượng công nghệ và chất xám cao để làm nền móng cho kinh tế thủ đô phát triển nhanh, bền vững vẫn còn chậm; tranh thủ vốn, công nghệ để sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao trong lĩnh vực tiêu dùng, nông nghiệp chưa nhiều. Tới đây Hà Nội sẽ phải khắc phục bằng được những yếu kém này để đón những hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký với một số nước, khu vực; đặc biệt là TPP.

Trưởng đoàn giám sát Nguyễn Văn Phúc, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đề nghị, thành phố cần chú trọng hơn nữa đến công tác quy hoạch, nhất là quy hoạch đô thị; nâng cao hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Đặc biệt, cần quan tâm xây dựng các thương hiệu của thủ đô, không để các thương hiệu đã có bị mai một. Cạnh đó, phải đi tắt đón đầu từ những cơ chế mở do WTO và các hiệp định thương mại tự do mang lại, sao cho Hà Nội phải cạnh tranh với toàn cầu bằng nền kinh tế tri thức; những sản phẩm hàng hóa làm ra phải có hàm lượng gia tăng cao nhất, chất lượng tốt nhất.

Tuệ Giang

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng (105 Tây Sơn, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”.
TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động".
Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

(LĐTĐ) Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy: “Thi đua là cách tốt nhất và thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ, thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm để thi đua mãi”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây đã chủ động phát động sâu rộng các phong trào thi đua trong đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn thị xã.
Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

(LĐTĐ) Vé máy bay trong nước quá đắt do “khan” máy bay phục vụ đợt cao điểm nghỉ lễ, nên nhiều người đã chọn cách đi du lịch các nước trong khu vực. Giá vé xe khách, tuy ngành Giao thông vận tải yêu cầu nhà xe không tăng giá, nhưng việc đặt chỗ xe đã “nóng” từ lâu. Thời điểm này đặt xe từ Hà Nội về các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh bằng xe chất lượng cao rất khó. Đơn giản, vì chỗ đã được hành khách đặt trước từ lâu rồi.
3 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

3 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

(LĐTĐ) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố quyết định xử phạt 3 doanh nghiệp với tổng số tiền 600 triệu đồng. Doanh nghiệp bị phạt nặng nhất gần 450 triệu đồng vì không đăng ký giao dịch chứng khoán.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/5/2024, nhiều Nghị định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Tin khác

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Yên Bái khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn khiến 7 công nhân tử vong, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nếu có.
Các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định

Các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định của pháp luật và 7 văn bản chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương

Tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương

Chiều 22/4, ông An Hoàng Linh, Bí thư Huyện ủy Yên Bình (Yên Bái) cho biết, tại Nhà máy xi măng Yên Bái (trên địa bàn thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 7 người tử vong và 3 người bị thương.
Gắn kết, hài hòa giữa quy hoạch đô thị và nông thôn

Gắn kết, hài hòa giữa quy hoạch đô thị và nông thôn

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 22/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân, doanh nghiệp lo lắng về điện

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân, doanh nghiệp lo lắng về điện

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong năm 2024, phải tập trung cho công tác điều hành và củng cố năng lực truyền tải điện; tăng cường rà soát, kiểm tra, đôn đốc, không để tình trạng "nước đến chân mới nhảy".
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

(LĐTĐ) Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 16 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

(LĐTĐ) Nhìn nhận về chất lượng phục vụ của công chức, 88,88% số người dân được khảo sát cho rằng, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu và 90% cho rằng không có người dân nào phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức để công việc được giải quyết.
Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

(LĐTĐ) Theo Bộ Nội vụ, trong năm 2023, một số địa phương thể hiện sự tiến bộ vượt trội và đạt kết quả rất tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), như Hà Nội, đạt 91,43%, xếp thứ 3; Bắc Giang đạt 91,16%, xếp thứ 4...
Xem thêm
Phiên bản di động