Loạn phí, loạn quỹ ở nông thôn:

Luật một đàng, triển khai một nẻo

Một trong những mục tiêu quan trọng nhất mà Đảng, Nhà nước đang hướng tới là xây dựng đất nước giàu, mạnh; xã hội dân chủ - công bằng - văn minh, trong đó cố gắng cải thiện đời sống nhân dân bằng việc tăng các phúc lợi an sinh - xã hội. Thế nhưng, đâu đó trong các làng, xã trên khắp mọi miền của Tổ quốc, không ít nơi vẫn mượn cớ “chính quyền” tự ý đề ra nhiều loại quỹ, phí làm tăng thêm gánh nặng cho dân nghèo, gây bất bình trong xã hội…
tin nhap 20160823093918 Mẫu Thẻ Nhà báo thời hạn 2016-2020
tin nhap 20160823093918 Người lao động Việt Nam sẽ được giảm thêm 2 giờ làm việc/tuần tại Đài Loan
tin nhap 20160823093918 Gian nan cuộc chiến chống hút thuốc
tin nhap 20160823093918 Cho phép chuyển đổi giới tính
tin nhap 20160823093918 Kéo dài thời hạn nộp thuế đối với DN ưu tiên: Liệu có công bằng?

Lệ làng không thể cao hơn quy định của luật

Thời gian qua cũng như những ngày gần đây, người dân cả nước hết sức bất bình trước việc một số xã, huyện ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An tự ý lập ra đủ các loại phí và quỹ bắt người dân đóng góp được các phương tiện thông tin, đại chúng đăng tải. Oái oăm hơn, có nhiều hộ rất nghèo lẽ phải được hưởng chế độ hộ nghèo của Nhà nước thì vẫn phải “è cổ” đóng phí và quỹ. Không đóng đủ, thì bị cưỡng ép đủ đường. Bất bình đến mức, tại nghị trường Quốc hội, một số đại biểu cho rằng đó là những “cường hào” mới không thể chấp nhận trong xã hội hiện tại.

Nếu như các loại quỹ, phí từ cấp thôn đến cấp xã lập ra cứ cho là vì chưa có luật nên chính quyền hiểu sai, dẫn đến thực hiện không trúng, thì cũng có thể chấp nhận rồi “sửa sai”. Song, luật pháp về phí và lệ phí đã có và rõ ràng như ban ngày thì không ít nơi vẫn cố tình làm sai để thu những khoản phí, quỹ không đúng với quy định, gây ra những bức xúc trong nhân dân, đè nặng lên vai của những người nông dân nghèo, quanh năm “bám mặt cho đất, bán lưng cho trời” mà vẫn không đủ sống.

tin nhap 20160823093918
Thuế nông nghiệp được Nhà nước bãi bỏ, song không ít địa phương tự đặt nhiều phí, lệ phí, quỹ khiến vai người nông dân càng oằn xuống.

Cụ thể, để hoàn thiện pháp luật về phí và lệ phí, ngày 25.11.2015, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Phí và Lệ phí (nâng từ Pháp lệnh Phí và lệ phí ) , trong đó có quy định cụ thể: “Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật này”. Còn “Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan Nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý Nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật này”. Đồng thời, Điều 4 cũng quy định rõ: Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quy định các khoản phí, lệ phí trong Danh mục phí, lệ phí, được quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí.

Và trong số gần 400 danh mục các loại dịch vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp phải đóng phí và lệ phí theo quy định của Luật, thì những khoản mà người nông dân phải đóng góp không nhiều, ví như phí chợ, phí trông xe, phí trước bạ.. thế nhưng, không hiểu vì lý do gì, hệ thống thôn, xã trên địa bàn cả nước lại đang cố tình đẻ ra nhiều khoản phí và quỹ kỳ lạ? Thậm chí, ngay trong văn bản cao nhất quy định về vấn đề này là Luật Phí và Lệ phí thì cũng không hề quy định đến cụm từ “quỹ”!

Theo phản ánh của nhiều nông dân gửi đến các cơ quan thông tấn thì thời gian qua, không ít nơi họ đang phải chịu rất nhiều loại quỹ do địa phương tự ý lập ra. Điển hình như các quỹ: Phòng, chống thiên tai; bảo trợ trẻ em; an ninh, quốc phòng; đền ơn đáp nghĩa; quỹ đất 5%; quỹ phụng dưỡng người cao tuổi; thú y; vệ sinh môi trường; vì người nghèo; văn hóa xã hội; đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng. Còn có nơi, ở thôn tự ý thu các khoản: Thu chế độ gián tiếp cán bộ; thu quỹ khuyến học; thu quỹ an ninh xóm; thu quỹ đóng góp xây dựng tại xóm; thu quỹ dân sinh kinh tế; thu quỹ vụ đông, vụ hè… đủ thứ “thập cẩm”. Đặc biệt, trong số này, quỹ đóng góp xây dựng hạ tầng là cao nhất. Địa phương cứ việc “bổ theo” đầu người, thế nên có nhà mỗi năm phải đóng góp cho xã, cho thôn cả hơn triệu đồng… Thế nên, dẫn đến việc nhiều hộ gia đình nghèo không có khả năng đóng, đã bị các lực lượng chức năng, tại xã, tại thôn “o ép” đủ đường.

Pháp luật phải được nghiêm minh

Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết xây dựng nông thôn mới được tổ chức hồi cuối tháng 6.2016, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh: “Các cấp chính quyền tuyệt đối không được huy động sức dân quá mức; cương quyết không để xảy ra cảnh các hộ gia đình có công, gia đình chính sách, hộ nghèo cũng phải đóng góp”.

Còn một số chuyên gia cho rằng, theo Luật Phí và Lệ phí, Nhà nước đã bỏ rất nhiều loại phí, lệ phí liên quan đến dân sinh so với Pháp lệnh Phí và Lệ phí trước đây và đồng thời Đảng, Nhà nước cũng đang tăng cường đầu tư cho an sinh - xã hội để không những tạo ra sự công bằng mà giúp người dân có cơ hội thoát nghèo. Do đó, việc các địa phương từ cấp huyện, xã, thôn ở nhiều nơi, thậm chí là thành phố, tự ý đề ra các loại phí, lệ phí dưới hình thức “quỹ” là đi ngược lại với chủ trương của Đảng, Nhà nước và quy định của pháp luật. Điều đặc biệt, trong thời đại bùng nổ thông tin, khi mạng internet trở thành công cụ giao tiếp trên phạm vi toàn cầu, song chỉ vì “những con sâu làm rầu nồi canh” những tin tức về “siêu thuế” do một số địa phương tắc trách đặt ra làm người nông dân khốn khổ được đăng tải, các thế lực thù địch lập tức “copy” và rêu rao hòng bôi nhọ chế độ… thì càng nguy hiểm hơn.

Dó đó, để không còn tình trạng địa phương (huyện, xã, thôn, bản) tự đề ra luật lệ rồi bắt dân phải đóng góp như các phương tiện thông tin đăng tải thời gian qua, điều quan trọng theo các chuyên gia Quốc hội, Chính phủ cần “cấp tốc” lập các đoàn giám sát, thanh tra xem tình hình cụ thể thế nào. Khoản nào thu đúng luật, khoản nào tự ý thu… để tiến hành dẹp bỏ ngay lập tức. Đồng thời, quy trách nhiệm cho người đứng đầu chính quyền địa phương (tỉnh, thành phố) nếu để xảy ra tình trạng lạm thu, loạn quỹ làm cho nhân dân nói chung, dân nghèo phải đóng góp quá nhiều. Có làm như vậy, mới không xảy ra những hiện tượng thu phí, quỹ tràn lan làm bất bình trong dư luận như thời gian qua.

Hương Phạm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mời bạn đọc đặt câu hỏi giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về ATVSLĐ và pháp luật lao động”

Mời bạn đọc đặt câu hỏi giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về ATVSLĐ và pháp luật lao động”

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, Báo Lao động Thủ đô sẽ phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”. Trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi và tham gia gửi câu hỏi để các chuyên gia trả lời.
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước để điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Đồng thời, sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi.
Công đoàn Thủ đô luôn sát cánh, chăm lo đời sống công nhân lao động

Công đoàn Thủ đô luôn sát cánh, chăm lo đời sống công nhân lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, các cấp Công đoàn Hà Nội luôn sát cánh, đồng hành cùng chính quyền, doanh nghiệp tích cực triển khai các phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo. Đồng thời tiếp tục làm tốt công tác chăm lo cho đời sống công nhân lao động, đặc biệt là nhân dịp Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ).
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách với lao động nữ

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách với lao động nữ

(LĐTĐ) Trong quý 2/2024, các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác chăm lo, bảo vệ, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách liên quan đến lao động nữ; chủ động tham mưu xây dựng Thỏa ước lao động tập thể, đề xuất những chính sách có lợi hơn quy định pháp luật cho lao động nữ.
Sôi nổi Vòng Chung kết cuộc thi “Sàn đấu Anh ngữ V - Champions 2024"

Sôi nổi Vòng Chung kết cuộc thi “Sàn đấu Anh ngữ V - Champions 2024"

(LĐTĐ) Thực hiện Chương trình công tác Đội và phong trào Thiếu nhi Thủ đô năm học 2023-2024; thiết thực chào mừng kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15/5/1941-15/5/2024), 70 chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Hội đồng Đội thành phố Hà Nội phối hợp với Anh văn Hội Việt Mỹ VUS miền Bắc tổ chức Vòng chung kết cuộc thi Sàn đấu Anh ngữ V - Champions năm 2024.
Nâng cao vai trò đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội

Nâng cao vai trò đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Sáng 19/4, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lễ hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2024.

Tin khác

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

(LĐTĐ) Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 16 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

(LĐTĐ) Nhìn nhận về chất lượng phục vụ của công chức, 88,88% số người dân được khảo sát cho rằng, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu và 90% cho rằng không có người dân nào phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức để công việc được giải quyết.
Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

(LĐTĐ) Theo Bộ Nội vụ, trong năm 2023, một số địa phương thể hiện sự tiến bộ vượt trội và đạt kết quả rất tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), như Hà Nội, đạt 91,43%, xếp thứ 3; Bắc Giang đạt 91,16%, xếp thứ 4...
Không bao giờ quên những người làm nên "dấu mốc vàng" chiến thắng Điện Biên Phủ

Không bao giờ quên những người làm nên "dấu mốc vàng" chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược là cần thiết, nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Apple coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Apple coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu

(LĐTĐ) Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam nếu tính từ 2019 trở lại đây (trên 16 tỷ USD).
Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC

(LĐTĐ) Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đã có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng.
Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan tăng cường các hoạt động kiểm soát hàng hóa, bình ổn thị trường; tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
Khai mạc Kỳ họp thứ 16 Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa X

Khai mạc Kỳ họp thứ 16 Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa X

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 16 Hội đồng nhân dân (HĐND) khóa X có ý rất nghĩa quan trọng nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, phát triển nguồn lực địa phương. Đặc biệt kỳ họp sẽ xem xét thông qua nghị quyết về quy hoạch tỉnh Đồng Nai.
Xem thêm
Phiên bản di động