Multimedia
01/07/2022 09:44
Longform: Phối hợp chặt chẽ để đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn

01/07/2022 09:44

Việc ký kết Quy chế phối hợp công tác giai đoạn 2022-2025, giữa Đảng đoàn, Thường trực Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và Ban Thường vụ các Quận, Huyện, Thị ủy, Đảng ủy trực thuộc Thành ủy Hà Nội là tiền đề quan trọng để các bên phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động Công đoàn theo đúng tinh thần Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021, của Bộ Chính trị (khóa XIII) về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” (Nghị quyết số 02).
Phối hợp chặt chẽ để đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn

Việc ký kết Quy chế phối hợp công tác, giai đoạn 2022-2025, giữa Đảng đoàn, Thường trực Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và Ban Thường vụ các Quận, Huyện, Thị ủy, Đảng ủy trực thuộc Thành ủy Hà Nội là tiền đề quan trọng để các bên phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động Công đoàn theo đúng tinh thần Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021, của Bộ Chính trị (khóa XIII) về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” (Nghị quyết số 02).

Phối hợp chặt chẽ để đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn

Thực hiện Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 35-KH/TU ngày 28/7/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”, Đảng đoàn, Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội đã ký kết Quy chế phối hợp công tác, giai đoạn 2022-2025 với Ban Thường vụ 30 Quận, Huyện, Thị ủy và các Đảng ủy trực thuộc Thành ủy Hà Nội (gồm Đảng ủy Khối các Cơ quan thành phố Hà Nội, Đảng ủy Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội).

Nội dung Quy chế phối hợp giữa Đảng đoàn, Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội và Ban Thường vụ các Quận, Huyện, Thị ủy, Đảng ủy các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội nêu rõ, các bên phối hợp trong công tác tổ chức, cán bộ; công tác tuyên truyền, phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, làm cơ sở phát triển đảng viên, thành lập tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp; công tác quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết, chương trình công tác của Thành ủy Hà Nội, Tổng LĐLĐ Việt Nam; công tác tổ chức các phong trào thi đua thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng địa phương; công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng, nâng cao phúc lợi đoàn viên, người lao động.

Phối hợp chặt chẽ để đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn

Theo nội dung Quy chế phối hợp giữa Đảng đoàn, Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội và Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội, các bên phối hợp trong công tác tổ chức, cán bộ; công tác phát triển đoàn viên Công đoàn, phát triển đảng viên; phối hợp xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh gắn với công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh và xây dựng cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa; công tác quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết, chương trình công tác của Thành ủy Hà Nội, Tổng LĐLĐ Việt Nam; công tác tổ chức các phong trào thi đua thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị, sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội thuộc thành phố Hà Nội; công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng, nâng cao phúc lợi đối với đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Phối hợp chặt chẽ để đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn

Đồng chí Nguyễn Phi Thường - Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội cho biết, trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước nhiều cơ hội, thách thức đen xen, đòi hỏi các cấp Công đoàn phải nỗ lực đổi mới mạnh mẽ, thực chất cả về mô hình tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động, ngày 12/6/2021, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 02. Ngay sau đó, Đảng đoàn, Thường trực LĐLĐ Thành phố đã phối hợp với Ban Dân vận Thành ủy tham mưu Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ban hành Kế hoạch số 35, ngày 28/7/2021, về việc thực hiện Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị.

Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị khẳng định tổ chức Công đoàn là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng, Nhà nước; là tổ chức đại diện lớn nhất, trung tâm tập hợp, đoàn kết giai cấp công nhân và người lao động cả nước. Đồng thời, Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị cũng đặt ra các nhiệm vụ: Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tập hợp, vận động đoàn viên, người lao động; không để khoảng trống, khoảng trắng trong phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở; tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện mô hình tổ chức; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Công đoàn đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, hướng hoạt động của tổ chức Công đoàn vào thực hiện nhiệm vụ cốt lõi là đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động Công đoàn;…

“Việc ký kết Quy chế phối hợp công tác là tiền đề quan trọng để Đảng đoàn, Thường trực LĐLĐ Thành phố và Ban Thường vụ các Quận, Huyện, Thị ủy, Đảng ủy trực thuộc Thành ủy Hà Nội phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động Công đoàn ngày càng tốt hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới theo đúng tinh thần Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 35 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội”, đồng chí Nguyễn Phi Thường nhấn mạnh.

Phối hợp chặt chẽ để đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn

Bày tỏ sự đồng tình, nhất trí cao với nội dung Quy chế phối hợp, đồng chí Đinh Trường Thọ - Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Đống Đa cho rằng: “Đây là những nội dung quan trọng và cần thiết nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động Công đoàn các cấp trong tình hình mới. Qua việc thực hiện Quy chế phối hợp, Đảng đoàn, Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội và Ban Thường vụ Quận ủy sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhằm phát huy hơn nữa vai trò của tổ chức Công đoàn và xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Từ đó, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của từng địa phương và Thủ đô Hà Nội”.

Bí thư Quận ủy Đống Đa Đinh Trường Thọ cho biết, Ban Thường vụ Quận ủy sẽ tập trung chỉ đạo Ủy ban nhân dân, LĐLĐ và các phòng, ban, ngành của quận triển khai thực hiện tốt các nội dung của Quy chế phối hợp và cụ thể hóa bằng các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể. Qua đó, góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 35 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.

Phối hợp chặt chẽ để đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn

Đồng quan điểm trên, đồng chí Nguyễn Thanh Xuân - Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Hà Đông cho biết, thời gian qua, bên cạnh việc tập trung lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền các cấp, Quận ủy Hà Đông luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó có tổ chức Công đoàn hoạt động hiệu quả.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hoạt động Công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động trên địa bàn quận vẫn còn không ít khó khăn, thách thức, như việc xây dựng tổ chức Công đoàn, phát triển đoàn viên, tổ chức hoạt động Công đoàn trong doanh nghiệp; một số doanh nghiệp, người sử dụng lao động chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn; chế độ tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp… và các chế độ chính sách đối với người lao động ở một số doanh nghiệp chưa được thực hiện đầy đủ…

Phối hợp chặt chẽ để đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn

Do đó, việc Đảng đoàn, Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội và Ban Thường vụ Quận ủy Hà Đông ký kết chương trình phối hợp sẽ là điều kiện thuận lợi cho quận Hà Đông và các cấp Công đoàn trên địa bàn quận khắc phục, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hiện nay.

Là địa phương đang có sự phát triển, đô thị hóa nhanh, Bí thư Huyện ủy Thanh Oai Bùi Hoàng Phan cho biết, hiện trên địa bàn huyện có nhiều cụm công nghiệp, số lượng công nhân, viên chức, lao động lớn. Đặc biệt, huyện Thanh Oai đặt mục tiêu phấn đấu xây dựng huyện thành quận xanh, sinh thái, văn minh, kết nối theo hướng thương mại, dịch vụ kết hợp với công nghiệp để phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, việc ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Đảng đoàn, Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội và Ban Thường vụ Huyện ủy sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hai bên phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động Công đoàn trên địa bàn huyện. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh.

Đánh giá về việc ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Đảng đoàn, Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội và Ban Thường vụ các Quận, Huyện, Thị ủy, Đảng ủy trực thuộc Thành ủy Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải ghi nhận, LĐLĐ thành phố Hà Nội đang ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong hệ thống Công đoàn Việt Nam, không chỉ ở những hoạt động thiết thực, hiệu quả mà chính là tầm ảnh hưởng của các chủ trương, giải pháp mới, khả thi để giải quyết các vấn đề cốt lõi của tổ chức và hoạt động Công đoàn.

“Quy chế phối hợp công tác giữa Đảng đoàn, Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội và Ban Thường vụ các Quận, Huyện, Thị ủy, Đảng ủy trực thuộc Thành ủy Hà Nội là giải pháp cơ bản trong tổ chức thực hiện Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị. Quy chế phối hợp đã bao quát các vấn đề cốt yếu, cho phép hình thành một mặt trận sâu rộng, chủ động trợ lực cho tổ chức Công đoàn trong tình hình mới”, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải nhấn mạnh.

Phối hợp chặt chẽ để đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn

Phát biểu chỉ đạo tại Lễ ký kết Quy chế phối hợp công tác, giai đoạn 2022 - 2025, giữa Đảng đoàn, Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội và Ban Thường vụ các Quận, Huyện ủy: Ba Đình, Tây Hồ, Gia Lâm, Phúc Thọ, Ứng Hòa và Đảng ủy Khối các Cơ quan thành phố Hà Nội, Đảng ủy Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động Công đoàn đã đạt được những kết quả quan trọng. Tổ chức Công đoàn đã thể hiện rõ vai trò là nơi để đoàn viên gửi gắm tâm tư, nguyện vọng và là tổ chức bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tổ chức Công đoàn là cơ sở quan trọng của Đảng, chính quyền trong việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của giai cấp công nhân lao động.

Phối hợp chặt chẽ để đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn

Để phát huy hơn nữa vai trò của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị Ban Thường vụ các Quận, Huyện, Thị ủy, Đảng ủy trực thuộc Thành ủy phối hợp chặt chẽ với Đảng đoàn, Thường trực LĐLĐ Thành phố trong việc xây dựng hệ thống Công đoàn cấp trên cơ sở để giúp tổ chức Công đoàn kịp thời tiếp thu và giải quyết những tâm tư nguyện vọng của người lao động.

Phối hợp chặt chẽ để đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn

Cạnh đó, cần quan tâm công tác quy hoạch, bồi dưỡng và bố trí lực lượng cán bộ có nhiệt huyết, có trình độ và uy tín cao phụ trách công tác Công đoàn; tiếp tục quan tâm nâng cao chất lượng hoạt động của Công đoàn cơ sở để góp phần hoàn thành tốt vai trò đoàn kết, tập hợp công nhân lao động, hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến cũng đề nghị các cấp ủy, chính quyền đặc biệt quan tâm phát triển tổ chức Công đoàn tại các doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước, xây dựng lực lượng cán bộ Công đoàn nòng cốt, tinh nhuệ, có bản lĩnh chính trị vững vàng nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/2/2012 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội”; tập trung chỉ đạo việc xây dựng hệ thống Công đoàn cấp trên cơ sở; quan tâm xây dựng các thỏa ước lao động tập thể để từ đó vun đắp mối quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ.

Đối với tổ chức Công đoàn Thủ đô, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị các cấp Công đoàn tiếp tục quan tâm đến đời sống của công nhân lao động, nhất là công nhân trong các khu công nghiệp, công nhân đang sinh sống các khu nhà trọ, công nhân có hoàn cảnh khó khăn...

Cùng với đó, cần có giải pháp cụ thể để nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn trong tham gia đóng góp xây dựng Đảng, chính quyền; trực tiếp tham gia xây dựng Quy chế dân chủ ở cơ sở… qua đó làm tốt hơn nữa vai trò là cơ quan bảo vệ quyền lợi của người lao động; quan tâm chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội Công đoàn các cấp nhiệm kỳ 2023-2028, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

Longform: Phối hợp chặt chẽ để đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn

-------------------------------------------------------

Nội dung: Mai Quý
Trình bày: P.Thắng