Multimedia
25/06/2021 12:55
Longform: “Đội nắng” làm đẹp cho Thủ đô

25/06/2021 12:55

(LĐTĐ) Hà Nội vừa trải qua đợt cao điểm nắng nóng, nhiệt độ tăng rất cao, có thời điểm người dân do được nền nhiệt ngoài trời lên đến 50-55 độ C. Nắng nóng gay gắt, độ ẩm không khí cao, nhiều người dân không dám ra ngoài đường. Thế nhưng, vì công việc, vì nhiệm vụ chung, không quản ngại khó khăn, vất vả những công nhân, người lao động tại các đơn vị điện lực, vệ sinh môi trường, cây xanh,… vẫn căng mình dưới nắng nóng, vượt mọi khó khăn để đảm bảo nguồn điện, nguồn nước và môi trường xanh, sạch đẹp cho Thủ đô.
Longform: “Đội nắng” làm đẹp cho Thủ đô

***********************************

Hà Nội đang trải qua thời điểm nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ tăng rất cao, có thời điểm người dân do được nhiệt độ bề mặt ngoài trời lên đến 59-60 độ C. Nắng nóng gay gắt, độ ẩm không khí cao, nhiều người dân không dám ra ngoài đường. Thế nhưng, vì công việc, vì nhiệm vụ chung, không quản ngại khó khăn, vất vả những công nhân, người lao động tại các đơn vị điện lực, vệ sinh môi trường, cây xanh,… vẫn căng mình dưới nắng nóng, vượt mọi khó khăn để đảm bảo nguồn điện, nguồn nước và môi trường xanh, sạch đẹp cho Thủ đô.

***********************************

“Đội nắng” làm đẹp cho Thủ đô

Hà Nội đang phải trải qua ngày nắng nóng, công việc của những công nhân lao động tại các doanh nghiệp công ích của Thành phố vốn đã vất vả càng trở nên vất vả hơn bội phần. Thời tiết nắng nóng kéo dài cùng chất lượng không khí kém đã ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, nhất là những công nhân đang hàng ngày, hàng giờ làm việc trực tiếp ngoài hiện trường.

“Những ngày nắng nóng, nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân luôn rất cao, anh em thường xuyên phải trực 24/24h. Đặc biệt, đối với các công trình cải tạo hạ tầng, chúng tôi thường xuyên phải bám sát theo đơn vị thi công, kể cả sớm, khuya, hay muộn, trong khi đó tại công trường số lượng nhân lực cũng không được tập trung đông nhằm đảm bảo quy định phòng, chống dịch”, ông Nguyễn Đức Trường, Giám đốc Nhà máy nước Bắc Thăng Long chia sẻ.

Ngay từ sáng sớm, nhiệt độ ngoài trời đã tăng lên rất cao, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của những công nhân môi trường đang trực tiếp phải làm việc ngoài trời. Những giọt mồ hôi lăn dài sau những tấm khẩu trang mịt mùng giữa cái nắng chói chang như càng thể hiện quyết tâm của người công nhân môi trường đó là “phòng dịch nhưng vẫn chủ động đảm bảo hoàn thành xuất sắc các công việc được giao”.

Longform: “Đội nắng” làm đẹp cho Thủ đô

Chị Nguyễn Thị Hồng Uyên, Tổ môi trường số 2, Chi nhánh Hoàn Kiếm, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội, chia sẻ: “Những ngày nắng nóng hay trời mưa, chúng tôi vẫn làm việc bình thường theo ca và chia thành từng tổ.

Chúng tôi phải làm từ rất sớm để hoàn thành công việc thu gom lúc 16h, tránh gây ùn tắc giao thông trong giờ tan tầm lúc buổi chiều. Những công nhân thường làm việc trong khoảng thời gian nhiệt độ ngoài trời đạt tới mức cao và phải trang bị khăn, mũ và áo dầy để giữ nhiệt độ cho cơ thể”.

“Đội nắng” làm đẹp cho Thủ đô

Chị Hồng Uyên chia sẻ thêm, thời tiết như này rất nguy hiểm, làm việc ngoài trời trong một thời gian ngắn cũng đủ khiến người ta bị say nắng.

Song, dù là nắng nóng hay mưa bão… công việc của chúng tôi không thể bỏ, vẫn phải hoàn thành theo đúng nhiệm vụ được giao để đảm bảo môi trường Thủ đô luôn sạch đẹp.

Cùng chung sự vất vả như công nhân vệ sinh môi trường, cán bộ, công nhân viên ngành điện Hà Nội trong những ngày nắng nóng này, bất kể ngày hay đêm, công nhân ngành điện vẫn miệt mài đội nắng, hoặc thức thâu đêm luôn sẵn sàng và nhanh chóng lên đường, vượt mọi khó khăn với quyết tâm khắc phục sự cố điện trong thời gian ngắn nhất, để đảm bảo mang đến dòng điện được vận hành liên tục, an toàn cho người dân yên tâm sử dụng,…

Khó khăn, vất vả hơn khi những ngày này nhiệt độ ngoài trời tăng cao, công việc của công nhân ngành điện càng trở nên vất vả hơn. Bởi, nếu nhiệt độ ngoài trời vào khoảng 40 độ C, thì theo chia sẻ của những người công nhân ngành điện, nhiệt độ tại các trạm biến áp sẽ lên tới hơn 50 độ C.

Thế nhưng, bất chấp cái nắng gay gắt như cháy da, cháy thịt; bất chấp những giọt mồ hôi chảy tràn trên từng gương mặt người thợ điện; khi có sự cố xảy ra, các công nhân ngành điện vẫn thực hiện những thao tác kỹ thuật chính xác tuyệt đối, đảm bảo nguồn điện cung cấp ổn định cho người dân Thủ đô.

Với những “người lính áo cam”, các anh chỉ thực sự yên tâm khi tất cả các thông số đều duy trì trong mức an toàn. Bởi, mang lại sự tiện nghi cho khách hàng, cũng như chính gia đình mình khi sử dụng điện, là niềm vui của mỗi người công nhân.

“Mỗi nghề có một đặc thù riêng, nhưng sau nhiều năm gắn bó với nghề, bên cạnh tình yêu với nghề chúng tôi nhận được sự chia sẻ từ gia đình. Vì thế, dù vất vả chúng tôi vẫn giữ lửa nhiệt huyết”, anh Đinh Như Quang - Công ty Điện lực Cầu Giấy, chia sẻ.

Longform: “Đội nắng” làm đẹp cho Thủ đô
Longform: “Đội nắng” làm đẹp cho Thủ đô

Lau vội những giọt mồ hôi đang chảy thành dòng trên khuôn mặt đen sạm, bên những dòng xe đang hối hả ngược xuôi trên tuyến Đại lộ Thăng Long, ông Nguyễn Văn Sơn - Tổ trưởng tổ Vệ sinh môi trường trên tuyến Đại lộ Thăng Long, Chi nhánh Cầu Diễn, chia sẻ, nắng nóng ai chẳng mệt nhưng với chúng tôi đây cũng chỉ là những công việc “bình thường”.

Lý giải cho cái sự “bình thường” của mình, ông Nguyễn Văn Sơn cho biết, ở tuyến Đại lộ Thăng Long này, nắng nóng bình thường cũng khiến mặt đường chẳng khác gì một cái “chảo đặt trên bếp lửa hồng”…

“Đội nắng” làm đẹp cho Thủ đô

Song, do đã gắn bó với nghề, tiếp xúc với đủ loại thời tiết khắc nghiệt nên da dẻ và cơ thể dường như cũng đã quen rồi. “Khi mới vào nghề, đối diện với thời tiết như này, nhiều công nhân đã bị say nắng, ốm nằm bệt mấy hôm, nhưng công việc là công việc, không thể dừng được… chúng tôi phải cố gồng mình, vượt qua những thử thách của thời tiết để hoàn thành nhiệm vụ được giao” - anh Trần Văn Thanh nói.

Cùng quan điểm trên, ông Phạm Văn Thắng - Xí nghiệp Thi công cơ giới, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, cho hay, nắng nóng là thời điểm không ai muốn ra đường, song với những công nhân ngành thoát nước đây lại thời điểm hết sức quan trọng trong việc đảm bảo hệ thống thoát nước của Thủ đô.

Ông Thắng lý giải rằng, thông thường, sau mỗi đợt thời tiết nắng nóng kéo dài tiếp theo đó có thể là những trận mưa, bão… Do đó, đây chính là “thời điểm vàng” để ngành thoát nước khơi thông hệ thống đường cống, kênh, mương… nhằm đảm bảo việc vận hành thông suốt của hệ thống thoát nước.

“Không gian dưới cống ngầm rất nhỏ, bí và có đủ các loại rác rưởi đang trong giai đoạn phân hủy khiến bầu không khí càng trở lên ngột ngạt, oi bức, nóng… rất nguy hiểm đối với những công nhân trực tiếp làm nhiệm vụ. Song, dù nguy hiểm, vất vả nhưng trên vai chúng tôi là trách nhiệm của ngành thoát nước Thành phố, với người dân Thủ đô”, ông Phạm Văn Thắng cho hay.

Ông Thắng cũng chia sẻ thêm, theo quy định của thành phố, nên việc tổ chức chui cống gầm, nạo vét lòng sông, mương… không được thực hiện vào giờ cao điểm. Do đó, thời gian để những công nhân thoát nước thực hiện nhiệm vụ của mình cũng là lúc thời tiết ở giai đoạn khắc nghiệt nhất, đặc biệt vào mùa Hè. Nếu trước đây, để đối phó với tình trạng nắng nóng tại Thủ đô, đơn vị sẽ tổ chức chui cống ngầm vào ban đêm. Tuy nhiên, vào mua cao điểm, đơn vị đã chia ca làm cả ngày lẫn đêm, phấn đấu hoàn thành tốt yêu cầu đề ra…

Bất kể thời tiết nắng nóng hay bão dông, trên nhưng cung đường Thủ đô, người dân cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người công nhân ngành điện, công nhân vệ sinh môi trường, cây xanh,… căng mình giữa nắng nóng hay bão dông, đó là công việc thường ngày của những người công nhân này. Thế nhưng ít ai biết rằng, những người công nhân ấy đã phải hi sinh như thế nào để đảm bảo sự an toàn, bình yên, sạch đẹp cho Thủ đô.

Gạt vội mồ hôi trên trán, chị Hoàng Thị Hằng - công nhân Xí nghiệp Thoát nước số 6, Công ty Thoát nước Hà Nội, người đã có 12 năm gắn bó với nghề thoát nước chia sẻ: “Mùa Hè, mùa mưa chính là thời điểm căng thẳng nhất của ngành thoát nước. Do đó, dù vất vả nhưng chúng tôi vẫn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình để góp phần giảm thiểu ngập úng tại Thủ đô”.

Longform: “Đội nắng” làm đẹp cho Thủ đô

Cũng như chị Hằng, anh Tùng - Công ty Điện lực Hoàng Mai, chia sẻ, vợ anh cũng có lúc chạnh lòng vì nhiều đêm thấy chồng nghe điện thoại cơ qua là xách túi đi luôn. Đặc biệt vào những ngày nắng nóng, có những ngày điện năng tiêu thụ của toàn Thành phố Hà Nội tăng cao đột biến, khi người dân Thủ đô đã nghỉ ngơi, thì những “người thợ áo cam” vẫn miệt mài ứng trực để đảm bảo dòng điện được vận hành liên tục.

Vất vả, khó khăn, đặc biệt là làm việc dưới trời nắng nóng, mưa dông tai nạn lao động là vấn đề luôn thường trược đối với những người công nhân ngành điện, hay ngành vệ sinh môi trường, cây xanh,… Bởi thế, cùng với việc đảm bảo nguồn điện, nguồn nước, môi trường xanh, sạch, đẹp cho Thủ đô, vấn đề đảm bảo an toàn sức khỏe luôn được người lao động cũng như cơ quan chủ quan quan tâm sát sao.

Ông Phạm Văn Đức, Phó Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội cho biết, để bảo đảm sức khỏe cho người lao động, ngoài việc trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động, đơn vị cũng thường xuyên phổ biến, hướng dẫn biện pháp chống say nắng và hỗ trợ kịp thời cho công nhân trực tiếp làm việc ngoài đường.

Longform: “Đội nắng” làm đẹp cho Thủ đô

Cùng với đó, đơn vị luôn theo sát công việc của cán bộ, nhân viên để hiểu tâm tư, nguyện vọng cũng như kịp thời động viên cả về vật chất, tinh thần để người lao động yên tâm công tác.

Tương tự, tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thoát nước Hà Nội, hay Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội,… đời sống người lao động luôn được quan tâm và chăm lo kịp thời. Qua đó, động viên người lao động yên tâm công tác. Bà Trương Hải Yến - Chủ tịch Công đoàn TNHH MTV Thoát nước Hà Nội chia sẻ, cũng giống như những đơn vị công chính, công nhân thoát nước Hà Nội luôn phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt.

Theo bà Hải Yến, nhằm động viên gần 2.200 đoàn viên Công đoàn - những người đang trực tiếp bảo đảm an toàn, khơi thông hệ thống thoát nước của thành phố Hà Nội, Công đoàn Công ty luôn xác định, động viên, thăm hỏi, tặng quà… công nhân làm việc trong những ngày nắng nóng là một nhiệm vụ cần được ưu tiên thực hiện.

Longform: “Đội nắng” làm đẹp cho Thủ đô

Trước diễn biến bất thường của thời tiết, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng gay gắt này, bên cạnh những người công nhân lao động với những công việc đặc thù như: Thợ điện, công nhân vệ sinh môi trường, công nhân công ty cấp thoát nước,… phải căng mình giữa nắng nóng, đem lại bình yên cho người dân. Thì trong thời điểm nắng nóng, người dân cũng được khuyến cáo không nên ra đường để đề phòng nắng nóng làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

“Đội nắng” làm đẹp cho Thủ đô

Theo Tiến sĩ Bác sĩ Lê Văn Nhân, người dân nên hạn chế làm việc, đi lại ngoài trời trong khoảng thời gian này. Nếu lao động ngoài trời nắng cần phải đội nón hoặc mũ rộng vành. Không để da, nhất là đầu, mặt, cổ gáy trực diện tiếp xúc lâu với ánh nắng. Tránh làm việc quá lâu ngoài trời nắng, nếu phải thường xuyên làm việc ngoài nắng thì cứ sau một khoảng thời gian lại vào chỗ mát nghỉ giải lao.

Nên đeo khẩu trang và che chắn bằng quần áo chống nắng có độ dày thích hợp khi ra đường. Đặc biệt, hãy chọn những chất liệu vải thông thoáng, dễ thấm hút mồ hôi để có thể bảo đảm vừa bảo vệ được da từ tia cực tím, vừa không ngăn cản việc hấp thụ vitamin D từ trong ánh mặt trời.

Cũng theo bác sĩ Lê Văn Nhân, nhiệt độ quá nóng sẽ làm cho cơ thể dễ mất nước, suy nhược, chóng mặt, có thể dẫn đến say nắng và ngất xỉu. Kiệt sức do nhiệt xảy ra khi cơ thể bị mất nước và muối qua mồ hôi quá nhiều mà không kịp bồi phụ nước,...

Do vậy, người lao động khi làm việc ngoài trời nắng nên uống nhiều nước và uống nước đúng cách để bù lại lượng nước đã mất qua bài tiết. Cách tốt nhất là uống nước hoa quả hoặc các đồ uống dùng cho tập luyện thể thao. Không uống các viên thuốc muối trừ khi có sự tư vấn của bác sĩ. Tránh uống đồ uống quá lạnh vì chúng có thể gây ra chứng co rút ruột. Không uống rượu, bia vì nó sẽ làm mất nước nhiều hơn.

Longform: “Đội nắng” làm đẹp cho Thủ đô

Đặc biệt, bác sĩ Lê Văn Nhân cũng khuyến cáo, những ngày nắng nóng, người lao động và người dân từ trong phòng điều hòa ra (hoặc ngược lại từ ngoài nóng bước vào phòng điều hòa) cần phải có một thời gian "quá độ", không nên vội bước từ nhà ra ngoài đường luôn. Bởi khi đó, cơ thể không kịp thích nghi với sự chênh lệch quá lớn giữa nhiệt độ trong nhà và ngoài trời, nhiều người không kịp cần bằng cơ thể, dẫn đến các hiện tượng chảy máu cam, đau đầu, ngất xỉu, say nắng...

Nội dung: Tuấn Dũng – Đỗ Đạt

Trình bày: P.T