Lật tẩy mánh lới con buôn chuyên thu mua, giết mổ lợn ốm chết

Lẽ thường, bất kỳ kinh doanh mặt hàng gì cũng đều phải có bí quyết mới tồn tại và thu được lợi nhuận. Song trong giới buôn bán lợn thải, ốm chết này có những mánh lới làm ăn “ngầm” chỉ riêng người trong đường dây mới biết.

Liên minh “ma quỷ”

Vì đã tạo được niềm tin là khách hàng tiềm năng, nhiều “ông trùm” mà chúng tôi gặp đã “cắn câu” và sẵn sàng chia sẻ hết mánh lới của mình.

Theo những chủ lò mổ này, hầu hết thịt lợn được đưa vào công ty, khu công nghiệp có đông công nhân thì chẳng bao giờ được tươi ngon hoàn toàn cả. Không phải thịt loại thì cũng là thịt bị bơm nước, thịt lợn thải và ốm chết. Và để làm ăn trót lọt, cần phải có mối liên kết ngầm giữa người bán thịt, đầu mối nhập hàng và đội ngũ “hậu cần” của công ty.

Kể về thủ thuật “phù phép”, “thay tên đổi họ” cho những con lợn thải, ốm chết, Viện “lò mổ” ở Đông Tảo, Khoái Châu, Hưng Yên chia sẻ: “Nếu như mình đưa thịt chất lượng vào công ty thì lời lãi chẳng là bao. Thay vào đó, mình lấy hàng xấu, thêm cái nọ, bớt cái kia, mà nói thẳng ra là mua lợn chết về mổ. Bỏ bớt thịt ngon ra, pha thịt lợn chết vào theo tỉ lệ bảy phần chết ba phần tươi hoặc có thể linh động tuỳ theo thời tiết. Cứ làm như vậy, theo giá thịt lợn hiện nay thì mỗi kg thịt lợn cũng kiếm thêm từ khoảng 20-30 nghìn đồng. Mỗi lần, công ty bao giờ cũng lấy từ  2 - 3 tạ trở lên thế nên lời lãi không phải là ít”.

Viện “lò mổ”

56630

Thấy chúng tôi nghi ngại về việc làm thế nào để qua mặt được bảo vệ, đầu bếp của công ty, Viện bật mí: “Cần có sự móc nối bắt tay với đầu bếp và bảo vệ của công ty. Mỗi tháng chi cho bảo vệ một khoản, đầu bếp một khoản gọi là tiền nước nôi nhưng thực chất là tiền mua chuộc. Có bắt tay với họ mới mong thịt của mình lọt được vào, tôi cũng làm như thế mới đưa được thịt vào đấy”.

Cũng theo Viện, nếu như một tuần chỉ lấy thịt lợn chết một lần thì quá đơn giản, đúng cách mà các mối khác vẫn thường hợp tác với anh ta. Theo đó, hàng tuần, vợ chồng Viện sẽ có nhiệm vụ đi thu gom thịt lợn chết. Sau đó mổ, lọc thịt rồi bỏ vào tủ đông, đợi khách điện thoại, Viện cho người đưa lên công ty.

Nói rồi, Viện khẳng định chắc nịch: “Anh cứ yên tâm, nhà em có cái tủ chứa được hàng tấn thịt. Bất kể khi nào anh cần hàng, cứ điện trước em sẽ cho người chở lên”.

Không dừng lại ở đó, Viện “lò mổ” còn tư vấn cho chúng tôi một loại thịt lợn khác đó là lợn “bột”. Theo Viện giải thích thì lợn “bột” là loại lợn thải, lợn gãy chân, và được bơm nước trước khi thịt. Với những con đang ngắc ngoải, người ta sẽ bơm nước vào động mạch. Với những lợn sề, dai và thịt đen, người ta cũng bơm nước vào cho thịt trắng và mềm. Dĩ nhiên làm như vậy đầu bếp có thể nghi ngờ khi thấy lợn ra nhiều nước, nhưng người ăn thì không thể phát hiện được. Viện cho hay: “Trước đây, mỗi con lợn bọn em bơm  khoảng 20kg nước. Nhưng bơm nhiều quá, khi thái thịt, nước trong thớ thịt cứ chảy ra nên cũng hãi. Bây giờ, em không dám tham như thế , mỗi lần bơm chỉ  bơm 10kg nước thôi, bơm như thế là vừa và không bị lộ”.

Ngoài ra, qua những ông chủ chuyên thu gom và mổ lợn, tôi được biết có một loại thịt nữa, đó là thịt lợn giả bò. Viện chỉ thông thạo về thịt lợn chết, thịt lợn bột chứ chưa chuyên nghiệp trong việc biến thịt lợn giống hệt thịt bò. Song nếu như tôi muốn hợp tác làm ăn với Viện, anh ta vẫn có thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu của tôi từ lợn thải, lợn chết, cho đến lợn giả bò.

Diện kiến “ông trùm” thực sự

Qua câu chuyện của các chân rết, chủ lò mổ như Viện “lò mổ”, vợ chồng Dân – Hái, Thỉnh “lợn thải”, Dũng “lợn chết”… chúng tôi biết được rằng, “ông trùm” thực sự là Hoàng Văn Lăng (khoảng 30 tuổi), trú tại xã Nhân Hoà, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Nói vậy là bởi, tất cả những chủ lò mổ trên đều có quy mô hoạt động không đáng gì so với Lăng. Mỗi khi khách cần nhiều thịt “bẩn”, một số chủ lò mổ vẫn thường phải tìm đến Lăng xin “viện trợ”, cũng như nhờ Lăng san sẻ cho mối  và mánh khóe làm ăn.

Tiếp tôi tại nhà riêng, Lăng bảo: “Tôi nối nghiệp cha làm nghề này được 5 năm rồi. Làng này có truyền thống buôn lợn thải, lợn chết từ nhiều năm nay, nhiều người trở thành đại gia là nhờ cái nghề này. Bởi thế làng có tên gọi khác là làng buôn lợn chết, hay còn gọi là làng triệu phú lợn chết”. Đưa ánh mắt nhìn chúng tôi một lượt từ đầu xuống chân, Lăng tự hào, khoe “chiến công” và kinh nghiệm của mình trong việc tuồn lợn chết vào công ty, việc “phù phép” thịt lợn sề giống thịt bò đến 90%, và chạy giấy chứng nhận kiểm dịch.

Lăng kể: “Một vài năm trước, tôi là người cung ứng thịt lợn chết vào Công ty S.S. ở Bắc Ninh. Trong quá trình tuồn hàng vào, tôi đã làm theo đúng luật của dân buôn là móc nối với người trong công ty và trả tiền cho họ đàng hoàng. Đang làm ăn ngon lành, tôi bị đối thủ cạnh tranh chơi xấu, hất ra ngoài bằng cách đem chuyện tuồn thịt lợn chết vào nhà bếp nói với lãnh đạo công ty. Thế là tôi mất luôn mối làm ăn này”.

Việc tuồn thịt lợn chết vào các công ty đã giúp Lăng có được một khoản vốn kha khá. Có vốn, anh ta không làm công việc này nữa mà giới thiệu cho bạn bè làm. Bây giờ, anh ta thuê người đi gom lợn về cho mình, và trở thành điểm thu gom lớn nhất vùng. Anh ta có chi nhánh thu gom ở nhiều tỉnh thành từ Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định đến Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh.

Đầu mối của Lăng thu gom tất cả các loại lợn thải, lợn chết, nếu ai muốn mua loại nào Lăng sẽ cung cấp loại đó. Nhưng điều mà ông chủ trẻ này tâm đắc nhất vẫn là việc làm giả thịt bò .

Theo đó, những con lợn sề khoẻ mạnh được anh ta mua về, mổ, lọc thịt rồi cắt theo thớ giống như những bắp bò thâm đen. Để làm ra loại thịt này, sau khi lọc mỡ cẩn thận, sẽ nhúng thịt vào chậu tiết cho thêm đen. “Mỗi con lợn sề khoảng 3 tạ (mua 45 nghìn đồng/kg) có thể cho ra 70kg thịt giả bò (bán 110 nghìn đồng/kg). Số thịt còn lại sẽ được bán cho các đầu nậu chuyên thu gom để tẩy trắng rồi đưa vào các công ty. Ngày nào cũng vậy, cứ vào khoảng 23h đêm là tôi bắt đầu mổ lợn, trung bình mổ 10 con/đêm. Số lượng lợn phụ thuộc vào yêu cầu của người lấy thịt giả bò” – Lăng cho biết.

Khi biết chúng tôi có ý định làm đầu mối tiêu thụ thịt giả bò, Lăng tỏ ra thích thú và khoe rằng: Đội ngũ lấy thịt giả bò của anh rất nhiều vì mặt hàng này thu lợi lớn. Mỗi cân thịt này, Lăng bán ra với giá 110 nghìn đồng, người ta lấy và bán ra thị trường với giá 200 nghìn đồng. Giả dụ như có khách nào biết là thịt lợn thì họ cũng mua với giá 170 nghìn/kg”. Cứ như vậy, mỗi đêm Lăng xuất ra gần 1 tấn thịt lợn giả bò, được các lái buôn tung ra thị trường và nhập vào bếp ăn các công ty.

Thâm nhập đường dây tiêu thụ thịt lợn giả bò này chúng tôi được biết thêm vợ chồng Phúc, ở cùng thôn với Lăng. Phúc là người cung ứng thịt lợn giả bò chuyên nghiệp. Thị trường của anh ta là các quán ăn, các công ty dọc theo tuyến đường Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, còn thị trường của vợ anh ta là Bắc Ninh, Hà Nội,… Bởi vậy mà dân kinh doanh lợn sề lợn chết nơi đây mới dám khẳng định trên 80 % các quán ăn ven đường ở thành thị bao gồm cả Hà Nội đều “treo thịt bò nhưng bán thịt lợn”.

Chứng kiến cảnh các ông chủ chuyên thu gom lợn thải, lợn chết tuồn ra thị trường, chúng tôi ai nấy đều cảm thấy rùng mình, ghê sợ. Chỉ vì lợi nhuận trước mắt, những  “đồ tể bất nhân” ấy bất chấp mọi thứ, dùng mánh khóe để bịp bợm kiếm lời. Chỉ khổ những người tiêu dùng khi “tiền mất tật mang”…

Kỳ cuối: Ẩn họa khôn lường từ thịt lợn “bẩn”

Nguyễn Nghĩa – Ngô Hùng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Giờ thứ 9” mùa 3 sẽ tái ngộ khán giả vào 28/4

“Giờ thứ 9” mùa 3 sẽ tái ngộ khán giả vào 28/4

(LĐTĐ) Sẵn sàng cho một mùa mới đầy cảm hứng, "Giờ thứ 9" mùa 3 chính thức quay trở lại, mang theo hơi thở mới của niềm vui và sự nỗ lực không ngừng. Chương trình “Giờ thứ 9” mùa 3 với phiên bản mới được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tiếp tục phối hợp thực hiện, sẽ lên sóng vào lúc 15 giờ ngày 28/4 trên kênh VTV3.
Công đoàn Giáo dục Nghệ An phát động Tháng công nhân 2024

Công đoàn Giáo dục Nghệ An phát động Tháng công nhân 2024

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng Hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024 và phong trào thi đua chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2024).
Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Thạch Thất tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
TP.HCM: Hạn chế lưu thông phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4

TP.HCM: Hạn chế lưu thông phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ hạn chế giao thông một số tuyến đường để phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4 lần thứ 48 vô địch TP.HCM.
Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

(LĐTĐ) Ngày 25/4, thị xã Sơn Tây phối hợp Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị Thông tin báo chí về Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III năm 2024, thời gian chính thức khởi tranh từ ngày 2/5 đến ngày 6/5.
Tổng kết Chương trình "Vì an toàn giao thông Thủ đô"

Tổng kết Chương trình "Vì an toàn giao thông Thủ đô"

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tại trường THPT Trương Định (quận Hoàng Mai), Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Văn phòng Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Công an thành phố Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết trao giải Chương trình truyền thông "Vì an toàn giao thông Thủ đô" năm 2023.
Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tăng chuyến bay phục vụ Lễ 30/4

Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tăng chuyến bay phục vụ Lễ 30/4

(LĐTĐ) Trong đợt cao điểm Lễ 30/4 và 1/5 (từ ngày 26/4 - 1/5), sẽ có 4.280 chuyến bay khai thác tại sân bay Tân Sơn Nhất, trong đó có 1.602 chuyến bay quốc tế và 2.678 chuyến bay quốc nội.

Tin khác

TP.HCM: Tăng cường phương tiện phục vụ đi lại dịp lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Tăng cường phương tiện phục vụ đi lại dịp lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tăng cường phương tiện giao thông để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Lễ 30/4 và 1/5.
TP.HCM: Gần 400 vị trí quảng cáo sai quy định chưa được tháo dỡ

TP.HCM: Gần 400 vị trí quảng cáo sai quy định chưa được tháo dỡ

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan làm rõ trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương để xảy ra những công trình quảng cáo ngoài trời không đúng quy định; đề xuất xử lý nhằm chấn chỉnh, không để tiếp tục tái diễn.
TP.HCM: Tình trạng xe dù, bến cóc gia tăng

TP.HCM: Tình trạng xe dù, bến cóc gia tăng

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2000 gồm địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn, với quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 49.560 người.
Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho hơn 100 cán bộ Hội.
Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu tăng cường quản lý trật tự xây dựng đối với nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở dịch vụ cho thuê trọ, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có dạng “hộp ngủ” để kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế.
Quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa" trong xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa" trong xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024 trên tinh thần "từ sớm, từ xa", giải quyết dứt điểm những vấn đề còn ý kiến khác nhau, bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán trước khi trình lên cấp thẩm quyền xem xét, cho ý kiến.
Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

(LĐTĐ) Nhiều năm trước, Hà Nội đã sớm “ấp ủ” các kế hoạch thu phí trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt, nhưng thời điểm đó, dịch vụ và cả công nghệ thanh toán vẫn còn nghèo nàn, chưa tiện dụng. Nay mọi thứ đã thay đổi khi công nghệ thanh toán không tiền mặt đã phát triển vượt bậc với nhiều tiện ích và đa đạng hơn và đây là thời điểm thích hợp để tái khởi động các dự án thu phí không dùng tiền mặt với những đòi hỏi cao hơn, thiết thực hơn.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong học đường

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong học đường

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm tự giác chấp hành Luật Giao thông cho người tham gia giao thông, nhất là đối với học sinh, huyện Thanh Trì đã tăng cường tuyên truyền pháp luật giao thông đến các trường học trên địa bàn huyện.
Hà Nội dự tính đầu tư cải tạo, xây mới 38 chợ trong giai đoạn 2024-2025

Hà Nội dự tính đầu tư cải tạo, xây mới 38 chợ trong giai đoạn 2024-2025

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, giai đoạn 2024-2025, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư xây mới 17 chợ (năm 2024 đầu tư xây dựng hoàn thành 5 chợ; năm 2025 hoàn thành 12 chợ), đồng thời, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 21 chợ.
Xem thêm
Phiên bản di động