Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIV: Luật phải đáp ứng nhu cầu hội nhập

Sáng 27.10, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội (QH) Uông Chu Lưu, QH làm việc tại Hội trường, nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra 3 dự án Luật: Trợ giúp pháp lý (sửa đổi); Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi) và Luật Quản lý Ngoại thương.
ky hop thu hai quoc hoi khoa xiv luat phai dap ung nhu cau hoi nhap Phát động cuộc thi "Việt Nam – Quá trình hội nhập quốc tế"
ky hop thu hai quoc hoi khoa xiv luat phai dap ung nhu cau hoi nhap Các doanh nghiệp Việt Nam đóng vai trò nòng cốt trong nhập và phát triển

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý

Trình bày Tờ trình về dự án Luật Quản lý Ngoại thương, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho rằng Luật Thương mại 2005 và các văn bản pháp luật có liên quan chưa thể hiện rõ yêu cầu hội nhập, công tác quản lý nhà nước về ngoại thương chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra.

ky hop thu hai quoc hoi khoa xiv luat phai dap ung nhu cau hoi nhap
Đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án Luật.

Còn có sự trùng lắp, chồng chéo của hệ thống pháp luật ngoại thương. Việc có quá nhiều văn bản cùng quy định hoạt động ngoại thương dẫn đến sự thiếu minh bạch, rủi ro cho tổ chức, cá nhân trong áp dụng chính sách quản lý hàng hóa; cơ chế quản lý ngoại thương hiện hành đang tạo ra những rào cản về thủ tục hành chính, ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp.

Trên cơ sở đó, việc xây dựng một đạo luật về quản lý ngoại thương có tính định hướng rõ ràng, phù hợp với quan điểm của Đảng, Nhà nước, ổn định, minh bạch, thống nhất, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế là cần thiết.

Theo báo cáo thẩm tra dự án Luật trên do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày, Ủy ban Kinh tế tán thành với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành Luật Quản lý ngoại thương nhằm góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đồng bộ điều chỉnh hoạt động ngoại thương; tăng cường công cụ quản lý nhà nước về ngoại thương, đảm bảo minh bạch, hiệu quả, phù hợp với các cam kết quốc tế.

Việc ban hành Luật nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, nội luật hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, góp phần hoàn thiện chính sách phát triển ngoại thương, tạo lập chính sách phòng vệ thương mại linh hoạt và phù hợp, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quản lý hoạt động ngoại thương, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và toàn diện.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

Sau khi nghe báo cáo tờ trình, các ĐBQH cơ bản đồng tình với việc cần thiết ban hành Luật Quản lý ngoại thương nhằm góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đồng bộ điều chỉnh hoạt động ngoại thương.

Theo đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) trong khuôn khổ pháp luật, đặc biệt là khuôn khổ pháp luật về kinh doanh là nhằm đảm bảo tính minh bạch, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng để từ đó có thể khuyến khích những nỗ lực của các doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Luật Ngoại thương được ban hành trong thời gian tới cùng với các luật khác về kinh doanh sẽ tạo nên môi trường pháp lý như vậy. Ông Lộc cho rằng, đây là điều hết sức cần thiết để tạo nên một khuôn khổ pháp lý hoàn thiện cho hoạt động ngoại thương.

Chúng ta đều biết rằng, thời gian tới, ranh giới giữa các nền kinh tế sẽ bị xoá nhoà dưới tác động của hội nhập, và đặc biệt là các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Cho nên khung khổ pháp lý về ngoại thương sẽ phải thay đổi để thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hoạt động XNK của các doanh nghiệp trên cơ sở công bằng, minh bạch...

Cho rằng hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian qua còn nhiều chồng chéo, việc Luật Quản lý ngoại thương ra đời sẽ hạn chế được những tồn tại trong thời gian vừa qua trong lĩnh vực ngoại thương, song ĐBQH Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình) còn băn khoăn về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu được quy định tại Điều 10 của dự thảo Luật.

Bà Hải đề nghị, phải quy định cụ thể danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu tại dự thảo Luật để bảo đảm cơ sở pháp lý cao và minh bạch. Có như vậy, mới phù hợp với quyền tự do kinh doanh đã được quy định trong Hiến pháp.

Cùng đó đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh) cũng cho rằng, việc ban hành Luật Quản lý ngoại thương sẽ góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, duy trì môi trường kinh doanh thuận lợi góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước, phát triển hoạt động xuất nhập khẩu. Về việc cấm xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

“Nên giao Chính phủ thống nhất quy định chi tiết danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu nhằm bảo đảm tính linh hoạt, chủ động trong quản lý, điều hành phù hợp với từng thời kỳ, đồng thời bảo đảm quyền tự do kinh doanh của người dân đã được hiến định”, ông Thạch Phước Bình nhấn mạnh.

Còn đại biểu Trần Hoàng Ngân (TPHCM) năm 2005 đã có Luật Thương mại 2005, nhưng khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO kể từ đầu năm 2007 thì chúng ta thiếu đi một bộ luật để định hướng cho hoạt động XNK trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu.

Do vậy, Luật quản lý ngoại thương lần này làm sao đạt được mục tiêu là đưa luật Việt Nam hội nhập quốc tế, chúng ta tuân thủ các điều ước điều khoản đã ký kết với tổ chức Quốc tế.

Đồng thời làm sao đẩy nhanh được hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chiếm trong GDP lên tới khoảng 70 đến 80% GDP và kim ngạch XNK cũng chiếm trên 160 - 170% GDP… với những luật đó khi hoàn thiện nó sẽ đẩy nhanh quá trình hội nhập cũng như giúp cho các DN xuất khẩu của Việt Nam tiếp cận được thị trường quốc tế dễ dàng hơn.

Trong dự thảo luật lần này có 115 điều luật trong đó dành cho một số điều luật để thực hiện việc phòng vệ thương mại cũng như vấn đề trong giấy phép hoặc vấn đề tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập hoặc cấm XK, NK trong tình huống cần thiết. Tôi nghĩ đây là dự thảo rất cần trong điều kiện hội nhập hiện nay.

Đặng Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

(LĐTĐ) Vừa qua, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nữ bệnh nhân L.T.Q, (71 tuổi, ở Hưng Yên) nhập viện với chẩn đoán sốt mò, hạ natri máu, suy giáp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ do ung thư tuyến giáp thể nhú, viêm gan theo dõi do thuốc.
Tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở

Tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Trong Tháng Công nhân năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân sẽ phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận tổ chức Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa Chủ tịch UBND quận và đại diện tổ chức Công đoàn, công nhân lao động và doanh nghiệp.
Thấm đượm nghĩa tình cán bộ Công đoàn chuyên trách Đường sắt Việt Nam

Thấm đượm nghĩa tình cán bộ Công đoàn chuyên trách Đường sắt Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều ngày 24/4, tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An, Công đoàn Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) tổ chức Hội nghị Gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ Công đoàn chuyên trách ngành Đường sắt đã nghỉ hưu, hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.
Hội thảo Thúc đẩy kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Hội thảo Thúc đẩy kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Báo Tiền Phong phối hợp với UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT tổ chức Hội thảo Thúc đẩy Kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên với sự tham dự của 200 đại biểu.
Khi nào Việt Nam phóng vệ tinh mới thay thế VINASAT-1

Khi nào Việt Nam phóng vệ tinh mới thay thế VINASAT-1

(LĐTĐ) VINASAT-1 được phóng thành công lên quỹ đạo vào ngày 19/4/2008, khẳng định chủ quyền không gian vệ tinh của Việt Nam. Vệ tinh VINASAT-1 do hãng Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất và được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Ariane-5 (Pháp). VINASAT-1 có vị trí quỹ đạo là 1320E (132 độ đông).
VN-Index bứt phá, lấy lại mốc 1.200 điểm

VN-Index bứt phá, lấy lại mốc 1.200 điểm

(LĐTĐ) Sau chuỗi ngày lao dốc, thị trường chứng khoán hôm nay bất ngờ đảo chiều tăng mạnh, VN-Index quay trở lại ngưỡng hỗ trợ 1.200 điểm.
Phát tán tin giả, đi tù thật

Phát tán tin giả, đi tù thật

(LĐTĐ) Cơ quan quản lý Nhà nước khi phát hiện phát tán tin giả, tin sai sự thật hoặc nhận được tin báo, khiếu nại của cơ quan, tổ chức về hành vi lan truyền thông tin sai sự thật thì người phát tán sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Tin khác

Phòng chống nắng nóng, xâm nhập mặn tại Thành phố Hồ Chí Minh

Phòng chống nắng nóng, xâm nhập mặn tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) triển khai hàng loạt giải pháp để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra do nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2024.
Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

(LĐTĐ) Huyện Thanh Oai đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm phát huy giá trị, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; đồng thời, khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng.
Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

(LĐTĐ) Chiều 18/4, tại xã Mông Hóa, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hòa Bình và Công ty TNHH Nước sạch Hòa Bình - Xuân Mai (đơn vị thành viên của Công ty cổ phần nước AquaOne) tổ chức Lễ khởi công giai đoạn 1 Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống cấp nước Xuân Mai - Hòa Bình.
Khánh Hoà: Người dân thành kính dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Khánh Hoà: Người dân thành kính dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Ngày 18/4 (mùng 10/3 âm lịch) nhiều người dân đã đến Đền thờ Hùng Vương để dâng hương trong ngày Giỗ Tổ.
Thành phố Vinh tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Thành phố Vinh tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức ngày 10/3 âm lịch), tại Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia đền Hồng Sơn, thành phố Vinh long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch), dù trời mưa nhưng đông đảo người dân cả nước và kiều bào ở nước ngoài đã đội mưa tham gia lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

(LĐTĐ) Về Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS năm 2023), Hưng Yên xếp vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố; trong khi Quảng Ninh là địa phương dẫn đầu.
Ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch năm Giáp Thìn), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, tổ chức trọng thể Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng. Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đông đảo người dân, đồng bào ta ở nước ngoài dự và dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Khuyến khích phong trào đọc sách trong cộng đồng

Khuyến khích phong trào đọc sách trong cộng đồng

(LĐTĐ) Tối 17/4, tại Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba.
Xem thêm
Phiên bản di động