Từ việc “giải cứu dưa hấu” đến bài toán cần giải cho nền Nông nghiệp Việt Nam:

Kỳ cuối: Hướng đi phù hợp nào cho nông nghiệp nước nhà?

Là một đất nước có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, song nông nghiệp nước ta đã khá tụt hậu với nền nông nghiệp thế giới. Đặc biệt là những quốc gia mà họ ít có lợi thế để phát triển. Từ bài học kinh nghiệm của các nước, chúng ta có thể tham khảo để xây dựng nền nông nghiệp phát triển xứng tầm.
ky 2 tim huong di phu hop cho nen nong nghiep nuoc nha Nâng cao thương hiệu nông sản Việt trên trường quốc tế
ky 2 tim huong di phu hop cho nen nong nghiep nuoc nha Minh bạch nguồn gốc để nền nông nghiệp phát triển bền vững
ky 2 tim huong di phu hop cho nen nong nghiep nuoc nha Kỳ 1: Nền Nông nghiệp với nhiều “lỗ hổng”
ky 2 tim huong di phu hop cho nen nong nghiep nuoc nha
2 triệu euro là số tiền mà Hà Lan đã mua số liệu vệ tinh thu thập nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp hiệu quả. Ảnh nguồn Internet.

Điểm qua một số quốc gia...

Nhật Bản - Nền Nông nghiệp kiểu mẫu trên thế giới

Nhật Bản là một trong những quốc gia được đánh giá là nghèo nàn về khoáng sản với nền khí hậu tương đối khắc nghiệt, thường xuyên xẩy ra thiên tai, hiện tượng động đất, sóng thần và núi lửa. Tuy nhiên Nhật Bản đã có những bước tiến đột phá trong việc phát triển nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp, trở thành nền kinh tế đứng thứ 3 trên toàn thế giới chỉ sau Mỹ, Trung Quốc. Đây chính là thành quả cho sự nỗ lực, phát triển của tư duy sáng tạo, cần cù, hăng say lao động của người dân nơi đây.

Nền Nông nghiệp Nhật Bản thành công nhờ có sự phát triển đồng bộ hóa của máy móc và những thiết bị hiện đại giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động. Hiện tại việc canh tác hầu như được làm bằng máy. Các phương pháp canh tác truyền thống nhanh chóng nhường chỗ cho các máy cày, máy ủi và nhiều loại máy móc khác. Khi mức tiêu thụ gạo tính theo đầu người đã giảm đi và chính phủ đã khuyến khích, trợ cấp nông dân để chuyển từ trồng gạo sang các loại khác. Chính phủ cũng dành sự ủng hộ mạnh mẽ cho các trường kỹ thuật nông nghiệp, các trung tâm thử nghiệm và các chương trình mở rộng. Nhà nước lập các trung tâm thử nghiệm để tiến hành lai ghép những loại cây nông nghiệp quan trọng. Các hợp tác xã nông nghiệp đẩy mạnh những hoạt động tích cực kể trên của chính phủ bằng cách cho vay với lãi xuất thấp và tiến hành tiếp thị theo nhóm ở cấp độ nhỏ.

Kết quả cuối cùng là hình thành một lực lượng nông dân giàu có, có học thức, được ưu đãi và có vốn cần thiết để mua giống mới cũng như phân bón để tăng sản lượng, đồng thời mua máy móc để giảm bớt nhu cầu về lao động. Nông nghiệp nhà kính an toàn, sạch sẽ, cho năng suất lao động và chất lượng sản phẩm cực cao. Nông nghiệp trồng trọt tập trung, áp dụng kĩ thuật trồng mới giúp tăng hiệu quả, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chăn nuôi bò sữa nhờ sự giúp đỡ của khoa học công nghệ mà giống như một ngành công nghiệp. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp chăn nuôi gà cũng trở thành ngành công nghiệp chăn nuôi trong tương lai.

Hà Lan - Đất nước có nền Nông nghiệp Công nghệ siêu cao

Chính phủ Hà Lan đã đầu tư 2 triệu euro để mua số liệu vệ tinh thu thập nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp hiệu quả. Số liệu do vệ tinh quay quanh quỹ đạo trái đất thu thập nhằm làm cơ sở đưa ra các giải pháp cải thiện tính bền vững và hiệu quả trong trồng trọt, thúc đẩy áp dụng công nghệ nông nghiệp chính xác. Canh tác kỹ thuật số về cơ bản là việc sử dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp để tối ưu hóa nhằm đạt hiệu quả cao. Phương pháp này nhằm tối ưu hóa sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất, giảm chi phí đầu vào cũng như tác động môi trường của việc nuôi - trồng. Nó bao gồm các công nghệ dựa trên dữ liệu, kể cả các hệ thống định vị vệ tinh như GPS, viễn thám… và internet trong quản lý cây trồng và giảm thiểu việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và nước.

Được biết tại Hà Lan, có trên 10 sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao xuất khẩu đứng thứ nhất và thứ hai thế giới như: hoa tươi, cà chua, khoai tây, hành tây, trứng gà, pho mát, sữa đặc, bia đại mạch, bánh ca cao, dầu ca cao, thịt lợn, sô-cô-la và thuốc lá.

Israel - Nền nông nghiệp chủ động và đột phá

Là một đất nước có nguồn tài nguyên đất đai nghèo nàn và khí hậu khắc nghiệt, tuy nhiên bằng sự linh hoạt, nhạy bén và sáng tạo, biết cách vận dụng công nghệ tiên tiến nhất cho sản xuất nông nghiệp cùng với sự đầu tư thỏa đáng đã tạo ra những điều kỳ diệu đưa Israel đã trở thành một cường quốc nông nghiệp hàng đầu thế giới. Công nghệ tưới nhỏ giọt và các giải pháp tưới tiêu vi thủy lợi của Israel là một cuộc cách mạng góp phần thay đổi nền nông nghiệp thế giới. Rất nhiều quốc gia có nguồn đất khô cằn và nghèo nàn đã áp dụng công nghệ này vào trồng trọt đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Bên cạnh đó, Israel còn vận dụng rất nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp với một quy trình bài bản, khoa học, thân thiện với môi trường như: Sử dụng túi khổng lồ để bảo quản lương thực; diệt sâu bọ, côn trùng bằng phương pháp sinh học, chăn bò bằng máy tính, giải pháp nông nghiệp trực tuyến, đưa giống khoai tây phù hợp trồng trong môi trường sa mạc khắc nghiệt….

ky 2 tim huong di phu hop cho nen nong nghiep nuoc nha
Kén tồn trữ và bảo quản lương thực - một trong những sáng tạo đột phá của Israel. Ảnh nguồn Internet

Sự sáng tạo, kiên trì và đổi mới trong cách làm đã giúp Israel từ một quốc gia nghèo vụt trở thành một nước có nền nông nghiệp hàng đầu.

Đến những thay đổi cần thiết

Quay trở lại với nước ta, là một quốc gia có điều kiện khí hậu tự nhiên, thổ nhưỡng phù hợp, nguồn nhân lực có sẵn và có nền tảng văn minh lúa nước, sẽ là điều kiện tiên quyết, thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế nông nghiệp. Vậy cần làm gì để ngành nông nghiệp nước ta tìm được vị trí đứng trên bản đồ nông nghiệp thế giới?

Các nhà phân tích hàng đầu thế giới cho rằng, một cuộc cách mạng công nghệ nông nghiệp là cần thiết, và nông nghiệp kỹ thuật số (hay nông nghiệp chính xác) đang nổi lên như một giải pháp triển vọng chủ đạo với nỗ lực đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng toàn cầu cũng như giải quyết khủng hoảng về môi trường đang gia tăng, trong bối cảnh khả năng cung cấp thực phẩm đang tụt giảm do diện tích đất canh tác bị thu hẹp và biến đổi khí hậu. Người nông dân thời đại canh tác chính xác có thể sử dụng ít nhất các hoá chất (thuốc trừ sâu, phân bón), góp phần bảo vệ đất và nước ngầm trong khi tăng hiệu quả sản xuất; chất lượng sản phẩm được nâng cao nhưng tiêu thụ năng lượng giảm đáng kể.

Muốn đầu tư vào ngành nông nghiệp công nghệ cao, quy mô lớn thì trước tiên phải có quỹ đất. Hiện nay, đất đai tại các vùng nông thôn đều có sự phân tán, chia cắt nhỏ, lẻ cho các nông hộ nên việc tích tụ ruộng đất đang là một vấn đề nan giải, khó thực hiện đối với các dự án có yêu cầu quỹ đất đủ lớn. Nhà nước và chính phủ nên có chính sách tạo quỹ đất cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, bằng các quỹ đất của các nông lâm trường làm ăn kém hiệu quả, các quỹ đất chưa sử dụng, hỗ trợ tiền thuê đất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận đất đai, có đủ đất sạch để tiến hành sản xuất.

Để thực hiện thành công cuộc cách mạng nông nghiệp công nghệ cao thì một trong những yếu tố không thể bỏ qua đó là phải phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao gắn kết với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, từ đó phát triển lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong quá trình phát triển. Vì vậy, công tác đào tạo nguồn nhân lực phải được quan tâm đúng mức, trong đó không chỉ đào tạo nguồn nhân lực lao động trực tiếp, mà ngay cả các cấp quản lý cũng cần được đào tạo và nâng cao trình độ, kiến thức về khoa học, về lĩnh vực quản lý liên quan để có thể lựa chọn dự án ưu tiên và hỗ trợ đầu tư trong số các dự án đầu tư tại địa phương mà mình quản lý.

Việc tập trung nguồn lực nghiên cứu khoa học - ứng dụng công nghệ cho việc phát triển nông nghiệp, theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung, công nghệ cao là một yếu tố vô cùng quan trọng. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch là hướng đi bền vững và cũng là hướng đầu tư rất tốt cho phát triển kinh tế. Thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Có cơ chế khuyến khích hình thành mối liên kết trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng chuyển giao, tiếp nhận các sản phẩm khoa học công nghệ giữa các viện, trung tâm nghiên cứu, các doanh nghiệp và nông dân.

Mặt khác, cần có chính sách gắn kết giữa doanh nghiệp và người nông dân. Liên kết trong sản xuất là xu thế phát triển tất yếu của nông nghiệp hiện đại, không thể thiếu được mối liên kết giữa doanh nghiệp và người nông dân. Tuy nhiên, việc gắn kết giữa doanh nghiệp với nông dân theo quy luật cung - cầu của thị trường vẫn chưa mấy thành công, cả hai đều cần đến nhau và mong muốn hợp tác song lại thiếu sợi dây gắn kết bền chặt.Vì vậy, cần có chính sách cụ thể, rõ ràng để rằng buộc và gắn kết một cách bền chặt mối liên kết giữa doanh nghiệp và người nông dân theo hướng nguyên tắc, bình đẳng và tuân thủ “luật chơi”, trong đó tính pháp lý của mối quan hệ này phải được đặt lên hàng đầu. Giải quyết được triệt để các vấn đề nêu trên, thiết nghĩ nền nông nghiệp nước nhà sẽ có bước chuyển mình mang tính “đột phá”, tạo ra lợi thế cạnh tranh thực sự từ nội lực, tạo đà thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển, đi lên vững chắc và toàn diện.

Song Thu

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

(LĐTĐ) Đem rượu qua nhà rủ nhậu nhưng bị từ chối, Vũ Văn Xuyên dùng gậy gỗ đánh tử vong ông N.V.N.
Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, quyết định các nội dung quan trọng như: Bổ sung biên chế viên chức giáo dục của Thành phố; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…

Tin khác

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Vàng tăng phi mã, lại vượt đỉnh lịch sử 2.200 USD/ounce

Vàng tăng phi mã, lại vượt đỉnh lịch sử 2.200 USD/ounce

(LĐTĐ) Hôm nay (29/3), giá vàng SJC nhích nhẹ, đưa giá vàng vượt mức 81 triệu đồng/lượng, vàng thế giới tăng phi mã, vượt đỉnh lịch sử hơn 2.200 USD/ounce.
Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện hỏa tốc số 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Tăng chuyến bay phục vụ khách dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm hè

Tăng chuyến bay phục vụ khách dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm hè

(LĐTĐ) Để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ 30/4, Quốc tế Lao động 1/5 và cao điểm hè, một số cảng hàng không, hãng bay đồng loạt điều chỉnh tăng slot, chuyến bay.
Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

(LĐTĐ) Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá ngày 28/3, giá xăng E5RON92 được điều chỉnh tăng 406 đồng/lít và xăng RON95 tăng 532 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm 320 đồng/lít.
Gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải

Gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải

(LĐTĐ) Việt Nam có lợi thế lớn để phát triển vận tải hàng hải và đường thủy nội địa. Thế nhưng thời gian qua, thị phần vận tải trong lĩnh vực này so với đường bộ chỉ chiếm chưa tới 20%. Điều này đang đặt ra bài toán phải gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải và đường thủy nội địa để khai thác hiệu quả kinh tế, cũng như “chia lửa” cho vận tải đường bộ đang trong tình trạng quá tải, mất cân đối như hiện nay.
Xử lý doanh nghiệp xăng dầu không thực hiện xuất hóa đơn điện tử

Xử lý doanh nghiệp xăng dầu không thực hiện xuất hóa đơn điện tử

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử. Kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.
Xử phạt 12 cơ sở vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng

Xử phạt 12 cơ sở vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng

(LĐTĐ) Trên cơ sở rà soát, kiểm tra 127 cơ sở kinh doanh vàng, trong thời gian hơn 1 tháng, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện 12 cơ sở vi phạm, xử phạt gần 222 triệu đồng.
Trước giờ "G", nhiều doanh nghiệp xăng dầu "chạy nước rút" xuất hóa đơn điện tử bán lẻ

Trước giờ "G", nhiều doanh nghiệp xăng dầu "chạy nước rút" xuất hóa đơn điện tử bán lẻ

(LĐTĐ) Sau khi Bộ Tài chính và Bộ Công Thương đề nghị, đến hết 31/3, sẽ xem xét tạm dừng hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp kinh doan xăng dầu chưa thực hiện xuất hóa đơn bán lẻ, nhiều doanh nghiệp đã "chạy nước rút" để hoàn thành tiến độ trước "giờ G".
Nguyên nhân từ đâu?

Nguyên nhân từ đâu?

(LĐTĐ) Thời gian qua, các chuyên gia và giới truyền thông tốn không biết bao nhiêu giấy mực cho câu chuyện về bất cập giữa mặt bằng thu nhập chung của người dân hiện nay với giá cả... song thực tế, nó vẫn cứ diễn ra “nghịch lý”: Việc làm, thu nhập khó khăn, giá vẫn… cứ tăng!
Xem thêm
Phiên bản di động