Đừng để ăn vào… mắc bệnh

Kỳ cuối: Căn nguyên gây ra các bệnh ung thư về đường tiêu hóa

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, khi ăn phải thực phẩm không đảm bảo, thực phẩm tồn dư hóa chất sẽ không bị ung thư ngay, nhưng nó tích tụ trong cơ thể, đến thời điểm nhất định trở thành tác nhân gây bệnh. Đặc biệt, thực phẩm bẩn là nguyên nhân chính gây nên những bệnh ung thư về đường tiêu hóa.
ky cuoi can nguyen gay ra cac benh ung thu ve duong tieu hoa Mất bao lâu để bạn tiêu hóa thực phẩm bạn ăn?
ky cuoi can nguyen gay ra cac benh ung thu ve duong tieu hoa Nguy cơ ung thư đại tràng từ việc ăn thực phẩm ít chất xơ

Nguy hại từ hóa chất trong thực phẩm

Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, thực phẩm bẩn đang là quốc nạn của Việt Nam. Đó là nguyên nhân dẫn đến số ca bệnh nhân ung thư gia tăng. Cần định nghĩa rõ ràng: “Một thực phẩm được đánh giá là không an toàn (thực phẩm bẩn) khi nó chứa các chất cấm, gây hại cho sức khỏe.

Trong thực phẩm bẩn có chứa nhiều tác nhân gây bệnh nguy hiểm như: Vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh, độc tố nấm, hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc tăng trọng, thuốc kích thích, thuốc nhuộm màu. Những tác nhân này khi xâm nhập vào cơ thể ban đầu có thể gây các phản ứng tức thời như: Ngộ độc, tiêu chảy…Về lâu dài có thể là căn nguyên gây ra các bệnh mãn tính, ung thư và dẫn tới tử vong”, GS Nguyễn Bá Đức phân tích.

ky cuoi can nguyen gay ra cac benh ung thu ve duong tieu hoa
Ăn quá nhiều đồ nướng, cháy cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư.

Theo các chuyên gia y tế, sở dĩ số ca mắc ung thư tăng nhanh do 3 nguyên nhân chính: Thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm và do tuổi thọ tăng. Trong đó, tác nhân từ thực phẩm đứng hàng đầu, chiếm khoảng 35%, thuốc lá chiếm khoảng 30%, di truyền từ 5-10%. Tuy nhiên, GS Nguyễn Bá Đức cho rằng, thuốc lá là nguyên nhân có thể nhìn thấy để tránh được, còn thực phẩm rất đa dạng, không thể tránh hết được.

Bản thân thực phẩm không có hại, nhưng các hóa chất trong thực phẩm là cái nguy hại nhất, thông qua ăn uống, rất nhiều chất độc hại vào cơ thể mà chúng ta không hay. “Hiện nay, vì lợi nhuận người dân đang tự hại lẫn nhau. Đơn cử, rau cỏ phun quá nhiều thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng. Nhiều trường hợp rau phun thuốc hôm trước, hôm sau đã thu hoạch, bán thì sao không gây bệnh”, chuyên gia đầu ngành ung thư phân tích.

GS Nguyễn Bá Đức cũng cho biết, ngoài nguồn gốc thực phẩm, một tác nhân gây ung thư phổ biến ở Việt Nam là do chế biến thực phẩm sai cách. “Các đồ ăn chiên, rán ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra các amin dị vòng có khả năng gây ung thư. Đồ nướng, như thịt nướng, nội tạng nướng… sẽ hình thành các hydrocarbon thơm đa vòng, đơn cử như pyrene (có trong bồ hóng gác bếp và nhựa đường) gây ung thư”, GS Nguyễn Bá Đức phân tích. Đồng thời, người Việt cũng có tâm lý tiết kiệm, nhiều người ăn các loại hạt quá hạn sử dụng, gạo mốc, đồ khô bị mốc…dễ gây nhiều bệnh tật, trong đó có ung thư.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2015 - 2025.

Phấn đấu đến năm 2025, 100% UBND các tỉnh, thành phố có kế hoạch và đầu tư kinh phí triển khai thực hiện Chiến lược tại địa phương; 70% người trưởng thành hiểu biết về bệnh ung thư ảnh hưởng đối với sức khỏe cộng đồng, kinh tế, xã hội của đất nước, cũng như các nguyên tắc phòng, chống bệnh... hiệu quả.

Bên cạnh đó, những thói quen ăn uống thiếu khoa học cũng là một trong những tác nhân gây ra căn bệnh nguy hiểm này. “Việc ăn quá nóng, quá mặn cũng là một trong những tác nhân gây ung thư. Cụ thể, hay ăn nóng dễ gây bệnh ung thư thực quản, mặn quá dễ gây ung thư đường tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày, ruột. Còn ăn quá nhiều chất béo, mỡ động vật cũng là một trong những nguyên nhân gây ung thư vú, đại tràng…”, chuyên gia ung thư dẫn chứng.

Trẻ hóa ung thư

Đáng lo ngại, hiện nay các ca mắc bệnh ung thư không chỉ gia tăng, Việt Nam đang ghi nhận tình trạng một số bệnh ung thư trẻ hóa hơn trên thế giới. Điển hình là ung thư vú đang ghi nhận trẻ hơn so với thế giới tầm 5 – 10 tuổi. Nhiều phụ nữ mới 40 tuổi đã mắc bệnh. Bên cạnh đó, còn có một số bệnh ung thư ở nước ta mắc trẻ hơn so với thế giới là ung thư phổi, trực tràng…

Lý giải về điều này, GS Nguyễn Bá Đức cho rằng, ung thư vốn dĩ là căn bệnh mà mọi người, mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải, bao gồm cả người già lẫn người trẻ. Trong đó, một số loại ung thư thường mắc ở đối tượng người cao tuổi như: Ung thư dạ dày, gan, phổi, trực tràng. Ngược lại, một số loại ung thư được ghi nhận nhiều hơn ở những người trẻ như: Ung thư máu, bạch cầu…

Cụ thể, theo GS Nguyễn Bá Đức, ung thư ở những người già vẫn được ghi nhận nhiều hơn do nằm trong quy luật “sinh, lão, bệnh, tử”. Con người khi sống càng lâu, các chức năng trong cơ thể dần bị lão hóa, suy giảm; đồng thời, thời gian tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh ngày càng nhiều. Nguyên nhân thứ hai là do trong cơ thể mỗi con người luôn diễn ra quá trình tự đào thải và tạo mới các tế bào. Những chu trình này càng diễn ra nhiều theo thời gian, sai sót đột biến tế bào càng nhiều, đây có thể chính là yếu tố gây nên các bệnh, trong đó có ung thư.

Do đó, để phòng chống ung thư, chuyên gia đầu ngành về ung thư khuyên mọi người nên điều chỉnh lối sống, dinh dưỡng cho phù hợp, tránh các nguy cơ gây ung thư. Trong đó, mọi người cần từ bỏ thói quen hút thuốc lá, lựa chọn thực phẩm sạch, ăn nhiều rau củ quả, từ đó rèn luyện cho mình một cơ thể thực sự khỏe mạnh.

Tuy nhiên, GS Nguyễn Bá Đức cũng thẳng thắn nhìn: Dù biết thực phẩm là căn nguyên chính gây ung thư, nhưng với tình hình hiện tại, người dân cũng khó phân biệt thực phẩm bẩn mà tránh. “Cứ nói rau sạch, thịt sạch nhưng để truy được nguồn gốc rất khó. Không chỉ rau, thịt đến nguồn nước cũng không sạch hoàn toàn”, Phó Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam bày tỏ quan điểm.

Tuy nhiên, người dân vẫn có thể tự bảo vệ bản thân bằng cách thường xuyên thăm khám và tầm soát ung thư. Bởi bệnh ung thư nếu được phát hiện càng sớm, việc điều trị càng đơn giản, phát hiện muộn, điều trị kéo dài, tốn kém trong khi hiệu quả lại không cao. Trong khi đó, hiện nay đa số người dân đến khám và điều trị ung thư ở giai đoạn muộn. Đây chính là lý do chính khiến tỷ lệ chữa khỏi ung thư tại nước ta thấp, không bằng các nước phát triển.

Tỷ lệ chữa khỏi ung thư tại các nước phát triển trên 80%, nhờ chiến dịch sàng lọc và phát hiện sớm bệnh. Nếu người dân Việt Nam cũng được phát hiện sớm bệnh thì tỷ lệ chữa khỏi sẽ ngang với các nước phát triển. “Bởi vậy, người dân cần chủ động tầm soát ung thư định kỳ 6 tháng/lần hoặc bất cứ khi nào thấy trong cơ thể có những dấu hiệu bất thường. Đặc biệt, với những người có tiền sử trong gia đình từng mắc bệnh ung thư thì cần chú ý hơn”, GS Nguyễn Bá Đức cho biết thêm.

Nguyễn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cầu Giấy: Khen thưởng kịp thời cho đội bóng đoạt giải Ba Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

Cầu Giấy: Khen thưởng kịp thời cho đội bóng đoạt giải Ba Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Giải Bóng đá công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX năm 2024 đã bế mạc tại Sân vận động Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội). Ngay sau khi đội nhà thắng trận tranh hạng Ba, Chủ tịch LĐLĐ quận Cầu Giấy Nguyễn Thị Thu Hà đã ký quyết định khen thưởng 17 cầu thủ tham gia Giải.
Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

(LĐTĐ) Chiều 25/4, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập quốc tế, UNESCO và ASEAN cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên đến từ các cơ quan thông tấn báo chí.
Quận Hoàn Kiếm phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

Quận Hoàn Kiếm phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Ủy ban nhân dân (UBND) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận phối hợp với UBND quận Hà Đông tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.
Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

(LĐTĐ) Ngày 25/4, quận Bắc Từ Liêm tổ chức vòng chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm 2024. Tham gia vòng chung khảo có 15 nhà giáo có thời gian công tác ít nhất 3 năm liên tục trở lên.
Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tiếp tục chuỗi hoạt động tại tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố dẫn đầu đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân - dân Nghệ An”; cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Tin khác

Cứu sống bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột

Cứu sống bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột

(LĐTĐ) Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vừa phẫu thuật thành công cho nam bệnh nhân N.V.Đ (74 tuổi, ở Hà Nội) bị sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột.
Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

(LĐTĐ) Vừa qua, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nữ bệnh nhân L.T.Q, (71 tuổi, ở Hưng Yên) nhập viện với chẩn đoán sốt mò, hạ natri máu, suy giáp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ do ung thư tuyến giáp thể nhú, viêm gan theo dõi do thuốc.
Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản sơ cứu trẻ khi bị vết thương mạch máu

Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản sơ cứu trẻ khi bị vết thương mạch máu

(LĐTĐ) Để phòng tránh các tai nạn thương tâm xảy ra với trẻ, bên cạnh việc giáo dục và tạo không gian vui chơi an toàn cho trẻ, các bác sĩ khuyến cáo, bất kỳ ai cũng cần trang bị các kiến thức sơ cấp cứu các vết thương mạch máu. Mục đích của việc sơ cứu nhằm cầm máu, hoặc khống chế sự chảy máu cho trẻ, phòng hoặc điều trị sốc và tránh các biến chứng như nhiễm khuẩn,… có thể xảy ra.
Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

(LĐTĐ) Đồng hành cùng tổ chức Công đoàn Thủ đô, suốt 7 năm qua, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tổ chức nhiều đợt khám, tư vấn sức khỏe, phát thuốc miễn phí cho nữ công nhân lao động (CNLĐ) các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố. Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực, mang tới cơ hội chăm sóc sức khỏe quý giá cho CNLĐ Thủ đô.
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Công văn số 2045/BYT-KCB gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc trường đại học; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; y tế các bộ, ngành bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sắp tới.
Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

(LĐTĐ) Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (37 tuổi) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy filler vào vùng mũi, má tại một spa của “người quen”. Một giờ sau khi tiêm filler, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau nhức và tắc mạch…
Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần (từ ngày 12 đến 19/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 195 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 34 trường hợp so với tuần trước.
Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

(LĐTĐ) Chiều 18/4, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã công bố kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ có thư khen gửi tới các cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế của các bệnh viện, Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia sau thành công ca điều phối, ghép tạng từ người cho chết não cứu sống 7 người vừa qua.
Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

(LĐTĐ) Mặc dù đã được đội ngũ bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng bệnh nhân N.N.H (15 tuổi), ngụ tại khu phố 6, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu đã tử vong với chẩn đoán sốt xuất huyết (SXH) nặng, tổn thương đa cơ quan, xuất huyết tiêu hóa.
Xem thêm
Phiên bản di động