Giá trị văn hóa trong đồng bào dân tộc thiểu số: Làm sao để bảo tồn và phát huy?

Kỳ cuối: Bối rối dẫu muôn vàn giải pháp

(LĐTĐ) Dường như có quá nhiều việc phải làm để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, từ trang phục, kiến trúc, ngôn ngữ,  lối sống đến việc phục dựng, tổ chức lễ hội… Các chuyên gia đã nhiều lần bàn bạc và đưa ra giải pháp, nhưng để có một giải pháp hữu hiệu, triệt để, đúng hướng thì vẫn còn là câu chuyện dài của tương lai. Làm thế nào để việc “bảo tồn, phát huy” có thể chạy đua với sự “biến dạng, mai một”? đó là một câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ.
ky cuoi boi roi dau muon van giai phap Kỳ 1: Nhiều nét văn hóa thiểu số bị mai một, biến đổi
ky cuoi boi roi dau muon van giai phap Bảo tồn trang phục các dân tộc thiểu số trong thời kỳ hội nhập
ky cuoi boi roi dau muon van giai phap Nghiên cứu đổi mới chính sách đối với đồng bào dân tộc, miền núi

Nói đến con người Việt Nam, bản sắc văn hóa Việt Nam hoàn toàn không có nghĩa là nói đến một cái gì đã trở thành khuôn mẫu, cố định, bất biến. Trái lại, đây là một khái niệm động, không ngừng vận động, chuyển biến để tự hoàn thiện, nâng cao. Hơn thế nữa, chính nhờ có cái nhìn mở, tính năng động, sáng tạo rất biện chứng tự trang bị cho mình đã trở thành truyền thống đã làm nên sức sống mãnh liệt, mang tính độc đáo của văn hóa Việt Nam suốt mấy nghìn năm lịch sử.

ky cuoi boi roi dau muon van giai phap
Ảnh: Mạnh Tiến

Chúng ta đều biết, do đặc điểm lịch sử và vị trí địa lý, Việt Nam nằm ở khu vực giao lưu của những nền văn hóa lớn của nhân loại, lại liên tiếp bị xâm lược, có hơn 1.000 năm chịu sự thống trị của phong kiến phương Bắc, tiếp đến trên một thế kỷ chịu sự thống trị của thực dân phương Tây.

Trong hoàn cảnh ấy, nguy cơ bị đồng hóa tưởng chừng như không sao tránh khỏi. Vậy mà kỳ diệu thay, như có một phép màu, một cẩm nang bí mật, qua bao biến cố thăng trầm, như được tôi luyện trong lửa đỏ và nước lạnh, chất vàng nhân phẩm của văn hóa Việt Nam vẫn ngời ngời tỏa sáng, đồng thời còn tiếp nhận có chọn lọc những tinh hoa văn hóa từ bên ngoài.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy:

Ngành Văn hóa luôn coi công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa là nhiệm vụ quan trọng. Trải qua thời gian đầu triển khai còn bỡ ngỡ đến nay, ngành Văn hóa đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhiều nhiệm vụ đã từng bước đi vào chuyên sâu. Công tác bảo tồn phát huy bản sắc dân tộc đã gắn với phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, biến nhiều di sản văn hóa đặc sắc trong cộng đồng các dân tộc thành các giá trị tài sản, đảm bảo đời sống tinh thần, vật chất cho đồng bào.

Từ một góc độ nào đó, có thể nói trước sức tấn công nhằm thôn tính, hủy diệt của văn hóa ngoại lai, văn hóa Việt Nam chẳng những không bị đồng hóa mà còn có sức đồng hóa ngược lại một phần thứ văn hóa khác biệt, làm phong phú, đa dạng thêm nền văn hóa của mình.

Trong lịch sử phát triển văn hóa của mỗi dân tộc bao giờ cũng là cả một quá trình vận động không ngừng với nhiều khúc khuỷu, quanh co, vượt qua những thác ghềnh, thử thách để đi tới, luôn tự biến đổi để tồn tại và phát triển. Theo thống kê của Liên hợp quốc, trên thế giới hiện nay có hơn 200 quốc gia nhưng chỉ có 34 nền văn hóa được coi là tồn tại độc lập, có bản sắc riêng, trong đó có Việt Nam.

Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa đã có nhiều tham luận, ý kiến tâm huyết để giải quyết "bài toán" bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đó là việc cần có cơ chế chính sách phù hợp để triển khai thực hiện công tác bảo tồn trong tình hình mới, chú trọng đến tính ứng dụng của chính sách; đầu tư phù hợp, hiệu quả, tập trung cho chủ thể văn hóa; quan tâm đến nhóm đối tượng đặc thù đó là các dân tộc rất ít người; Hình thức bảo tồn văn hóa dân tộc trong thời đại 4.0; thay đổi nhận thức để khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, phát huy được vai trò chủ động của chính cộng đồng…

TS. Trần Hữu Sơn (Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam) đã nêu nhiều bài học kinh nghiệm trong quá trình bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đồng bào vùng dân tộc thiểu số trên cơ sở nghiên cứu ở vùng Tây Bắc. Theo ông Trần Hữu Sơn, đầu tiên cần phải tôn trọng tín ngưỡng truyền thống của cộng đồng các dân tộc, không lặp lại những sai lầm của cải cách dân chủ và quan niệm coi tôn giáo tín ngưỡng là mê tín dị đoan, cấm học chữ cổ, cấm lễ cấp sắc...

Những hành động bài trừ này đã làm đứt đoạn văn hóa… ; Tiếp đó là bảo tồn và phát huy chữ viết truyền thống, xây dựng một số bộ chữ viết phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa của các dân tộc thiểu số, căn cứ vào nguyện vọng và nhu cầu của đồng bào.

TS. Trần Hữu Sơn nhấn mạnh: Việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phải gắn liền với phát triển du lịch. Trong đó cần bảo vệ, tôn trọng ý kiến, đề cao vai trò của cộng đồng. Không nhất thiết người dân phải bỏ kinh tế truyền thống chạy theo du lịch mà có thể tiến hành song song hai hoạt động; làm du lịch theo hướng trải nghiệm; phát huy bản sắc văn hóa, xây dựng tính đặc thù của mỗi tộc người để tạo thành sản phẩm du lịch độc đáo.

TS. Trần Hữu Sơn khuyến cáo, các bài học kinh nghiệm này không chỉ có ý nghĩa riêng với vùng Tây Bắc mà các cơ quan chức năng cần xem xét, vận dụng hợp lý ở những vùng khác, có đông đồng bào dân tộc thiểu số…

GS.TS. Bùi Quang Thanh (Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam) cho rằng sự nghiệp bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử văn hóa của các dân tộc thiểu số nước ta đặt ra những nhiệm vụ vừa có tính bức xúc, vừa có tính lâu dài đồng thời phải có những giải pháp hữu hiệu. GS.TS. Bùi Quang Thanh đưa ra nhiều nhóm giải pháp, trong đó có việc tôn trọng lịch sử, tiếng nói, chữ viết và di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của từng cộng đồng dân tộc.

Trên tinh thần coi văn hóa của cộng đồng quốc gia đa dân tộc Việt Nam là nền văn hóa thống nhất trong đa dạng, cần có kế hoạch tổ chức khẩn trương, dứt điểm trong việc đầu tư kinh phí, nhân lực có chuyên môn để khảo sát, thống kê, phân loại, nghiên cứu đồng bộ lịch sử, tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, giá trị văn hóa độc đáo của các dân tộc anh em. Tiếp đó, các địa phương cần làm tốt việc dạy song ngữ tiếng Việt và tiếng dân tộc bản địa ở các trường dân tộc thiểu số, tập trung vào các dân tộc có số lượng dân cư đông đảo…

PGS.TS Đặng Văn Bài (Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam) cho rằng, lâu nay chúng ta vẫn quen với quan điểm tiếp cận di sản văn hóa từ góc độ giá trị, kiểu như cái gì cũng là “vô giá” mà chưa tìm cách lượng hóa cụ thể các giá trị đó, trong khi đây là vấn đề không hề đơn giản. Đồng thời chưa nhận thức được toàn diện hoặc còn coi nhẹ yếu tố kinh tế học trong di sản.

Yếu tố kinh tế của di sản được biểu hiện 3 mặt cụ thể: tự thân di sản văn hóa cũng là tài sản vật chất có thể định giá được như nguyên vật liệu, công sức lao động sáng tạo của nhiều thế hệ, đất đai, bất động sản gắn với di tích; di sản văn hóa với tư cách nguồn động lực mới cho sự phát triển; di sản văn hóa là tài nguyên nhân văn quan trọng chiếm tỉ trọng lớn và có tác dụng làm gia tăng cho một sản phẩm du lịch và điểm đến du lịch.

PGS.TS Lê Ngọc Thắng gợi ý một biện pháp "cứu nguy" văn hóa dân tộc thiểu số là mời cán bộ về hưu dạy tiếng dân tộc và mời nghệ nhân dạy đàn, hát cho bà con. Cũng như nhiều chuyên gia khác, PGS.TS Lê Ngọc Thắng cũng nhắc tới giải pháp giúp bà con phát triển du lịch để khơi dậy tình yêu và ý thức giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống. Tuy nhiên cũng cần đề phòng những mặt trái của những hoạt động chỉ mang tính trình diễn, kinh doanh, ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa bản địa.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn Nghệ An sẽ triển khai Tháng Công nhân năm 2024 với nhiều hoạt động đổi mới

Công đoàn Nghệ An sẽ triển khai Tháng Công nhân năm 2024 với nhiều hoạt động đổi mới

(LĐTĐ) Tháng Công nhân năm 2024 được Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An xây dựng với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết”.
Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

(LĐTĐ) Trong năm 2024 tỉnh Đồng Nai sẽ giám sát, đánh giá đối với 145 dự án đầu tư công nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý dự án của chủ đầu tư và quá trình giải ngân vốn.
Đồng chí Nguyễn Duy Hiển giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện Thường Tín

Đồng chí Nguyễn Duy Hiển giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện Thường Tín

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành để bầu bổ sung Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, chức danh Chủ tịch LĐLĐ huyện; ủy viên Ủy ban Kiểm tra và Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra LĐLĐ huyện Thường Tín khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ tổ chức lễ gắn biển công trình nâng cấp, cải tạo Trường Trung học cơ sở (THCS) Quảng An. Đây là công trình được quận Tây Hồ lựa chọn gắn biển chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII - nhiệm kỳ 2024 - 2029.
LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024; triển khai nhiệm vụ, công tác công đoàn quý II/2024.
Tháng 3/2024, khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt

Tháng 3/2024, khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Sở Du lịch Hà Nội thông tin, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt khách, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023.
Cần đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3 Vành đai 4 Hà Nội

Cần đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3 Vành đai 4 Hà Nội

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành phố Hà Nội đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3 Vành đai 4 Hà Nội; khẩn trương hoàn thành rà soát lại một số nội dung về nguồn vốn Dự án đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo để đủ điều kiện phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư.

Tin khác

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Hãng Phim hoạt hình Việt Nam đang hoàn thành những công đoạn cuối cùng cho 2 bộ phim hoạt hình cắt giấy "Lời hứa Điện Biên" và "Chiếc xe thồ Điện Biên".
Đêm rơi về phố

Đêm rơi về phố

(LĐTĐ) Đêm giữa phố. Ánh sáng vàng vọt hắt bóng lên những tấm lưng gầy bên những gánh hàng rong. Thứ ánh sáng phiêu linh kì diệu có thể che đi ít nhiều những vết xước, vết hằn từ những mảnh đời thinh lặng. Ta chạy xe qua phố, lướt qua từng mảnh phố, mảnh đời, bỗng thấy vai mình nằng nặng, thấy tim mình chật chội giữa quên nhớ hằn in.
Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

(LĐTĐ) Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư, việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị được duy trì thường xuyên, liên tục, giúp diện mạo đô thị Thủ đô ngày càng “Xanh - Văn minh - Hiện đại”.
Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa

Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa

(LĐTĐ) Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.
Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Trước đây, nhiều người luôn nhận định, kinh phí để bảo tồn, trùng tu, gìn giữ di sản là con số không nhỏ, tức là di sản chỉ… tiêu tiền. Thế nhưng, giờ đây khái niệm ấy đã dần thay đổi, bởi di sản chính là một “mỏ vàng” nếu như biết khai thác đúng và trúng. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ (TS) Lê Thị Việt Hà, giảng viên bộ môn Văn hóa doanh nghiệp, Viện Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) xoay quanh vấn đề này.
Làng nghề gốm Bát Tràng chuẩn bị sẵn sàng vào hội

Làng nghề gốm Bát Tràng chuẩn bị sẵn sàng vào hội

(LĐTĐ) Ngày 22/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức đoàn kiểm tra công tác tổ chức Lễ hội truyền thống làng nghề Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội).
Chén trà xuân

Chén trà xuân

(LĐTĐ) Giữa những ngày xuân. Mưa bụi rắc đầy trên hoa lá. Mùi hương hoa hồng quế phả vào cái lành lạnh của đất trời. Bỗng thèm một chén trà ủ ấm tay. Thèm cảm giác hương trà thoảng trên cánh mũi dìu dịu.
Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển

Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển

(LĐTĐ) Gần 2 năm theo đuổi bộ môn vẽ tranh thực tế ảo, chỉ với kính thực tế ảo và hai tay cầm điều khiển, chị Đặng Thị Minh Hằng (TP.HCM) đã có nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc trong không gian ba chiều giả lập.
Khám phá văn hóa đặc sắc từ “Tết Novruz” của đất nước Azerbaijan

Khám phá văn hóa đặc sắc từ “Tết Novruz” của đất nước Azerbaijan

(LĐTĐ) Lễ hội “Tết Novruz” có nhiều điểm tương đồng với ngày Tết cổ truyền của Việt Nam, tôn vinh các giá trị truyền thống gia đình và biết ơn thiên nhiên.
Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

(LĐTĐ) Ngày 19/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị nói chuyện chuyên đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về hạnh phúc” và Trưng bày, giới thiệu sách với chủ đề “Hạnh phúc cho mọi người”.
Xem thêm
Phiên bản di động