Multimedia
30/09/2023 10:50
Kỳ 1: Ngọn gió lành thổi trên nông thôn mới

30/09/2023 10:50

Phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Ngay khi đất nước đang đấu tranh giành độc lập, những ngày đầu thành lập nước và trong những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ gian khổ, Bác Hồ đã nhiều lần thể hiện tư tưởng của Người về phát triển hợp tác xã và vận dụng vào thực tiễn Việt Nam. Trong công cuộc đổi mới đất nước, kinh tế tập thể được xác định là một thành phần kinh tế có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế mà còn có đóng góp quan trọng trong phát triển văn hoá, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”.
Kỳ 1: Ngọn gió lành thổi trên nông thôn mới

Phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Ngay khi đất nước đang đấu tranh giành độc lập, những ngày đầu thành lập nước và trong những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ gian khổ, Bác Hồ đã nhiều lần thể hiện tư tưởng của Người về phát triển hợp tác xã và vận dụng vào thực tiễn Việt Nam. Trong công cuộc đổi mới đất nước, kinh tế tập thể được xác định là một thành phần kinh tế có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế mà còn có đóng góp quan trọng trong phát triển văn hoá, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”.

Phát triển kinh tế tập thể trở thành nền tảng vững chắc cho kinh tế Thủ đô

Thực tế lịch sử phát triển của các mô hình kinh tế thị trường trên thế giới trải qua nhiều thế kỷ cho thấy, cùng với sự hình thành và phát triển đa dạng của các kiểu hình thức tổ chức sản xuất khác nhau, trong các nền kinh tế thị trường luôn có sự hiện diện một cách khách quan, đa dạng của các hợp tác xã (HTX). Phát triển kinh tế tập thể (KTTT), cùng với các thành phần kinh tế khác là phương thức để thúc đẩy kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không ngừng hoàn thiện. Tại Thủ đô Hà Nội, những mô hình KTTT đang ngày càng nở rộ và phát triển bền vững, mang lại giá trị thiết thực cho đời sống của nhân dân, đặc biệt là khu vực nông thôn, như ngọn gió lành thổi trên nông thôn mới.

Phát triển kinh tế tập thể trở thành nền tảng vững chắc cho kinh tế Thủ đô

HTX Hoa cây cảnh nghệ thuật Thăng Long ở xã Hải Bối, huyện Đông Anh là tổ hội nghề nghiệp đầu tiên của Hội Nông dân xã Hải Bối, được thành lập vào năm 2016 với 35 thành viên. Để đáp ứng cũng như tạo điều kiện hoạt động, phát triển của tổ hội, năm 2020, Hội Nông dân xã có quyết định thành lập “Chi hội hoa cây cảnh nghệ thuật”, nền tảng là tổ hội nghề nghiệp.

Phát triển kinh tế tập thể trở thành nền tảng vững chắc cho kinh tế Thủ đô

Ông Nguyễn Hữu Tuấn, Chủ tịch HTX cho biết, sự ra đời của HTX Hoa cây cảnh nghệ thuật Thăng Long đúng thời điểm xã Hải Bối đang phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, xây dựng xã thành phường. Hoạt động của HTX Hoa cây cảnh nghệ thuật Thăng Long sẽ mang lại nhiều khởi sắc và sẽ giúp cho môi trường kinh doanh dịch vụ, sản xuất nông nghiệp của địa phương phát triển tốt hơn trong mọi lĩnh vực và đóng góp quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo giữ vững an sinh xã hội trên địa bàn xã.

Ngày 10/01/2023, Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh đã ban hành quyết định phê duyệt công nhận đăng ký HTX Hoa cây cảnh nghệ thuật Thăng Long xã Hải Bối với vốn điều lệ trên 3 tỷ đồng, với 26 lĩnh vực sản xuất kinh doanh như trồng kinh doanh hoa cây cảnh nghệ thuật, cây ăn quả, nhận và chăm sóc cây giống, dịch vụ trồng trọt, dịch vụ lưu trú, ăn uống… HTX hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, tự chịu trách nhiệm, phát huy sức mạnh tập thể, cùng nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phát triển kinh tế tập thể trở thành nền tảng vững chắc cho kinh tế Thủ đô

Sự ra đời của HTX Hoa cây cảnh nghệ thuật Thăng Long đã và đang mang lại nhiều khởi sắc cho môi trường kinh doanh dịch vụ, sản xuất nông nghiệp của địa phương, góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an sinh xã hội trên địa bàn, đặc biệt là trong việc tìm kiếm thị trường cho sản phẩm nông nghiệp, nông thôn. Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, nhất là trong việc tìm kiếm thị trường cho sản phẩm nông nghiệp nông thôn, mô hình KTTT đã góp phần đẩy mạnh công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, đặc biệt là mục tiêu mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Do nhu cầu phát triển đô thị và công nghiệp - dịch vụ tăng nhanh, quỹ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh ngày càng thu hẹp, đòi hỏi ngành nông nghiệp phải thay đổi tư duy trong sản xuất, thực hiện chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Trong rất nhiều giải pháp, phát triển nông nghiệp đô thị là hướng đi có tính khả thi cao để giải quyết các bất cập liên quan trong tiến trình đô thị hóa như: nâng cao hiệu quả sản xuất; giải quyết việc làm; nâng cao chất lượng sản phẩm, thu nhập người lao động; gắn phát triển nông nghiệp với các loại hình dịch vụ khác; hướng tới xây dựng đô thị sinh thái bền vững cho tương lai.

Theo ông Ngô Văn Lệ, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đông Anh, hiện nay, trên địa bàn huyện có trên 30 tổ chức, cá nhân thực hiện ứng dụng công nghệ cao, tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất rau an toàn, cây ăn quả và hoa lan; có 90 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, chim cút có ứng dụng công nghệ cao; 20 mô hình nông nghiệp hữu cơ kết hợp với du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm ngày càng phát triển, hàng năm thu hút hàng trăm nghìn lượt khách tới thăm và sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

Từ các mô hình đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn nông dân với thu nhập cao gấp 4-5 lần so với khi sản xuất thông thường. Tiêu biểu như mô hình hoa cây cảnh nghệ thuật của HTX Hoa cây cảnh nghệ thuật Thăng Long ở xã Hải Bối; mô hình trồng nho, dâu tây hữu cơ kết hợp với du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm ở xã Vĩnh Ngọc của HTX Nho và Dâu tây;…

Phát triển kinh tế tập thể trở thành nền tảng vững chắc cho kinh tế Thủ đô

Đông Anh là vùng đất địa linh nhân kiệt, đã hai lần được chọn làm kinh đô của nước Việt, có bề dày văn hóa lịch sử gắn liền với kinh đô Thăng Long. Hiện nay huyện Đông Anh đang tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu gắn với đầu tư, xây dựng huyện thành quận, các xã, thị trấn thành phường, tạo thế và lực mới để huyện phát triển toàn diện, bền vững theo hướng đô thị. Sản xuất nông nghiệp được nâng cao chất lượng và hiệu quả phù hợp với đặc thù của huyện, nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sinh thái, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị… đã có những kết quả nhất định.

Đến với huyện Thạch Thất hôm nay mới thấy rõ hiệu quả của các mô hình KTTT ở địa phương này. Đã từ lâu, huyện Thạch Thất hình thành các vùng sản xuất nông sản, thực phẩm hàng hóa tập trung theo mô hình cánh đồng lớn, hình thành chuỗi liên kết giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ giữa doanh nghiệp với người dân.

Ví dụ như các mô hình trồng lúa có chất lượng cao, gạo ngon ở xã Đại Đồng, xã Hương Ngải, xã Dị Nậu; các mô hình gieo cấy giống lúa DH12 của Hội viên Nông dân xã Hương Ngải, xã Cẩm Yên với diện tích 25ha; mô hình giống lúa DH80 của hội viên Nông dân xã Phú Kim với diện tích 5ha; mô hình giống lúa TBR225 của hội Nông dân xã Chàng Sơn với diện tích 10ha; mô hình sản xuất lúa hữu cơ tiêu thụ sản phẩm với quy mô 40ha của Hội viên nông dân xã Đại Đồng; mô hình sản xuất cây trồng giống mới gắn với biến đổi khí hậu quy mô 20ha của Hội nông dân xã Phú Kim;...

Phát triển kinh tế tập thể trở thành nền tảng vững chắc cho kinh tế Thủ đô

Điển hình, sự vào cuộc chủ động, sáng tạo của của HTX nông nghiệp Đại Đồng đã mang lại hiệu quả cao cho những người trồng lúa huyện Thạch Thất. Trong lúc nhiều HTX trong cả nước đang tìm kiếm lối đi riêng, HTX nông nghiệp Đại Đồng vẫn chứng minh được vai trò quan trọng đối với việc sản xuất cũng như đời sống của người dân địa phương.

HTX nông nghiệp Đại Đồng được thành lập từ 1974 trên cở sở hợp nhất các HTX cấp thôn. Sau nhiều năm hoạt động theo mô hình cũ, từ năm 2012, HTX chuyển đổi mô hình theo luật HTX 2012 đáp ứng theo quy định. Bên cạnh ban lãnh đạo tinh gọn gồm 3 nhân sự, HTX nông nghiệp Đại Đồng có trên 3 nghìn xã viên thường xuyên.

Theo ông Vũ Khắc An, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX nông nghiệp Đại Đồng, hình thức hoạt động kinh doanh hiện nay dựa trên nền tảng HTX nông nghiệp là chủ yếu, gồm các hoạt động dịch vụ cho thành viên HTX, từ làm đất, gặt, thu hoạch, gieo cấy và cung cấp phân bón vật tư, hoạt động giao thông, thuỷ lợi nội đồng. Tất cả những dịch vụ đó mang lại nguồn thu trên 500 triệu đồng/năm.

Phát triển kinh tế tập thể trở thành nền tảng vững chắc cho kinh tế Thủ đô

Bà Vương Thị Thảo, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thạch Thất cho biết, những năm qua, Hội Nông dân huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đến nay toàn huyện có 68 mô hình của hội viên nông dân chuyển đổi từ cấy lúa kém hiệu quả sang mô hình trang trại, chăn nuôi, thủy sản, mô hình trồng hoa, thanh long ruột đỏ, rau an toàn ở các xã Đại Đồng, Hương Ngải, Phú Kim, Dị Nậu, Tiến Xuân, Yên Bình, Hạ Bằng, Kim Quan, Bình Yên... Nhiều mô hình cho thu nhập cao, trên 300 triệu đồng/ha/năm. Tiêu biểu như trang trại chăn nuôi lợn rừng tại xã Yên Bình với quy mô trên 10 nghìn con cho thu nhập 15 - 16 tỷ đồng/năm; mô hình trồng rau sạch ở Tiến Xuân; mô hình trồng hoa cúc, trồng Sen ở Đại Đồng; mô hình nuôi cá Lăng xã Hương Ngải.

Những năm qua, sản xuất nông nghiệp của huyện Thạch Thất liên tục đạt mức tăng trưởng bình quân 3,4%/năm. Hiện Thạch Thất là một trong những địa phương đứng đầu thành phố Hà Nội về số lượng sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP với 142 sản phẩm.

Với diện tích đất nông nghiệp trên tổng diện tích đất tự nhiên lớn, chiếm 70,1%, Ứng Hoà được quy hoạch là vùng xanh của Thủ đô, chủ yếu phát triển nông nghiệp. Kinh tế hộ nông thôn vẫn là chủ yếu, chính vì vậy vai trò của KTTT để nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất cũng như nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho hội viên, người dân rất quan trọng.

Phát triển kinh tế tập thể trở thành nền tảng vững chắc cho kinh tế Thủ đô

Theo bà Nguyễn Thị Tươi, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ứng Hòa, trong 5 năm qua, Hội đã thành lập được 7 HTX chuyên ngành, 199 tổ hợp tác (THT); 7 chi hội nông dân nghề nghiệp với 145 thành viên; 152 tổ hội nông dân nghề nghiệp với 2.221 thành viên. Các mô hình phát triển kinh tế điển hình của huyện đã được vận động thành lập, hỗ trợ vốn để phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình nhà màng kính trồng dưa lưới chất lượng cao tại các xã Viên Nội, Sơn Công, Phù Lưu, Hồng quang; mô hình nuôi và chế biến cá rô đồng tại xã Đội Bình; các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi như ốc nhồi, vịt trên sàn.... đã được thành lập.

Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Hội Nông dân huyện đã ban hành các kế hoạch để thực hiện Chương trình số 11-CTr/HNDTP của Hội Nông dân thành phố Hà Nội và bám sát Nghị quyết số 10-NQ/HNDTWW của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về phát triển KTTT trong nông nghiệp, nông thôn. Các cấp Hội Nông dân huyện đã tập trung vận động, hướng dẫn nông dân tham gia phát triển các mô hình kinh tế có hiệu quả, phát triển các hình thức KTTT, đẩy mạnh phối hợp với các sở, ngành huyện tổ chức nhiều hội nghị tọa đàm, diễn đàn, hội thảo về phương pháp vận động nông dân tham gia phát triển mô hình KTTT, THT, HTX; xây dựng mô hình chuỗi liên kết, chuỗi giá trị; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất nông nghiệp hàng hóa chuyên canh, tập trung; xây dựng các sản phẩm OCOP; phối hợp tổ chức tuyên truyền, tập huấn bồi dưỡng về kỹ năng xây dựng, phát triển mô hình KTTT, HTX; công tác quản lý, tổ chức sản xuất cho cán bộ HTX, THT, hội viên nông dân.

Phát triển kinh tế tập thể trở thành nền tảng vững chắc cho kinh tế Thủ đô

Theo Phó Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hà Nội Lê Thị Thanh Nhàn, Hội Nông dân Thành phố đã xây dựng Đề án “Hội Nông dân Thành phố Hà Nội tham gia xây dựng THT, HTX kiểu mới giai đoạn 2021 - 2025” gắn với thực hiện Chương trình số 04 của Thành ủy Hà Nội về xây dựng nông thôn mới, cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nông dân.

Trong 5 năm qua, Hội đã đẩy mạnh phối hợp với các sở, ngành Thành phố tổ chức nhiều hội nghị tọa đàm, diễn đàn, hội thảo về phát triển mô hình KTTT, THT, HTX; xây dựng mô hình chuỗi liên kết, chuỗi giá trị; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất nông nghiệp hàng hóa chuyên canh, tập trung.

Hội Nông dân các huyện, thị xã đã phối hợp tổ chức tuyên truyền, tập huấn bồi dưỡng về kỹ năng xây dựng, phát triển mô hình KTTT, HTX; công tác quản lý, tổ chức sản xuất cho 24.694 cán bộ HTX, THT, hội viên nông dân. Phối hợp vận động, hướng dẫn hỗ trợ thành lập 98 hợp tác xã và 1.135 THT với 13.700 thành viên tham gia trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản và kinh doanh dịch vụ.

Có thể khẳng định, các mô hình KTTT, THT, HTX đã và đang hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng, phát triển KTTT ở địa phương; tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, kinh doanh, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của hội viên, nông dân.

Phát triển kinh tế tập thể trở thành nền tảng vững chắc cho kinh tế Thủ đô
Phát triển kinh tế tập thể trở thành nền tảng vững chắc cho kinh tế Thủ đô
Nội dung: Bảo Thoa | Đồ họa: Đức Hà