Ứng xử có trách nhiệm trong tuyên truyền chống dịch Covid-19

Kỳ 1: Không giấu giếm, công khai trung thực về dịch Covid -19

(LĐTĐ) Nhìn lại một tháng chống dịch Covid -19 vừa qua trên cả nước có thể thấy tất cả các biện pháp, phương tiện, các cấp độ tuyên truyền đều được huy động và đã phát huy hiệu quả. Nhờ công tác tuyên truyền, những thông tin, khuyến nghị, ý kiến của các chuyên gia được truyền tải kịp thời giúp cho người dân có quyết định đúng để bảo vệ sức khỏe bản thân.
ky 1 khong giau giem cong khai trung thuc ve dich covid 19 Hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học
ky 1 khong giau giem cong khai trung thuc ve dich covid 19 Tuyên truyền chống Covid-19 không thể bỏ được loa phường!
ky 1 khong giau giem cong khai trung thuc ve dich covid 19 “Đìu hiu” ngành vận tải vì dịch Covid-19

Quanh công tác tuyên truyền chống dịch Covid -19, nhiều chuyên gia cũng khẳng định, nguyên tắc đầu tiên và tối cao nhất là không giấu giếm, công khai trung thực về dịch bệnh, từ số người nhiễm, số người nghi nhiễm…

Cẩn trọng trước thông tin nhiễu

Sự phát triển của mạng xã hội là mảnh đất màu mỡ để tin đồn và tin giả phát tán, gây tâm lý hoang mang trong công chúng và cản trở không nhỏ tới công tác phòng chống dịch.

Theo dõi, xử lý tin đồn, tin giả là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác truyền thông trong dịch. Với sự trợ giúp của công chúng, báo chí, các tin đồn, tin giả đã nhanh chóng được phát hiện. Song, hệ lụy từ những thông tin “nhiễu” này đã gây ra những tác động không nhỏ, khiến dư luận hoang mang.

ky 1 khong giau giem cong khai trung thuc ve dich covid 19
Tổ chức phun hóa chất khử khuẩn tăng cường công tác phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp tại xã Cổ Đông.

Thực tế cho thấy, qua các nền tảng xuyên biên giới như facebook, youtube… không chỉ ở Việt Nam mà tại nhiều nước trên thế giới thông tin về dịch Covid -19 cũng tràn lan. Tại những quốc gia xác nhận có những ca dương tính với dịch, nhiều hình ảnh chế, thông tin không đúng sự thật cũng được lan truyền chóng mặt.

Đơn cử như hình ảnh cô gái người Trung Quốc ăn thịt súp dơi lan truyền trên mạng xã hội gần đây được gắn với nguyên nhân gây ra dịch bệnh được các chuyên gia hình ảnh xác định phim này có từ năm 2016 gắn với quảng cáo du lịch tại một quần đảo Nam Thái Bình Dương. Ngoài ra, rất nhiều thông tin về số người nhiễm, số người chết vì dịch đã tạo nên luồng thông tin hỗn loạn trên mạng xã hội và tác động ngược tới đời sống thực.

“Chúng ta luôn nghĩ, đây là một bệnh mới, do đó các bác sỹ không biết chẩn đoán, điều trị như thế nào. Nhưng thực chất, dù như thế nào đi nữa, cũng chỉ là những con virus.

Y học đòi hỏi sự chính xác rất cao chứ không làm theo cảm tính. Dù dịch bệnh ở Việt Nam mới chỉ 16 bệnh nhân nhưng các cán bộ y tế luôn cập nhật làm chủ tình hình, tất cả các bệnh viện đa khoa đều có đơn nguyên để thu dung và tiếp nhận bệnh nhân nhiễm virus này, tức là chúng tôi luôn sẵn sàng để làm việc đó.

Truyền thông làm thế nào để con số cất lên tiếng nói, những con số đó không đe doạ người dân thì mới quan trọng. Chúng ta mà thất bại trên mặt trận truyền thông thì 100% sẽ thất bại khi dịch xuất hiện…”.

(Bác sỹ Trần Văn Phúc - Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Xanh Pôn)

Được biết, mục đích của những người tung tin thất thiệt thường là để thỏa mãn tính háo danh. Nói cách khác, ôm tâm lý mỗi lần đăng Status là có hàng chục ngàn lượt thích và chia sẻ đã khiến không ít người bất chấp sự thật, đưa những tin tức sai trái.

Họ xây dựng hình ảnh từ đó, dù hình ảnh đó xấu xí, phản cảm, nhưng nó lại được sức mạnh truyền thông phi chính thức ủng hộ. Chia sẻ quan điểm truyền thông về Covid-19, Ths Vũ Mạnh Cường - Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng của Bộ Y tế cho biết, truyền thông về dịch trong thời gian qua đã được triển khai ở các cấp độ, các phương tiện truyền thông và các cách thức truyền thông khác nhau.

Chẳng hạn, mỗi ngày, có 150 triệu thuê bao di động trên toàn quốc được cập nhật thông tin dịch qua tin nhắn SMS từ Bộ Y tế. Trên “mặt trận” mạng xã hội, Zalo, ứng dụng Sức khỏe Việt Nam, cũng đã thành lập cổng điện tử về dịch bệnh, nhằm giải đáp thông tin, giúp người dân hiểu để nhận diện và hạn chế phát tán tin giả.

"Suốt từ 23 Tết Nguyên đán đến nay toàn bộ ngành Y tế chưa được nghỉ ngơi. Hệ thống y tế dự phòng đã được kích hoạt ngay lập tức, đưa ra tất cả các kịch bản bệnh có thể phát triển để đưa ra các phương pháp đối phó khác nhau. Quan trọng hơn hết, vai trò điều hành của Chính phủ rất rõ nét, các biện pháp đưa ra rất tổng thể, phối hợp nhịp nhàng các bộ ngành, địa phương để chúng ta đối phó với dịch bệnh một cách hiệu quả nhất.

ky 1 khong giau giem cong khai trung thuc ve dich covid 19
Cán bộ y tế phun thuốc nhằm phòng chống dịch bệnh do Covid-19 trong trường học.

Tiếp xúc trực tiếp với các cán bộ y tế cơ sở chúng tôi nhận thấy hoạt động của loa phường vô cùng cần thiết, chúng tôi sử dụng từ phương tiện đơn sơ nhất đến phương tiện hiện đại nhất hiện nay. Các đơn vị như Viettel xác lập một tổng đài với 80 điện thoại viên, mỗi ngày nhận 15 nghìn cuộc gọi cần tư vấn về dịch bệnh. Các ứng dụng như Zalo Việt Nam, App sức khoẻ Việt Nam, DDT giúp thành lập một cổng điện tử mới về dịch bệnh.

Đặc biệt, bên cạnh sự giúp đỡ của các công ty viễn thông là sự trợ giúp của các nhà báo, các toà soạn, nhiều cơ quan báo chí mở chuyên mục về dịch bệnh, cập nhật tin thường xuyên” – ông Vũ Mạnh Cường chia sẻ.

Hiểu đúng để không hoảng loạn

Quanh công tác tuyên truyền chống dịch Covid -19, Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng đánh giá, vai trò của truyền thông trong việc không để dịch vào Việt Nam và hạn chế dịch lan rộng là vô cùng quan trọng, giúp công việc điều trị đảm bảo vừa sức, đạt hiệu quả cao nhất.

ky 1 khong giau giem cong khai trung thuc ve dich covid 19
Chống dịch Covid -19 có thể thấy tất cả các biện pháp, phương tiện, các cấp độ tuyên truyền đều được huy động và đã phát huy hiệu quả.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Cấp, hiện có một vấn đề quan trọng trong truyền thông chuyên môn là bệnh Covid-19 mới được xuất hiện nên nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến chẩn đoán, phương pháp chẩn đoán. Nói cách khác, bệnh Covid -19 mới xuất hiện nên nảy sinh rất nhiều vấn đề về chẩn đoán, xây dựng phương án điều trị ban đầu, càng về sau càng hoàn thiện hơn.

Liên tục có các cải tiến mới về chẩn đoán, phác đồ… như chúng ta theo dõi. Nếu không phải người của chuyên ngành sẽ không hiểu, hoang mang trước nhiều thông tin chẩn đoán mỗi ngày một khác nhau. Và bản thân các bác sỹ gặp khó khăn khi truyền tải thông tin từ những kiến thức hàn lâm chuyển tải sang thành kiến thức đại chúng, để người dân hiểu rõ và rành mạch hơn.

Lấy ví dụ ngay thời gian qua, bác sĩ Cấp chia sẻ, thông tin virus Covid -19 lây qua khí dung, oresol, nếu chúng ta quy ra là lây qua đường không khí sẽ khiến người dân hoảng loạn.

Người dân sẽ lẫn lộn với ý thức lây qua không khí rất nguy hiểm, sẽ hoang mang hơn và không hiểu đúng phương cách Covid -19 lây lan. Chính vì vậy, việc diễn giải để truyền thông đúng áp dụng với cộng đồng là hết sức cần thiết. Bởi chỉ có truyền thông đúng mới góp phần chuyển tải được khái niệm theo đúng tinh thần.

ky 1 khong giau giem cong khai trung thuc ve dich covid 19
Nhờ sự vào cuộc tích cực, người dân đã có những kiến thức nhất định trong phòng tránh Covid -19.

Theo bác sỹ Trần Văn Phúc - Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Xanh Pôn, Việt Nam hiện đang thành công trong việc không để dịch bùng phát trên diện rộng, vai trò của truyền thông rất cao, quyết định đến 30% thành công của đợt dịch, sau đó mới đến công tác chẩn đoán, điều trị, chẩn đoán qua hình ảnh.

Bác sỹ Trần Văn Phúc cho biết thêm, với tư cách là người đồng hành từ dịch Sars 2003, dịch H1N1… cá nhân ông quan sát thấy Việt Nam thực hiện rất tốt việc minh bạch hoá thông tin với toàn dân và thế giới. Điều này đã được ghi nhận và nhận được nhiều sự trợ giúp từ rất nhiều nơi. “Có minh bạch hoá thông tin thì các tổ chức trên Thế giới mới sẵn sàng đồng hành với Việt Nam” - Bác sỹ Trần Văn Phúc nhấn mạnh.

Đinh Luyện

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã diễn ra chương trình Khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư; tư vấn, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản; phát thuốc miễn phí; trao tặng áo dài cho nữ công nhân lao động tại các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội.
Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều sai phạm trong hoạt động quảng cáo.
TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên đến nay dự án mương La Khê vẫn chưa thể về đích, dù đã được UBND Thành phố gia hạn thời gian thi công tới 3 lần.
Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

(LĐTĐ) Để tiện cho lưu giữ giấy tờ, nhiều người đã ghép bằng lái ô tô và xe máy vào một thẻ PET, nhưng trong quá trình sử dụng lại nảy sinh nhiều bất tiện, do đó có nhu cầu tách hai loại giấy tờ này.

Tin khác

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

(LĐTĐ) Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (37 tuổi) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy filler vào vùng mũi, má tại một spa của “người quen”. Một giờ sau khi tiêm filler, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau nhức và tắc mạch…
Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần (từ ngày 12 đến 19/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 195 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 34 trường hợp so với tuần trước.
Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

(LĐTĐ) Chiều 18/4, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã công bố kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ có thư khen gửi tới các cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế của các bệnh viện, Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia sau thành công ca điều phối, ghép tạng từ người cho chết não cứu sống 7 người vừa qua.
Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

(LĐTĐ) Mặc dù đã được đội ngũ bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng bệnh nhân N.N.H (15 tuổi), ngụ tại khu phố 6, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu đã tử vong với chẩn đoán sốt xuất huyết (SXH) nặng, tổn thương đa cơ quan, xuất huyết tiêu hóa.
Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

(LĐTĐ) Từ ngày 15/4 đến 24/4, Hà Nội triển khai công tác khám sức khỏe định kỳ năm 2024 cho 2.807 cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý, cán bộ lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa…
Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

(LĐTĐ) Mặc dù chưa bước vào mùa sốt xuất huyết, nhưng từ đầu năm tới nay, trên địa bàn Thành phố đã ghi nhận 570 ca mắc, tăng so với cùng kỳ năm 2023. Ngành Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh chủ động, trong đó, cần đặc biệt chú ý diệt loăng quăng, bọ gậy.
Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

(LĐTĐ) Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, kiểm soát sự gia tăng số ca mắc mới và không để xảy ra trường hợp tử vong, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, giám sát công tác phòng chống căn bệnh này trên địa bàn huyện Ba Vì và huyện Đông Anh.
Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

(LĐTĐ) Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế tiếp đón người bệnh đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân (CCCD) gắn chip hoặc VneID.
Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 5/4 đến ngày 12/4), Thành phố ghi nhận 161 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, 0 ca tử vong, tăng 37 trường hợp so với tuần trước. Bệnh nhân phân bố rải rác ở 28 quận, huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động