Trại chăn nuôi lợn gây ô nhiễm ở huyện Thạch Thất

Kỳ 1: Hàng chục năm sống chung với ô nhiễm

(LĐTĐ) Hơn 10 năm qua, người dân ở một số thôn thuộc xã Yên Bình, Thạch Hòa, huyện Thạch Thất (Hà Nội) mòn mỏi sống trong tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do trại chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Yên Bình gây ra.
ky 1 hang chuc nam song chung voi o nhiem Huyện Thạch Thất: Quyên góp hơn 4 tỉ đồng ủng hộ công tác phòng, chống dịch
ky 1 hang chuc nam song chung voi o nhiem Huyện Thạch Thất nghiêm túc xử lý các hành vi không chấp hành biện pháp cách ly xã hội
ky 1 hang chuc nam song chung voi o nhiem Hà Nội thành lập thêm khu cách ly tập trung tại huyện Thạch Thất

Xã Yên Bình không bình yên

Sau trận mưa lớn vào trung tuần tháng 5, con đường dẫn vào khu chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Yên Bình, Thạch Thất trở nên lầy lội, khó đi. Phải khó khăn khi tránh những xe ô tô tải lớn chở lợn, chở thức ăn chăn nuôi, vượt qua quãng đường hơn 500m chi chít ổ voi, ổ gà… chúng tôi có mặt tại khu vực chăn nuôi gây ô nhiễm suốt hàng chục năm qua.

ky 1 hang chuc nam song chung voi o nhiem
Xe chở lợn chuẩn bị đưa đi tới các lò mổ

Mặc dù mới qua một đêm mưa lớn nhưng không khí xung quanh khu vực “đặc quánh” mùi phân lợn. Nước thải đen ngòm bủa vây khắp nơi. Anh Nguyễn Văn Hoạt – cán bộ môi trường xã Thạch Hòa, dẫn chúng tôi đến khu vực hố chứa nước thải, phân lợn rộng cả trăm mét vuông của một trại chăn nuôi. Anh Hoạt cho biết: Nước thải, phân lợn từ trại lợn ra bể phốt rồi xuống bể lắng ra đến hố chứa phân. Phân khô dùng để bón cây. Nước thải, nước lắng thì tiếp tục chảy ra suối chạy qua thôn 10, 11 xã Thạch Hòa và chảy qua xã Bình Yên, xã Lại Thượng của Thạch Thất. Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là với hơn 1.000 người dân đang sống trên địa bàn thôn 10, 11 xã Thạch Hòa. Để chứng minh, anh hoạt tiếp tục dẫn chúng tôi tới một số hồ, suối xung quanh khu vực. Có thể thấy, chỗ nào nước cũng đen ngòm, mùi xú uế bốc lên nồng nặc.

Trong vai một người đi học tập mô hình chăn nuôi lợn, lội qua con đường ngắn ngập bùn, chúng tôi mới vào được sát trại nuôi lợn tiếp theo ngay gần đó. Tiếng lợn kêu chát chúa vang tại vùng quê yên bình, phá vỡ không gian tĩnh lặng như đúng cái tên của xã. Trước cửa trại, một xe ô tô tải lớn chở hàng chục chú lợn, mỗi con cỡ trên dưới 1 tạ đang chuẩn bị được xuất chuồng tới các lò mổ. Khoảng chục người trong trang trại đang kiểm đếm, cân và đưa những chú lợn đã được vỗ béo lên thùng ô tô. Một người mặc bộ áo mưa che kín người đứng cạnh xe ô tô dùng vòi nước phun tắm rửa ngay cho hàng chục chú lợn trên thùng xe, nước lênh láng chảy khắp đường làng, ao hồ, suối gần đó… Khi thấy phóng viên tiếp tục đi sâu vào bên trong, một thanh niên phanh ngực áo lộ dây chuyền to như ngón tay cái, lừng lững chặn đường nói: Yêu cầu anh đi ra ngoài ngay, đây là khu chăn nuôi, vào làm gì.

Người dân bức xúc

Như lời anh Hoạt, cán bộ môi trường xã Thạch Hòa, nói, ảnh hưởng nhiều nhất do trại chăn nuôi lợn gây ra là hơn 1.000 nhân khẩu đang sinh sống ở thôn 10, 11 của xã Thạch Hòa. Anh Hoạt dẫn chúng tôi tới khu vực hai thôn. Thấy chúng tôi nói là phóng viên muốn tìm hiểu về tình trạng ô nhiễm môi trường ở đây, nhiều người dân tỏ ra thờ ơ. Thậm chí còn nhìn với ánh mắt thiếu thiện cảm. Hỏi ra mới biết, tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra đã hàng chục năm nay. Cũng có một số phóng viên xuống tìm hiểu, viết tin, bài. Sau đó nhiều cuộc họp, nhiều văn bản từ cấp xã, huyện… với bao lời hứa hẹn nhưng “đâu vẫn vào đó”. Chính vì vậy, không ít người dân đã mất lòng tin. Họ đành chấp nhận sống chung với ô nhiễm.

ky 1 hang chuc nam song chung voi o nhiem
Anh Nguyễn Văn Hoạt – cán bộ môi trường xã Thạch Hòa, chỉ cho phóng viên khu vực hố chứa nước thải, phân lợn của một trại chăn nuôi

Dự án xây dựng trường Đại học Quốc gia Hà Nội nằm gần khu vực các trại chăn nuôi lợn. Ông Vũ Văn Hà, bảo vệ Ban quản lý dự án xây dựng trường Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết: “Ngày trước, sông suối ở đây sạch sẽ, trẻ con vẫn thường tắm lội, nô đùa hàng ngay. Hơn 10 năm nay, từ khi những trại lợn đi vào hoạt động, kênh mương, sông suối đã ô nhiễm trầm trọng. Ngoài việc bốc mùi xú uế, nước thải còn ngấm xuống tầng nước ngầm ảnh hưởng đến nguồn nước giếng khoan của người dân.

Ngày 7/5/2020, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 9 tại huyện Thạch Thất. Tại buổi tiếp xúc, cử tri Nguyễn Văn Thá - Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã Thạch Hoà, phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương. Theo ông Thá, hiện nay, có 2 đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng cho các hộ dân thuê đất lập trại lợn, nước thải từ các trại đã ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của các hộ dân trong xã. Do đó, cử tri đề nghị đại biểu Quốc hội phản ánh tới các cơ quan chức năng có biện pháp chỉ đạo 2 đơn vị sớm có giải pháp để cải thiện môi trường sống của người dân…

Có gia đình còn phải bỏ đi nơi khác sinh sống vì không chịu được ô nhiễm.Ban quản lý dự án và chính quyền địa phương đã nhiều lần kiến nghị tới các cơ quan có thẩm quyền để xem xét, giải quyết nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm”. Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Văn Cường – nguyên trưởng thôn 10, đại biểu Hội đồng nhân dân xã liên tục 10 năm nay, cho biết: Bên cạnh việc ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nguồn nước sinh hoạt thì 17 héc ta lúa ở thôn hiện đã không thể canh tác được nữa do ô nhiễm từ các trại chăn nuôi lợn. Chúng tôi đã kiến nghị suốt nhiều năm qua nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn chưa được xử lý dứt điểm…

Qua tìm hiểu, tháng 3/2019, Trung tâm phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội đã có văn bản gửi Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất đề nghị Trung đoàn 916 (Quân chủng Phòng không – Không quân) phối hợp giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường. Trong đó nêu rõ việc phát hiện xác lợn chết trôi nổi có mùi hôi thối trên dòng suối tại khu vực đơn vị quản lý giáp ranh dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội gây ảnh hưởng đến môi trường nước và không khí. Đặc biệt vào thời điểm trên toàn quốc đang có dịch tả lợn châu Phi.

Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất đã đề nghị Trung đoàn 916 kiểm tra, rà soát và có biện pháp nhắc nhở, xử lý nghiêm khắc đối với các hộ chăn nuôi trong đất đơn vị có lợn chết vứt xuống suối gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến khu dự án Đại học Quốc gia Hà Nội. Yêu cầu các hộ chăn nuôi xử lý tiêu hủy xác lợn chết, không vứt xác lợn chết ra ngoài làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Đồng thời thực hiện quy trình khử trùng chuồng trại, chăn nuôi đảm bảo quy trình và an toàn phòng dịch theo quy định. Bên cạnh đó, thực hiện văn bản của Ủy ban nhân dân huyện về việc thanh lý, chấm dứt hợp đồng liên kết chăn nuôi trong khuôn viên đơn vị quản lý…

H.Duy

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

(LĐTĐ) Với 742 chỉ tiêu tuyển dụng, chiếm 39,8% tổng chỉ tiêu tuyển dụng, Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024 thực sự là cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ trên địa bàn huyện Mê Linh và các vùng lân cận tiếp cận với thị trường lao động.
Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã diễn ra chương trình Khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư; tư vấn, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản; phát thuốc miễn phí; trao tặng áo dài cho nữ công nhân lao động tại các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội.
Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều sai phạm trong hoạt động quảng cáo.
TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên đến nay dự án mương La Khê vẫn chưa thể về đích, dù đã được UBND Thành phố gia hạn thời gian thi công tới 3 lần.

Tin khác

UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

(LĐTĐ) Chiều ngày 17/4, ông Nguyễn Quang Tiêu – Phó Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò cho biết, địa phương này vừa có văn bản báo cáo UBND tỉnh cùng Sở Tài nguyên và Môi trường về việc vi phạm hút cát tại bãi biển thị xã Cửa Lò.
Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Báo Lao động Thủ đô nhận được đơn của chị Đỗ Trần Xuân Quỳnh (ở phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội) phản ánh, chị bị Công ty Cổ phần Tập đoàn Thể thao Đông Dương (Công ty Đông Dương) nợ lương tháng 1/2024 và chưa đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) 6 tháng. Qua tìm hiểu, phản ánh của người lao động là có cơ sở.
Kiểm tra ở Club Track 42M Yên Phụ, Công an phường Trúc Bạch không phát hiện “bóng cười”!?

Kiểm tra ở Club Track 42M Yên Phụ, Công an phường Trúc Bạch không phát hiện “bóng cười”!?

(LĐTĐ) Đêm 28/2, khi phát hiện Club Track 42M Yên Phụ có dấu hiệu kinh doanh “bóng cười”, chúng tôi phản ánh thông tin tới Công an phường Trúc Bạch. 3 ngày sau, lực lượng chức năng Công an phường Trúc Bạch tổ chức kiểm tra cơ sở này tuy nhiên không phát hiện việc kinh doanh bóng cười!?
Ai chủ mưu thu 200.000 đồng/lượt gửi xe ô tô ở Lễ hội ánh sáng Hồ Tây?

Ai chủ mưu thu 200.000 đồng/lượt gửi xe ô tô ở Lễ hội ánh sáng Hồ Tây?

(LĐTĐ) Lễ hội ánh sáng Hồ Tây được tổ chức tại quận Tây Hồ đã nhận được nhiều lời khen nức nở, nhưng sau những lời khen là những tiếng thở dài vì một số người trông giữ xe thu xe máy 50.000 đồng/xe; ô tô 200.000 đồng/xe.
Từ câu chuyện ở Vườn thú Hà Nội: Hãy cảnh giác với các "tin giả" trên mạng xã hội!

Từ câu chuyện ở Vườn thú Hà Nội: Hãy cảnh giác với các "tin giả" trên mạng xã hội!

(LĐTĐ) Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền với tốc độ chóng mặt về bài viết "Lời khẩn cầu từ vườn thú Hà Nội". Bài viết đã thu hút sự quan tâm của dư luận với hơn 6.000 lượt bình luận và chia sẻ. Đa số các bình luận đều xót xa cho đàn Khỉ, số khác hoài nghi về cách chống rét cho động vật tại vườn thú. Tuy nhiên thực tế sau khi xác minh thông tin, nhiều người mới vỡ lẽ bởi họ quá dễ dàng bị "dẫn dắt" với thông tin trên các diễn đàn mạng xã hội.
Những nơi "chơi bóng cười, bay mất người" ở quận Đống Đa

Những nơi "chơi bóng cười, bay mất người" ở quận Đống Đa

Mặc dù kinh doanh bóng cười trong lĩnh vực giải trí đã bị cấm, nhưng nhiều cơ sở trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội vì lợi nhuận bất chấp các quy định vẫn bán cho các "Thượng đế". Họ ngang nhiên bày bán bóng cười trái phép như không hề có sự tồn tại của các cơ quan chức năng.
Quận Tây Hồ (Hà Nội): Có làm khó khi giải quyết hồ sơ cấp “sổ đỏ”

Quận Tây Hồ (Hà Nội): Có làm khó khi giải quyết hồ sơ cấp “sổ đỏ”

(LĐTĐ) Gần 9 năm ròng rã bà Nguyễn Thị Ngọc Thảo (ở số 32, khu tập thể F361 An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội) “ôm đơn” khiếu nại UBND quận Tây Hồ, đề nghị giải thích rõ về nghĩa vụ nộp thuế theo Quyết định 3710/QĐ-UBND quận Tây Hồ về việc, cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu đất ở. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nội dung giải quyết khiếu nại vẫn chưa thỏa đáng khiến gia đình bà Thảo mệt mỏi, bức xúc.
Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử: Cần quy trách nhiệm “chủ chợ”

Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử: Cần quy trách nhiệm “chủ chợ”

(LĐTĐ) Để ngăn chặn tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng… tràn lan trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) các chuyên gia cho rằng, cần phải quy trách nhiệm đối với các chủ sàn, chủ website TMĐT trong vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Quyết liệt xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường

Quyết liệt xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường

(LĐTĐ) Thời gian qua, trong quá trình xây dựng địa phương thành điểm du lịch an toàn, quận Tây Hồ, Hà Nội, đã triển khai đồng bộ các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Lực lượng Công an quận đã và đang quyết liệt vào cuộc với tinh thần, trách nhiệm cao nhất.
Cẩn trọng với những mánh khóe  lừa đảo mới!

Cẩn trọng với những mánh khóe lừa đảo mới!

(LĐTĐ) Cận Tết Nguyên đán, khi nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, các đơn vị, doanh nghiệp bắt đầu đẩy mạnh các chương trình khuyến mại nhằm kích cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, lợi dụng tình hình mua bán tấp nập dịp cuối năm, nhiều đối tượng đã thực hiện lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người tiêu dùng qua hệ thống trực tuyến với những mánh khóe mới, tinh vi hơn.
Xem thêm
Phiên bản di động