Multimedia
25/11/2024 11:03
Kỳ 1: Chuyển đổi số, làm chủ “trận địa” mới

25/11/2024 11:03

Chuyển đổi số là xu thế của thế giới, là tất yếu khách quan của sự phát triển và có tính chất toàn cầu. Mỗi tổ chức Đảng, mỗi đảng viên cần là những người tiên phong trong tiến trình chuyển đổi số giúp thực hiện thành công các mục tiêu trong chuyển đổi số quốc gia, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và tiên phong trong chuyển đổi số, công tác xây dựng Đảng của thành phố Hà Nội đang ngày càng đổi mới. Chất lượng công tác lãnh đạo, chỉ đạo được nâng lên. “Tốc độ” đưa nghị quyết, chỉ thị của Đảng vào cuộc sống ngày càng nhanh hơn.
Kỳ 1: Chuyển đổi số, làm chủ “trận địa” mới

Chuyển đổi số là xu thế của thế giới, là tất yếu khách quan của sự phát triển và có tính chất toàn cầu. Mỗi tổ chức Đảng, mỗi đảng viên cần là những người tiên phong trong tiến trình chuyển đổi số giúp thực hiện thành công các mục tiêu trong chuyển đổi số quốc gia, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và tiên phong trong chuyển đổi số, công tác xây dựng Đảng của thành phố Hà Nội đang ngày càng đổi mới. Chất lượng công tác lãnh đạo, chỉ đạo được nâng lên. “Tốc độ” đưa nghị quyết, chỉ thị của Đảng vào cuộc sống ngày càng nhanh hơn.

Kỳ 1: Chuyển đổi số, làm chủ “trận địa” mới

Những năm gần đây, Đảng, Nhà nước ta rất coi trọng việc chuyển đổi số, xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Năm 2024, Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia theo hướng hiệu quả, thiết thực, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với hơn 70% dân số tham gia môi trường số, việc chuyển đổi số trên các lĩnh vực đã thúc đẩy tiến trình phát triển.

Chuyển đổi số trong công tác Đảng là vấn đề mới, chưa có nhiều mô hình để nghiên cứu, học tập nhưng cũng không thể chậm trễ. Tại Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã nêu cụ thể yêu cầu phải tăng cường “chuyển đổi số” tạo động lực mới cho Thủ đô phát triển mọi mặt, thực sự văn minh, hiện đại.

Cụ thể hóa các chỉ đạo của Trung ương, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, nội dung Nghị quyết số 18-NQ/TU nêu rõ quan điểm thống nhất nhận thức, đổi mới tư duy và hành động về thực hiện chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh là trách nhiệm, nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và của toàn xã hội. Coi đó là giải pháp đột phá với bước đi và lộ trình phù hợp nhằm xây dựng, phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Kỳ 1: Chuyển đổi số, làm chủ “trận địa” mới

Tinh thần “chuyển đổi số” được đông đảo cấp ủy tổ chức Đảng, các Ban Tuyên giáo cấp ủy địa phương vận dụng đổi mới, làm chủ “trận địa” này trong công tác của mình. Năm 2021, Quận ủy Tây Hồ phát hành Bản tin nội bộ hằng tháng, theo hình thức quét mã QR - tích hợp với triển khai lấy phiếu thăm dò ý kiến nhằm giúp cán bộ, đảng viên thuận tiện nắm bắt tình hình, còn người dân thì tiếp cận nhanh hơn các chỉ đạo từ quận đến cơ sở. Đây là hướng đi mới trong việc tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Từ những kết quả đạt được qua việc tích hợp lấy phiếu thăm dò bằng quét mã QR, Ban Tuyên giáo Quận ủy tiếp tục lấy ý kiến người dân qua nhóm Zalo về các vấn đề liên quan đến cải cách thủ tục hành chính.

Không dừng lại ở phương thức tuyên truyền thông thường, là đơn vị tiên phong ứng dụng chuyển đổi số vào công tác tuyên truyền, cuối tháng 12/2022, Quận ủy Bắc Từ Liêm chính thức cho ra mắt ấn phẩm “Thông tin tuyên truyền điện tử quận Bắc Từ Liêm”. Ngay sau khi ra mắt, ấn phẩm được cán bộ, đảng viên và nhân dân đánh giá cao.

Ấn phẩm điện tử được phát hành mỗi quý 1 số, 1 năm phát hành 4 số. Mỗi 1 số ấn phẩm điện tử thông tin tuyên truyền có dung lượng 60-80 trang điện tử. Đến nay, quận đã xuất bản và phát hành 8 số. Trong đó có 3 số đặc biệt là: Số 5 (chào mừng kỷ niệm 10 năm thành lập quận), số 6 (chào mừng kỷ niệm 10 năm quận Bắc Từ Liêm chính thức hoạt động); số 7 (chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô).

Kỳ 1: Chuyển đổi số, làm chủ “trận địa” mới

Trưởng ban Tuyên giáo Quận ủy Bắc Từ Liêm Dương Ngọc Thanh chia sẻ, ấn phẩm được phát hành bằng đường link và mã QR, được cung cấp cho các chi bộ, cán bộ, đảng viên qua các nhóm Zalo và trên Cổng thông tin điện tử của quận. Cán bộ, đảng viên mở và sử dụng ấn phẩm bằng tất cả phương tiện có thể truy cập internet. Ấn phẩm không chỉ cung cấp bản in dạng điện tử có chức năng lật trang, mà còn đính kèm các video clip, hình ảnh liên quan và cả phần “audio” (tiếng) để tạo thuận lợi cho đảng viên cao niên tiếp nhận nội dung.

Ấn phẩm ra mắt đã góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt tổ dân phố thông qua việc truyền tải chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền các ngày lễ, kỷ niệm, sự kiện chính trị quan trọng, các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, thành phố và quận đến nhân dân nhằm triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn. Công tác tuyên truyền tạo sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân xây dựng quận Bắc Từ Liêm giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Nối tiếp ấn phẩm điện tử “Thông tin tuyên truyền điện tử quận Bắc Từ Liêm”, ngày 4/4/2023, Quận ủy Hoàn Kiếm tổ chức Lễ ra mắt ấn phẩm điện tử “Thông tin tuyên truyền quận Hoàn Kiếm”. Ấn phẩm điện tử được phát hành mỗi quý 1 số, 1 năm phát hành 4 số. Ấn phẩm điện tử có 3 tính năng gồm: Dạng chữ viết (text). Ấn phẩm thường được xem ở dạng lật trang thông thường. Tính năng thứ hai là ấn phẩm điện tử nói tích hợp dữ liệu file, chuyển đổi file text thành file nói sử dụng giọng đọc trí tuệ nhân tạo AI, đặc biệt phù hợp với mọi lứa tuổi, tiếp cận được với mọi người, mọi lúc, mọi nơi. Tính năng thứ ba là thông tin điện tử đa phương tiện có thêm phần minh họa là các dữ liệu hình ảnh, âm thanh, video, biểu đồ được nhúng vào ấn phẩm điện tử làm phong phú hơn so với các ấn phẩm điện tử chỉ có dữ liệu tĩnh hoàn toàn.

Kỳ 1: Chuyển đổi số, làm chủ “trận địa” mới

Trưởng ban Tuyên giáo Quận ủy Hoàn Kiếm Phùng Phương Thảo cho biết, từ tháng 4/2023 - 10/2024, Quận ủy đã phát hành 8 số ấn phẩm điện tử với 187 bài viết, 43 video, 537 ảnh. Với 3 chuyên mục chính gồm: Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; Thông tin cơ sở; Xây dựng quận Hoàn Kiếm thanh lịch - văn minh và các tính năng tiện dụng, dễ thao tác của Ấn phẩm điện tử đã thu hút được sự quan tâm đón đọc của các đồng chí cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn quận, đặc biệt là các đồng chí đảng viên cao tuổi, góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và công tác thông tin tuyên truyền trong tình hình mới.

“Việc triển khai xuất bản và phát hành ấn phẩm điện tử Thông tin tuyên truyền quận Hoàn Kiếm là một hoạt động sáng tạo thực hiện chuyển đổi số trong công tác tư tưởng, tuyên giáo, đảm bảo hiệu quả, thiết thực trong bối cảnh tình hình như hiện nay”, Trưởng ban Tuyên giáo Quận ủy Hoàn Kiếm nhấn mạnh.

Kỳ 1: Chuyển đổi số, làm chủ “trận địa” mới

Tại các tổ chức cơ sở đảng, đặc biệt là chi bộ khu dân cư, mặc dù số lượng đảng viên cao tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhưng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng Đảng luôn được chú trọng. Điển hình như tại Chi bộ Tổ dân phố 7 (phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm) ông Nguyễn Mạnh Hoạt - Bí thư chi bộ vốn là cán bộ có hơn 40 năm làm công tác nghiên cứu tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Sau khi nghỉ hưu, ông tham gia công tác tại Tổ dân phố 7 đến nay đã hơn chục năm. Trong quá trình công tác tại địa phương, nhận thấy trong thời đại 4.0 việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền và sinh hoạt đảng là vô cùng cần thiết. Để công tác tuyên truyền có hiệu quả hơn, ông Hoạt đã tham gia vận động một số cán bộ, đảng viên có điều kiện ủng hộ phương tiện, thiết bị như: Máy vi tính, máy chiếu và màn chiếu di động để nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng tại chi bộ.

Nhờ đó từ tháng 10/2017 đến nay, chi bộ Tổ dân phố số 7 đã ứng dụng công nghệ thông tin để trình chiếu các nội dung sinh hoạt của chi bộ, nội dung hội nghị chuyên đề, nội dung hội nghị sơ, tổng kết của các đoàn thể…Tất cả đảng viên trong chi bộ đều hào hứng, sôi nổi, tập trung thảo luận khi Bí thư nêu ra các vấn đề. Từ năm 2018 đến nay, chi bộ Tổ dân phố số 7 đã có nhiều buổi sinh hoạt chuyên đề theo hình thức này như: “Học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh”, “Về cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0”.

Ngoài ra, ông Hoạt cũng khuyến khích và hướng dẫn các đảng viên trong chi bộ cài đặt Zalo, sử dụng mạng xã hội để có thể gửi, chia sẻ nhanh những thông tin quan trọng. Từ đó, dù có thời điểm chi bộ phải dừng sinh hoạt tập trung do dịch Covid-19 nhưng mọi công việc của chi bộ đều diễn ra trôi chảy.

Kỳ 1: Chuyển đổi số, làm chủ “trận địa” mới

Xác định chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của thời đại, thời gia qua, ông Lương Tất Thùy - Bí thư Chi bộ 3 (Đảng ủy phường Cát Linh, Đống Đa) cùng với các đảng viên trong chi bộ luôn chủ động học hỏi, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác xây dựng Đảng. Theo ông Thùy, đa phần các đảng viên thuộc Chi bộ 3 đều là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước về hưu và đều biết sử dụng các thiết bị thông tin, do vậy, việc ứng dụng các phần mềm mới không quá khó khăn đối với đảng viên.

Những năm qua, Chi bộ 3 thường xuyên sử dụng Zalo để thông tin các nội dung quan trọng. “Trước mỗi kỳ sinh hoạt tôi đều gửi thông tin cho các đảng viên đọc trước để các đồng chí đảng viên chuẩn bị ý kiến, đặc biệt là đối với sinh hoạt chuyên đề. Khi nắm trước được vấn đề và có thời gian nghiên cứu, các buổi sinh hoạt chi bộ đều diễn ra sôi nổi, đa dạng ý kiến, các ý kiến đi đúng vào trọng tâm và có tính chất xây dựng cao. Ngoài ra, có thông tin chỉ đạo gì từ quận, từ phường tôi cũng gửi cho mọi người nắm bắt luôn. Bây giờ địa bàn dân cư mở rộng, không gặp nhau thường xuyên được thì sử dụng mạng xã hội là tiện nhất”, ông Thùy chia sẻ.

Bên cạnh sử dụng Zalo để trao đổi thông tin, ông Thùy và các đảng viên cũng thường xuyên cập nhật thông tin trên trang Fanpage chính thức của quận Đống Đa là “Đống Đa xưa và nay” để nắm bắt tình hình chính trị xã hội trên địa bàn, kịp thời cập nhật, đưa vào các buổi sinh hoạt chi bộ nếu cần thiết.

Không chỉ ở cơ sở, đối với cấp trên cơ sở, ứng dụng mạng xã hội vào công tác lãnh đạo, chỉ đạo cũng đem lại hiệu quả cao. Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mê Linh Nguyễn Anh Tuấn cho biết, huyện đã thành lập một số nhóm Zalo như nhóm Bí thư Đảng ủy xã, nhóm Chủ tịch xã, nhóm Bí thư chi bộ, nhóm Cộng tác viên dư luận xã hội... Tất cả các nhóm đều có các đồng chí Thường trực Huyện ủy tham gia.

Kỳ 1: Chuyển đổi số, làm chủ “trận địa” mới

Hai nhóm Zalo là Bí thư chi bộ và Cộng tác viên dư luận xã hội được huyện thành lập hoạt động rất hiệu quả. Những phản ánh rất nhỏ của người dân như ngập chỗ nào cũng được các đồng chí ở cơ sở chụp ảnh gửi lên nhóm và được lãnh đạo huyện chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý ngay.

Bên cạnh các nhóm Zalo, tại Hà Nội, cấp ủy các địa phương đều đã chỉ đạo xây dựng các trang Fanpage trên mạng xã hội Facebook để kết nối với cán bộ và nhân dân, vừa phục vụ công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vừa kịp thời nắm bắt ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của người dân, dư luận xã hội.

-------o0o-------

Nội dung: Lê Thắm - Thiết kế: T.An