Phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai:

Kiên quyết “xóa sổ” những trạm trộn bê tông không phép

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, nhiều trạm trộn bê tông không phép hoạt động trên địa bàn phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, Hà Nội khiến dư luận bức xúc. Những trạm trộn bê tông này gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đồng thời thể hiện sự coi thường pháp luật…
kien quyet xoa so nhung tram tron be tong khong phep Xe trộn bê tông lại gây "tại nạn" giữa ban ngày
kien quyet xoa so nhung tram tron be tong khong phep Bằng chứng rõ ràng về việc trường Đại học Thành Tây sử dụng đất sai mục đích
kien quyet xoa so nhung tram tron be tong khong phep Hà Nội: Biến đất trường Đại học thành nhà máy trộn bê tông

“Điểm mặt” những trạm trộn bê tông không phép

Để tìm hiểu hoạt động của những trạm trộn bê tông trên địa bàn phường Thanh Trì, chúng tôi đã thực tế xác minh, tìm hiểu.

Con đường lầy lội từ trên đê Nguyễn Khoái rẽ trái ngoằn ngoèo khoảng hơn 1km dẫn chúng tôi tới trạm trộn bê tông của Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư thương mại Việt Hàn ở tổ 21 phường Thanh Trì.

Khi thấy chúng tôi chụp ảnh, quay phim trước cổng trạm, một nhân viên bảo vệ đã ra ngăn cản, yêu cầu dừng tác nghiệp khi chưa được đại diện của công ty cho phép.

kien quyet xoa so nhung tram tron be tong khong phep
Trạm trộn bê tông không phép của Công ty Cổ phần xây dựng và đầu tư thương mại Việt Hàn

Theo quan sát, trạm trộn bê tông của Công ty có quy mô lớn với hàng chục xe ô tô trộn bê tông nằm xếp hàng trong trạm. Vật liệu cát, xi măng... cùng với những vết xe tải mới nguyên cho thấy xe ô tô vẫn ra vào trạm thường xuyên. Bên cạnh đó, bảo vệ, nhân viên công ty vẫn làm việc như bình thường. Phải khó khăn lắm chúng tôi mới tiếp cận được đại diện của công ty và được phép vào để trao đổi công việc.

Mặc dù, mọi hoạt động trong trạm dường như vẫn đang diễn ra bình thường nhưng ông Phùng Như Tuyến – Trạm phó quản lý thiết bị của Công ty lại cho rằng, hiện trạm bê tông của công ty đã dừng hoạt động do công nợ quá nhiều không thu hồi được. Hiện công ty đang rao bán thanh lý toàn bộ ô tô cũng như mọi trang thiết bị trong trạm...

kien quyet xoa so nhung tram tron be tong khong phep
Khu vực tập kết vật liệu trong trạm trộn bê tông của Xí nghiệp Thành An 115

Cách trạm trộn bê tông của Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư thương mại Việt Hàn không xa là trạm trộn bê tông A&P. Khi chúng tôi có mặt vào cuối giờ chiều, theo quan sát, trong khuôn viên trạm có một số người. Khu vực tập kết vật liệu, cát, đá vẫn chất đầy.

Một trong những trạm trộn bê tông không phép nữa trên phường Thanh Trì là trạm trộn bê tông thuộc Xí nghiệp Thành An 115, hiện tại ở đây tồn tại 1 trạm trộn, 1 nhà 2 tầng, 2 dãy nhà cấp 4, 1 nhà điều hành trạm cân và bãi vật liệu. Đại diện Xí nghiệp cho biết, hiện trạm cũng đang dừng hoạt động. Tuy nhiên, theo quan sát, trong trạm có rất nhiều vết bánh xe ô tô vẫn còn rất mới.

Kiên quyết tháo dỡ trạm trộn bê tông không phép

Qua tìm hiểu, trên địa bàn quận Hoàng Mai hiện có 16 trạm trộn bê tông hoạt động. Nhìn chung các trạm bê tông đã được UBND TP Hà Nội cho thuê đất, chấp thuận vị trí để đặt trạm. Tuy nhiên, đối chiếu với một số quy định hiện hành thì một số trạm còn đang tồn tại như: gây ô nhiễm môi trường đối với vùng lân cận, xe trọng tải lớn lưu thông trên đê, trạm trộn hết giấy phép hoạt động tạm thời…

Thời gian qua, quận dỡ bỏ và xử lý được 5 trạm trộn bê tông. Hiện quận tiếp tục chỉ đạo các phường và phòng chức năng kiểm tra phát hiện trạm bê tông hết hạn cấp phép phải tháo dỡ, di chuyển toàn bộ phế thải ra khỏi khu vực. Còn đối với những trạm trộn chưa được cấp phép lắp đặt, UBND quận Hoàng Mai chỉ đạo dừng ngay mọi hoạt động, khẩn trương hoàn thiện thủ tục pháp lý liên quan, trình UBND thành phố Hà Nội cấp phép.

Trao đổi với phóng viên, ông Dương Văn Hòa – Chủ tịch UBND phường Thanh Trì, cho biết: “Trên địa bàn phường Thanh Trì có một vùng bãi giáp ranh sông Hồng. Trước đây ở khu vực này tồn tại 4 trạm trộn bê tông không phép. Thực hiện chỉ đạo của Thành phố cũng như của UBND quận Hoàng Mai, phường đã quyết liệt vào cuộc trong công tác xử lý vi phạm của những trạm trộn bê tông.

Cuối năm 2017, phường đã tổ chức xử lý, cưỡng chế trạm trộn bê tông Việt – Đức. Còn lại các trạm trộn bê tông của Xí nghiệp Thành An 115, Công ty A&P, Việt Hàn, phường cũng đã yêu cầu dừng hoạt động. Tính đến nay, qua kiểm tra hàng ngày các trạm trộn bê tông này đã dừng hoạt động. Tuy nhiên, để xử lý triệt để những trạm trộn bê tông này đòi hỏi sự vào cuộc của các ngành, các cấp.

Theo tôi, phương án xử lý hiệu quả nhất, đỡ tốn kém chi phí là việc dừng cấp điện cho các trạm trộn bê tông. Không có điện, các trạm trộn bê tông sẽ không thể hoạt động bởi không có loại máy phát điện nào có thể phục vụ được. Bên cạnh đó, để quản lý tốt khu vực bãi, đề nghị UBND TP Hà Nội sớm có quy hoạch chi tiết khu vực bãi sông Hồng. Từ quy hoạch chi tiết này, chúng tôi mới có biện pháp quản lý tốt trong lĩnh vực đất đai khu vực ven sông Hồng”.

Qua tìm hiểu, trên địa bàn quận Hoàng Mai hiện có 16 trạm trộn bê tông hoạt động. Nhìn chung các trạm bê tông đã được UBND TP Hà Nội cho thuê đất, chấp thuận vị trí để đặt trạm. Tuy nhiên, đối chiếu với một số quy định hiện hành thì một số trạm còn đang tồn tại như: Gây ô nhiễm môi trường đối với vùng lân cận, xe trọng tải lớn lưu thông trên đê, trạm trộn hết giấy phép hoạt động tạm thời…

Thời gian qua, quận dỡ bỏ và xử lý được 5 trạm trộn bê tông. Hiện quận tiếp tục chỉ đạo các phường và phòng chức năng kiểm tra phát hiện trạm bê tông hết hạn cấp phép phải tháo dỡ, di chuyển toàn bộ phế thải ra khỏi khu vực. Còn đối với những trạm trộn chưa được cấp phép lắp đặt, UBND quận Hoàng Mai chỉ đạo dừng ngay mọi hoạt động, khẩn trương hoàn thiện thủ tục pháp lý liên quan, trình UBND thành phố Hà Nội cấp phép.

Ngoài ra, UBND quận Hoàng Mai cũng chỉ đạo các bộ phận liên quan: Thanh tra xây dựng, phòng Tài nguyên và Môi trường, Công an quận… thường xuyên kiểm tra xử lý các trạm trộn về ô nhiễm môi trường, phương tiện quá tải, rơi vãi vật liệu… Đặc biệt, quận Hoàng Mai còn yêu cầu các công trình xây dựng trên địa bàn không ký hợp đồng tiêu thụ bê tông đối với những trạm không đủ điều kiện hoạt động.

H.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng

7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cảnh báo 7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng Việt Nam.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Liên đoàn Lao động quận Tây Hồ thành lập mới 31 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động quận Tây Hồ thành lập mới 31 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ tổ chức lễ công bố Quyết định giải thể Công đoàn cơ quan Dân, Đảng Quận ủy và Công đoàn cơ quan Ủy ban nhân dân (UBND) quận, thành lập mới Công đoàn cơ sở trong cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, cơ quan hành chính đơn vị sự nghiệp trực thuộc LĐLĐ quận.
Bắt tạm giam Giám đốc MSB Thanh Xuân liên quan vụ khách hàng mất 58 tỉ đồng trong tài khoản

Bắt tạm giam Giám đốc MSB Thanh Xuân liên quan vụ khách hàng mất 58 tỉ đồng trong tài khoản

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội cho biết đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam bà Bùi Thị Hoài Anh, Giám đốc Ngân hàng MSB Thanh Xuân - liên quan vụ khách hàng mất 58 tỉ đồng trong tài khoản.
Cơ hội giúp lao động nữ tạo lập sinh kế bền vững

Cơ hội giúp lao động nữ tạo lập sinh kế bền vững

(LĐTĐ) Mô hình “Cùng MAGGI nấu nên cơ nghiệp”, đã cung cấp kiến thức kinh doanh, kỹ năng nấu nướng, hỗ trợ vốn cho nhiều chị em khởi nghiệp, mở mới hoặc nâng cấp quán ăn, từ đó phát triển bản thân, xây dựng mô hình dịch vụ gia đình, góp phần phát triển kinh tế gia đình và truyền cảm hứng cho cộng đồng.
Kỳ thi lớp 10 THPT công lập của Hà Nội sẽ diễn ra trong ngày 8-9/6

Kỳ thi lớp 10 THPT công lập của Hà Nội sẽ diễn ra trong ngày 8-9/6

(LĐTĐ) Trả lời câu hỏi của báo chí, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn thông tin, Hà Nội sẽ thi 3 môn vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2024 - 2025. Kỳ thi sẽ diễn ra trong ngày 8-9/6.
3 tháng đầu năm 2024, Hà Nội thu ngân sách 146.877 tỷ đồng

3 tháng đầu năm 2024, Hà Nội thu ngân sách 146.877 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quý I/2024, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng so với cùng kỳ; đảm bảo cân đối chi ngân sách. GRDP quý I/2024 tăng 5,5%, các ngành duy trì tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ.

Tin khác

Đồng Nai: 3 người tử vong nghi do ngạt khí ga của trang trại heo

Đồng Nai: 3 người tử vong nghi do ngạt khí ga của trang trại heo

(LĐTĐ) Mặc dù đã được các lực lượng nhanh chóng đưa từ hầm ga lên, tuy nhiên, cả ba nạn nhân đều đã tử vong.
Tạm hoãn cưỡng chế thu hồi đất dự án tu bổ Gò Đống Thây

Tạm hoãn cưỡng chế thu hồi đất dự án tu bổ Gò Đống Thây

(LĐTĐ) UBND quận Thanh Xuân vừa ban hành văn bản về việc thay đổi thời gian tổ chức thực hiện kế hoạch cưỡng chế thu hồi đất, giải phóng mặt bằng (GPMB) phục vụ dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Gò Đống Thây (phường Thanh Xuân Trung).
Sở Giao thông vận tải TP.HCM "điểm tên" 169 nhà thầu chây ỳ nộp phạt

Sở Giao thông vận tải TP.HCM "điểm tên" 169 nhà thầu chây ỳ nộp phạt

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đề nghị chính quyền các quận huyện, thành phố Thủ Đức và các đơn vị liên quan không tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp phép thi công đối với các đơn vị chưa chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra Sở GTVT Thành phố.
Duyệt danh mục dự án trong kế hoạch sử dụng đất của quận Ba Đình

Duyệt danh mục dự án trong kế hoạch sử dụng đất của quận Ba Đình

(LĐTĐ) Năm 2024, quận Ba Đình có 49 dự án với tổng diện tích 24,06 ha được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt.
TP.HCM: Đề xuất nhiều vấn đề cấp bách trong công tác phòng chống ma tuý

TP.HCM: Đề xuất nhiều vấn đề cấp bách trong công tác phòng chống ma tuý

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (UBND TP.HCM), tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn Thành phố vẫn còn diễn biến phức tạp, phương thức thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi.
Loay hoay cải tạo chợ truyền thống

Loay hoay cải tạo chợ truyền thống

(LĐTĐ) Chợ truyền thống là mô hình kinh doanh không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của người dân Thủ đô. Tuy nhiên, hiện nhiều chợ đã xuống cấp, không bảo đảm quy chuẩn xây dựng, quy chuẩn phòng cháy chữa cháy, không đáp ứng tiêu chí đô thị… Bài toán cải tạo, xây dựng chợ không phải là mới nhưng vẫn là khó giải khi chưa thể hài hòa hết lợi ích của các bên.
Chung cư cũ tăng giá để chờ đón "sóng" cải tạo

Chung cư cũ tăng giá để chờ đón "sóng" cải tạo

(LĐTĐ) Chung cư cũ vốn là sản phẩm khá kén khách bởi thời gian xây dựng đã lâu, diện tích nhỏ, thiếu tiện tích sinh hoạt và xuống cấp. Tuy vậy, cùng với cơn sốt của thị trường chung cư nói chung, loại hình nhà ở này bỗng nhiên lại được nhiều người quan tâm, kéo theo giá bán tăng lên từng ngày.
Đảm bảo an ninh trật tự Lễ kỷ niệm 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Đảm bảo an ninh trật tự Lễ kỷ niệm 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

(LĐTĐ) Để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông..., phục vụ Lễ hội truyền thống kỷ niệm 1984 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Công an quận Hai Bà Trưng đã bố trí lực lượng phân luồng chống ùn tắc giao thông, nhất là địa điểm tổ chức, tuyến đường liên quan các hoạt động của lễ hội...
Bình Dương: Phấn đấu xây dựng gần 173.000 nhà ở xã hội vào năm 2030

Bình Dương: Phấn đấu xây dựng gần 173.000 nhà ở xã hội vào năm 2030

(LĐTĐ) Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương cho biết, theo đề án phát triển nhà ở xã hội và nhà ở công nhân giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030, tỉnh sẽ phấn đấu đầu tư khoảng 172.735 căn nhà ở xã hội, với tổng diện tích đất khoảng 613,3ha, diện tích sàn xây dựng ước đạt 9.521.462m2.
Quyết liệt giải tỏa chợ cóc, chợ tạm

Quyết liệt giải tỏa chợ cóc, chợ tạm

(LĐTĐ) Trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tồn tại hàng chục chợ cóc, chợ tạm nhiều năm nay, hoặc do lịch sử để lại. Điều đáng nói, những chợ này chủ yếu nằm ở những vị trí giao thông có lưu lượng lớn người và phương tiện giao thông qua lại. Điều này không chỉ tiềm ẩn nguy cơ mất trật tự an toàn giao thông, mà còn làm mất mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường...
Xem thêm
Phiên bản di động