Không để tình trạng đất do Nhà nước quản lý thì thừa nhưng người dân lại thiếu

(LĐTĐ) Sáng 18/11 tại Hà Nội, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị và Nghị định 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.  
khong de tinh trang dat do nha nuoc quan ly thi thua nhung nguoi dan lai thieu Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Diễn đàn quốc gia “Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam”
khong de tinh trang dat do nha nuoc quan ly thi thua nhung nguoi dan lai thieu Lao động nông thôn có việc làm ổn định sau khi đào tạo nghề
khong de tinh trang dat do nha nuoc quan ly thi thua nhung nguoi dan lai thieu Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì diễn đàn quốc gia về kỹ năng lao động

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Phó Trưởng Ban kinh tế Trung ương Cao Đức Phát và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường chủ trì hội nghị. Cùng dự hội nghị có lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, các địa phương và doanh nghiệp, công ty nông lâm trường.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, theo 6 mô hình sắp xếp mà Nghị quyết số 30 đã quy định, tính đến ngày 30/6/2019 đã có 160/256 công ty nông, lâm nghiệp đã sắp xếp chuyển sang hoạt động theo mô hình mới.

Còn 69/256 công ty (chủ yếu là cổ phần hóa và chuyển thành công ty TNHH hai thành viên trở lên là 56/69 công ty), gồm: 44 công ty nông nghiệp, 25 công ty lâm nghiệp đang thực hiện sắp xếp chuyển sang hoạt động theo mô hình mới trong năm 2019, chiếm 26,95% tổng số công ty phải sắp xếp theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

Hiện nay, còn 27/256 công ty chưa thực hiện hiện sắp xếp, chiếm 10,54% tổng số công ty phải sắp xếp theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Chính phủ phấn đấu năm 2020 cơ bản hoàn thành việc sắp xếp.

Với kết quả như trên, Phó Thủ tướng cho rằng, đây là tỷ lệ khá cao so với nhiệm vụ sắp xếp cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước nói chung và đề nghị các đại biểu làm rõ tính hiệu quả và phù hợp của các mô hình, nhất là mô hình công ty TNHH hai thành viên trở lên là một điểm mới của Nghị quyết 30 nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc trong thực hiện.

Theo báo cáo, trước sắp xếp, đổi mới, vốn chủ sở hữu tại các công ty nông, lâm nghiệp là 24,8 nghìn tỷ đồng (bình quân 96,89 tỷ đồng/công ty), tổng doanh thu 21,98 nghìn tỷ đồng (bình quân 85,85 tỷ đồng/công ty), lợi nhuận sau thuế 3,52 nghìn tỷ đồng.

Sau sắp xếp đổi mới, vốn chủ sở hữu tại các công ty nông, lâm nghiệp đã tăng lên là 27,84 nghìn tỷ đồng (bình quân 127,1 tỷ đồng/công ty), tuy nhiên tổng doanh thu giảm còn 14,97 nghìn tỷ đồng (bình quân 68,35 tỷ đồng/công ty), lợi nhuận sau thuế 2,27 nghìn tỷ đồng.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt vấn đề, “1,8 triệu ha đất này đóng góp gì cho quốc kế dân sinh, cho phát triển nông nghiệp Việt Nam, thậm chí, làm sao để nông lâm trường dẫn dắt nông nghiệp Việt Nam phát triển, nhất là phát huy hiệu quả, nâng cao đời sống của nhân dân, đồng bào dân tộc, góp phần giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội của vùng biên cương”.

khong de tinh trang dat do nha nuoc quan ly thi thua nhung nguoi dan lai thieu
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị

Thủ tướng yêu cầu Bộ NN&PTNT chủ trì cùng Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp và Văn phòng Chính phủ hoàn thiện báo cáo, tờ trình, dự thảo Nghị quyết trình Bộ Chính trị.

Thủ tướng chỉ rõ sự chỉ đạo của các địa phương chưa đồng bộ, chặt chẽ, quyết liệt. Có dư luận về một số trường hợp cố tình làm chậm, làm trái, còn tình trạng lợi ích nhóm, gây thất thoát lãng phí lớn nguồn lực, tài nguyên đất đai, xâm phạm lợi ích của doanh nghiệp, tổ chức và người dân.

Phương án sử dụng đất các nông lâm trường theo Nghị quyết 30 là đến năm 2015 phải hoàn thành nhưng đến nay vẫn còn 13 địa phương làm chưa xong, Thủ tướng cho rằng đây là khuyết điểm cần khắc phục.

“Các nông lâm trường với sự chỉ đạo của địa phương, của các cơ quan chức năng, nhất là Bộ NN&PTNT phải đánh thức, khơi dậy, phát huy hiệu quả những tiềm năng thế mạnh, nguồn lực đất đai hiện có”, Thủ tướng nói.

Các nông lâm trường thực hiện nhiệm vụ chính trị cũng như 3 sứ mệnh: Là động lực mới của nền kinh tế; là một bộ phận quan trọng của quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp và là phương tiện công cụ quan trọng để đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, cụ thể là Đề án tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi đặc biệt khó khăn vào cuộc sống.

Để phát triển các công ty nông lâm trường một cách thực sự bền vững, hiệu quả, theo Thủ tướng, phải có cơ chế chính sách khơi thông, có giải pháp quản lý thật sự chặt chẽ, hiệu quả các nguồn lực đất đai, tài nguyên rừng, nguồn nhân lực tại chỗ, trong đó có 3 nguyên tắc rất quan trọng.

Đó là đất đai và tài nguyên rừng phải được giao cho những chủ thể trực tiếp để quản lý sử dụng hiệu quả. Nghiêm cấm tình trạng phát canh thu tô, hưởng lợi trung gian.

Thứ hai là quan tâm đặc biệt đến tạo việc làm, đảm bảo sinh kế cho người dân địa phương, nhất là đồng bào thiểu số, góp phần giải quyết tốt vấn đề tái định cư gắn với quản lý, sử dụng đất đai, bảo vệ phát triển rừng.

Thứ ba là thu hút mạnh đầu tư, thúc đẩy sớm hình thành các vùng sản xuất nông lâm, sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, thâm canh, ứng dụng công nghệ gắn với công nghiệp chế biến.

Về định hướng thời gian tới, Thủ tướng cũng nêu 3 điểm lớn. Trước hết là tập trung chỉ đạo việc sắp xếp, đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động các công ty nông lâm nghiệp theo Nghị quyết 30. Hoàn thành việc sắp xếp các công ty nông lâm nghiệp trong năm 2020. “Mục tiêu này không thể chậm hơn”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Đối với các công ty nông lâm nghiệp đã hoàn thành việc sắp xếp thì hoạt động theo pháp luật về doanh nghiệp, đặc biệt chú trọng hiệu quả các doanh nghiệp. Tiếp tục nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn tổ chức thực hiện, nhất là vấn đề sử dụng đất, lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xử lý các trường hợp cho thuê, mượn, lấn chiếm, tranh chấp, liên doanh liên kết trái pháp luật.

Về các nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ làm tốt hơn nữa công tác tư tưởng nhận thức và thông tin tuyên truyền, nhất là cấp cơ sở. Không còn tư tưởng bao cấp, tư tưởng dựa vào đất đai của Nhà nước để làm lợi cá nhân mà Nhà nước không quản lý được.

“Phải có giải pháp cụ thể, thiết thực, tạo việc làm, sinh kế cho đồng bào, nhất là người dân địa phương”, Thủ tướng nói và nhấn mạnh “đừng để tình trạng đất do Nhà nước quản lý thì thừa nhưng người dân bị thiếu đất nghiêm trọng, phải đi làm thuê, làm mướn”.

Rà soát, hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật liên quan đến sắp xếp, đổi mới công ty nông lâm nghiệp; ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù để thúc đẩy sớm hoàn thiện việc sắp xếp lại, nhất là giải quyết được những vướng mắc, bức xúc hiện nay.

Làm tốt công tác cán bộ, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp cố tình làm chậm, làm sai, lợi ích nhóm, tham nhũng lãng phí, đặc biệt là đừng để tình trạng làm chậm chạp như thời gian vừa qua.

Thủ tướng yêu cầu Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo rà soát, đánh giá kỹ lại và thực hiện tốt nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới các Tổng công ty cà phê, cao su, lâm nghiệp vì đây là những doanh nghiệp rất lớn, quản lý nhiều đất đai, cần làm nghiêm túc, hiệu quả, bảo đảm an ninh trật tự, chăm lo đời sống, việc làm cho người dân trên địa bàn.

Cho rằng các địa phương có trách nhiệm rất lớn, Thủ tướng yêu cầu phải làm mạnh hơn, giải quyết các tồn tại, nhất là tồn tại về đất đai, chủ động bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện nhiệm vụ đo đạc, lập bản đồ địa chính, đưa ra các phương án với từng lâm trường cụ thể./.

P.V

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tập trung tháo gỡ khó khăn, không để dàn trải các công trình, dự án

Tập trung tháo gỡ khó khăn, không để dàn trải các công trình, dự án

(LĐTĐ) Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo triển khai đầu tư, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo của thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban kiểm đếm công việc từ đầu năm 2024 đến nay và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của Ban Chỉ đạo từ nay đến hết năm 2024.
Đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng

Đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng miếng, với giá hơn 81,3 triệu đồng/lượng.
Quận Hai Bà Trưng: Khen thưởng 19 “Công nhân giỏi” và 30 tập thể làm tốt công tác ATVSLĐ

Quận Hai Bà Trưng: Khen thưởng 19 “Công nhân giỏi” và 30 tập thể làm tốt công tác ATVSLĐ

(LĐTĐ) Lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội và lãnh đạo Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng đã trao tặng Giấy khen cho 19 “Công nhân giỏi" quận Hai Bà Trưng đã có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất và tặng Giấy khen cho 30 tập thể thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Quận Hai Bà Trưng hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

Quận Hai Bà Trưng hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân trên địa bàn quận năm 2024.
Phòng chống nắng nóng, xâm nhập mặn tại Thành phố Hồ Chí Minh

Phòng chống nắng nóng, xâm nhập mặn tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) triển khai hàng loạt giải pháp để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra do nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2024.
Giá vàng thế giới chao đảo, vàng trong nước giảm mạnh

Giá vàng thế giới chao đảo, vàng trong nước giảm mạnh

(LĐTĐ) Chưa từng có trong lịch sử, thị trường vàng thế giới chao đảo theo những cơn sóng địa chính trị tại một số điểm nóng. Vàng thiết lập đỉnh mới liên tục rồi chạy biên độ ngang dọc, lên xuống, khó lường. Trong sáng nay (23/4), những thông tin mới về địa chính trị cũng như các chỉ số kinh tế Mỹ có dấu hiệu tươi sáng hơn là yếu tố then chốt thúc đẩy giá vàng thế giới rơi thẳng đứng.
Taylor Swift từng biểu diễn với trái tim tan vỡ

Taylor Swift từng biểu diễn với trái tim tan vỡ

(LĐTĐ) Trong tour "Eras Tour", Taylor Swift đã tiết lộ về sự đau khổ của mình sau khi chia tay bạn trai lâu năm Joe Alwyn.

Tin khác

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Yên Bái khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn khiến 7 công nhân tử vong, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nếu có.
Các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định

Các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định của pháp luật và 7 văn bản chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương

Tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương

Chiều 22/4, ông An Hoàng Linh, Bí thư Huyện ủy Yên Bình (Yên Bái) cho biết, tại Nhà máy xi măng Yên Bái (trên địa bàn thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 7 người tử vong và 3 người bị thương.
Gắn kết, hài hòa giữa quy hoạch đô thị và nông thôn

Gắn kết, hài hòa giữa quy hoạch đô thị và nông thôn

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 22/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân, doanh nghiệp lo lắng về điện

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân, doanh nghiệp lo lắng về điện

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong năm 2024, phải tập trung cho công tác điều hành và củng cố năng lực truyền tải điện; tăng cường rà soát, kiểm tra, đôn đốc, không để tình trạng "nước đến chân mới nhảy".
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

(LĐTĐ) Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 16 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

(LĐTĐ) Nhìn nhận về chất lượng phục vụ của công chức, 88,88% số người dân được khảo sát cho rằng, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu và 90% cho rằng không có người dân nào phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức để công việc được giải quyết.
Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

(LĐTĐ) Theo Bộ Nội vụ, trong năm 2023, một số địa phương thể hiện sự tiến bộ vượt trội và đạt kết quả rất tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), như Hà Nội, đạt 91,43%, xếp thứ 3; Bắc Giang đạt 91,16%, xếp thứ 4...
Xem thêm
Phiên bản di động