Khởi động đàm phán lương tối thiểu vùng năm 2020

(LĐTĐ) Sáng nay, 14/6, Hội đồng Tiền lương quốc gia họp phiên đầu tiên lấy ý kiến các bên để xem xét việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2020. Thành phần Hội đồng tiền lương quốc gia gồm: Đại diện Bộ Lao động- Thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH), Tổng LĐLĐ Việt Nam, VCCI, Liên minh Hợp tác xã, chuyên gia độc lập…  
khoi dong dam phan luong toi thieu vung nam 2020 Không cắt giảm lương làm thêm, phụ cấp của NLĐ khi thực hiện lương tối thiểu vùng
khoi dong dam phan luong toi thieu vung nam 2020 Tăng cường đôn đốc thực hiện lương tối thiểu vùng năm 2019
khoi dong dam phan luong toi thieu vung nam 2020 Từ 1/1/2019 thực hiện tăng lương tối thiểu vùng

Trao đổi với báo chí trước khi phiên họp bắt đầu, ông Lê Đình Quảng - thành viên Hội đồng Tiền lương quốc gia, Phó trưởng Ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam - cho biết kết quả đàm phán lương tối thiểu 2018 đã giúp tăng lương tối thiểu năm 2019 đạt khoảng 95 % mức sống tối thiểu của người lao động.

Theo ông Lê Đình Quảng, mục tiêu đưa mức lương tối thiểu đáp ứng mức sống tối thiểu giờ đã được quy định rõ trong Nghị quyết 27/NQ-T.Ư. "Bức tranh kinh tế của năm 2019 thuận lợi cho việc tăng lương tối thiểu 2020" - ông Quảng bày tỏ. Như vậy, việc cần làm là "lấp đầy" khoảng trống chênh lệch giữa lương tối thiểu và mức sống tối thiểu. Đây là kỳ vọng của Tổng LĐLĐ Việt Nam tại mùa đàm phán lương tối thiểu 2020.

Cũng theo ông Lê Đình Quảng, điểm mấu chốt trong việc xác định đàm phán năm nay là việc xác định tỷ lệ nhu cầu lương thực và phi lương thực trong "giỏ" mức sống tối thiểu của người lao động. Tổng LĐLĐ Việt Nam có 2 cách tính khác với bộ phận kỹ thuật của Hội đồng tiền lương Quốc gia.

khoi dong dam phan luong toi thieu vung nam 2020
Quang cảnh phiên họp đầu tiên về lương tối thiểu vùng 2020. Ảnh Đ.Bình

Theo đó, phương án 1 xác định tỷ lệ nhu cầu lương thực/phi lương thực là 48/52 - tương ứng với tỷ lệ của Philippines, tương ứng với mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2020 là 7,06%. Phương án 2, tỷ lệ nhu cầu lương thực/phi lương thực là 46,5/53,5, tương ứng với mức tăng 8%.

Trong khi đó, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI, tỏ ra thận trọng trong việc đưa ra quan điểm điều chỉnh tăng hay không tăng lương tối thiểu vùng 2020. "Hơn 20 hiệp hội doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước đã đề nghị VCCI không chọn phương án tăng lương tối thiểu vùng 2020" - ông Phòng cho biết.

Theo ông Hoàng Quang Phòng, về cơ bản các DN đã trả lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng 2019 được đề xuất tăng là 5,3%, cụ thể: 72,5% DN đã điều chỉnh tăng trên 6%; 2,1% DN tăng 5,9%. Đồng thời, việc điều chỉnh lương tối thiểu chỉ có ý nghĩa là điều chỉnh các phần có liên quan chứ không có ý nghĩa nhiều đối với mức lương tối thiểu của người lao động.

"Trong khi đó, tăng lương tối thiểu lại làm tăng các chi phí của DN trong bối cảnh đang cắt giảm nhiều chi phí để cạnh tranh. Qua 5 tháng đầu năm 2019, cả nước có 54.000 DN được thành lập mới thì có tới trên 20.000 DN "thoát ly" khỏi thị trường, trong đó có 7.000 DN đã hoàn thành xong thủ tục giải thể" - ông Phòng nói.

Theo Điều 91 Bộ luật Lao động hiện hành quy định, căn cứ xác định tiền lương tối thiểu là dựa vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, điều kiện kinh tế xã hội, giá cả sức lao động trên thị trường. Trong đó, nhu cầu sống tối thiểu là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xác định mức lương tối thiểu, hiện nay đang dựa theo các các tiêu chí như nhu cầu lương thực thực phẩm, nhu cầu phi lương thực thực phẩm và nhu cầu nuôi con.

khoi dong dam phan luong toi thieu vung nam 2020
Mức tăng lương tối thiểu vùng là mối quan tâm lớn của người lao động. Ảnh minh họa

Theo báo cáo “Tiền lương không đủ sống và hệ lụy” của tổ chức Oxfam công bố mới đây, một số ngành nghề mức lương chưa đủ đáp ứng nhu cầu sống của người lao động. Đơn cử như trong ngành may, có đến 99% thu nhập người lao động thấp hơn mức lương đủ sống theo tiêu chuẩn của Sàn lương châu Á (AFW). Đặc biệt, nếu chỉ tính công việc hoàn thành trong giờ làm việc tiêu chuẩn, không tính các khoản phụ cấp, nhiều công nhân may được khảo sát không đủ sống ở mức cơ bản nhất.

Còn theo các khảo sát, đánh giá của Tổng LĐLĐ Việt Nam, với mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2019 là 5,3%, lương tối thiểu mới đáp ứng 95% nhu cầu sống tối thiểu. Vì thế, năm 2020, lương tối thiểu vùng vẫn phải tiếp tục tăng để đáp ứng 100% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.

Đồng thời, để đảm thực hiện đúng tinh thần của Nghị quyết số 27-NQ/TW là đến năm 2020, tiền lương tối thiểu phải đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động, trong kỳ đàm phán lương tối thiểu vùng diễn ra tới đây, mức điều chỉnh lương tối thiểu vùng sẽ phải tăng cao hơn mức 5,3%. Mức lương tối thiểu vùng năm 2020 sẽ tăng bao nhiêu còn tùy thuộc vào các phiên đàm phán giữa các bên thời gian tới đây mới có thể xác định được.

Kinh nghiệm của các chuyên gia lao động qua thực tiễn các năm đàm phán về tiền lương tối thiểu cho thấy chưa có tiền lệ các bên sẽ chốt được phương án trong 1 lần đàm phán. Thông thường, mỗi năm vào dịp thương lượng tiền lương tối thiểu, mỗi cơ quan lại đưa ra một số liệu về nhu cầu sống tối thiểu khác nhau. Điều này đã tạo nên sự tranh cãi căng thẳng giữa các bên, cũng như khó khăn chung cho Hội đồng Tiền lương quốc gia trong quá trình đàm phán.

Quá trình thương lượng lương tối thiểu nhiều năm, đại diện phía người lao động luôn tập trung đấu tranh, bảo lưu quan điểm mức lương tối thiểu chưa đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Tuy nhiên, phía DN lại cho rằng tăng lương liên tục sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp, giảm khả năng cạnh tranh.

Cho nên, việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu cũng phải tính đến “sức khỏe" của DN. Vì vậy, để hài hòa được lợi ích của cả người lao động và khả năng chi trả của DN, bộ phận kỹ thuật cần thống nhất được cách tính chung, đưa ra căn cứ cụ thể để xác định nhu cầu sống tối thiểu thì mức để xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng mới có thể tiệm cận nhau.

Đối với việc tăng lương tối thiểu năm 2020 lần này, ông Doãn Mậu Diệp- Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia mong muốn năm nay sẽ kết thúc việc đàm phán tiền lương vào tháng 7-2019.

"Hôm nay, chúng ta khởi động, bộ phận kỹ thuật, bộ phận giúp việc hội đồng, thành viên đến từ 3 khối Nhà nước, người lao động, chủ sử dụng lao động đã có nghiên cứu kĩ lương, phối hợp cung cấp số liệu, tìm phương án kỹ thuật làm cơ sở thống nhất mức lương tối thiểu vùng năm 2020. Chắc chắn Hội đồng Tiền lương quốc gia sẽ phải họp thêm 1-2 phiên nữa để các bên thương lượng, trao đổi đi đến thống nhất mức điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2020. Phấn đấu trong tháng 7-2019 'chốt' được mức lương tối thiểu vùng 2020 để trình Chính phủ"- ông Diệp nói.

Theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP, từ ngày 1/1/2019, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp cụ thể: Vùng I là 4.180.000 đồng/tháng; vùng II là 3.710.000 đồng/tháng; vùng III là 3.250.000 đồng/tháng và vùng IV là 2.920.000 đồng/tháng.
Ngọc Tú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Thạch Thất phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Huyện Thạch Thất phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, tại Hội trường Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện phối tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa thông báo triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại Nhà Quốc hội.
Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

(LĐTĐ) Vừa qua, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nữ bệnh nhân L.T.Q, (71 tuổi, ở Hưng Yên) nhập viện với chẩn đoán sốt mò, hạ natri máu, suy giáp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ do ung thư tuyến giáp thể nhú, viêm gan theo dõi do thuốc.
Tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở

Tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Trong Tháng Công nhân năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân sẽ phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận tổ chức Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa Chủ tịch UBND quận và đại diện tổ chức Công đoàn, công nhân lao động và doanh nghiệp.
Thấm đượm nghĩa tình cán bộ Công đoàn chuyên trách Đường sắt Việt Nam

Thấm đượm nghĩa tình cán bộ Công đoàn chuyên trách Đường sắt Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều ngày 24/4, tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An, Công đoàn Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) tổ chức Hội nghị Gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ Công đoàn chuyên trách ngành Đường sắt đã nghỉ hưu, hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.
Hội thảo Thúc đẩy kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Hội thảo Thúc đẩy kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Báo Tiền Phong phối hợp với UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT tổ chức Hội thảo Thúc đẩy Kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên với sự tham dự của 200 đại biểu.
Khi nào Việt Nam phóng vệ tinh mới thay thế VINASAT-1

Khi nào Việt Nam phóng vệ tinh mới thay thế VINASAT-1

(LĐTĐ) VINASAT-1 được phóng thành công lên quỹ đạo vào ngày 19/4/2008, khẳng định chủ quyền không gian vệ tinh của Việt Nam. Vệ tinh VINASAT-1 do hãng Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất và được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Ariane-5 (Pháp). VINASAT-1 có vị trí quỹ đạo là 1320E (132 độ đông).

Tin khác

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/5/2024, nhiều Nghị định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân được hưởng trợ cấp thế nào?

Người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân được hưởng trợ cấp thế nào?

(LĐTĐ) Người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân được trợ cấp 64.800.000 đồng và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định.
Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận nhà ở xã hội

Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Góp ý vào Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị cân nhắc bỏ quy định “Khách hàng là hộ gia đình, cá nhân khi vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để mua, thuê mua nhà ở xã hội phải thực hiện việc gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội hàng tháng, với thời gian tối thiểu 12 tháng và mức gửi theo quy định của bên cho vay”...
Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Hành động vì sự an toàn của người lao động

Hành động vì sự an toàn của người lao động

(LĐTĐ) Bám sát chủ đề của Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 là “Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và chuỗi cung ứng”, các cấp, các ngành và tổ chức Công đoàn Thủ đô tập trung triển khai nhiều hoạt động với tinh thần hành động vì sự an toàn của người lao động.
Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, người lao động (NLĐ) bình thường cũng khó khăn khi tìm kiếm việc làm thì cơ hội việc làm đối với người khuyết tật (NKT) càng hạn chế hơn. Trước bối cảnh này, các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã tăng cường nhiều biện pháp nhằm mang tới cơ hội việc làm cho NKT, giúp họ tự tin tạo dựng cuộc sống, khẳng định bản thân, hòa nhập cộng đồng và đóng góp tích cực cho xã hội.
Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

(LĐTĐ) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) đã tổ chức thành công “Ngày hội việc làm và Hợp tác doanh nghiệp” năm 2024 với sự tham gia của Ban Giám hiệu, đại diện các doanh nghiệp, đối tác và gần 200 học sinh - sinh viên của Nhà trường.
Hà Nội: Chú trọng thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chú trọng thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Năm 2023, công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động được các cấp chính quyền, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội chú trọng, qua đó kịp thời phát hiện, kiến nghị khắc phục những thiếu sót, tồn tại trong công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, phòng ngừa nguy cơ tai nạn lao động.
Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

(LĐTĐ) Với 742 chỉ tiêu tuyển dụng, chiếm 39,8% tổng chỉ tiêu tuyển dụng, Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024 thực sự là cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ trên địa bàn huyện Mê Linh và các vùng lân cận tiếp cận với thị trường lao động.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 18/5 tại Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) với sự tham gia của người lao động, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động