Khi thương hiệu vẫn là khâu yếu

Thời gian qua, đã có nhiều thương hiệu Việt vượt tầm quốc gia, vươn ra thị trường thế giới. Thế nhưng, xét trên phương diện tổng thể, thương hiệu vẫn là khâu yếu của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập mạnh mẽ hiện nay, đặc biệt là thương hiệu bán lẻ. Lời giải nào cho bài toán này để thương hiệu bán lẻ Việt phát triển bền vững?.
khi thuong hieu van la khau yeu VietinBank lọt Top 10 Doanh nghiệp có dịch vụ thương hiệu Việt xuất sắc
khi thuong hieu van la khau yeu Tôn vinh 96 Sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu Việt tiêu biểu

Có thương hiệu có tất cả

Trên thực tế, tầm quan trọng của thương hiệu một sản phẩm, một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chắc ai cũng đã hiểu. Tuy nhiên, thương hiệu cho 1 doanh nghiệp bán lẻ hiện đại như siêu thị hoặc trung tâm thương mại thì còn ít được đề cập tới.

khi thuong hieu van la khau yeu
Thương hiệu bán lẻ vẫn là khâu thiết yếu trong sự phát triển của doanh nghiệp Việt.

Theo số liệu từ Bộ Công Thương, hiện Việt Nam có hơn 90% doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, cơ bản còn thiếu năng lực phát triển thương hiệu và không coi đây là một công cụ kinh doanh đúng nghĩa. Vì thế, những hạn chế này đã trở thành rào cản để thương hiệu bán lẻ Việt Nam có thể tìm chỗ đứng ngay tại thị trường nội địa, trong bối cảnh cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu và sản phẩm của các công ty đa quốc gia có mặt trên thị trường Việt Nam.

Với số lượng 750 siêu thị, 130 trung tâm thương mại và hàng nghìn cửa hàng tự chọn, siêu thị mini… có thể nói, thị trường bán lẻ Việt Nam đã và đang trở thành thị trường tiềm năng đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Thế nhưng, xét trên phương diện tổng thể, thương hiệu bán lẻ Việt Nam đang phát triển trồi sụt, chao đảo, thậm chí gần như “mất hút” giữa thị trường đầy tiềm năng.

Với số lượng 750 siêu thị, 130 trung tâm thương mại và hàng nghìn cửa hàng tự chọn, siêu thị mini… có thể nói, thị trường bán lẻ Việt Nam đã và đang trở thành thị trường tiềm năng đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Thế nhưng, xét trên phương diện tổng thể, thương hiệu bán lẻ Việt Nam đang phát triển trồi sụt, chao đảo, thậm chí gần như “mất hút” giữa thị trường đầy tiềm năng.

Lý giải nguyên nhân khiến thương hiệu bán lẻ Việt chưa thực sự phát triển, ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, nguyên nhân thì có nhiều, nhưng quan trọng nhất vẫn là việc tạo lập và xây dựng thương hiệu bán lẻ Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức cả ở phương diện vĩ mô và ngay cả bản thân các doanh nghiệp bản lẻ. Nhiều doanh nghiệp xây dựng thương hiệu theo kiểu “chộp giật”, không bài bản, thiếu nghiên cứu thị trường, khiến thương hiệu sau khi xây dựng chỉ “dậm chân tại chỗ” không thể phát triển mặc dù tiềm năng là rất lớn.

Lý giải nguyên nhân khiến thương hiệu bán lẻ Việt chưa thực sự phát triển, ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, nguyên nhân thì có nhiều, nhưng quan trọng nhất vẫn là việc tạo lập và xây dựng thương hiệu bán lẻ Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức cả ở phương diện vĩ mô và ngay cả bản thân các doanh nghiệp bản lẻ. Nhiều doanh nghiệp xây dựng thương hiệu theo kiểu “chộp giật”, không bài bản, thiếu nghiên cứu thị trường, khiến thương hiệu sau khi xây dựng chỉ “dậm chân tại chỗ” không thể phát triển mặc dù tiềm năng là rất lớn.

Cũng theo ông Phú, trong vòng 20 năm trở lại đây ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều thương hiệu bán lẻ trong đó, có 2 nhà bán lẻ có thương hiệu tương đối vững chắc, triển vọng và phát triển khá bài bản đó là Saigon Coop và Vingroup với hệ thống bán lẻ Vinmart. Đây là 2 thương hiệu đang nhận được sự đầu tư, niềm tin của người tiêu dùng và ngày càng định vị được thương hiệu của mình.

“Còn nhiều thương hiệu bán lẻ Việt Nam khác, tuy cũng xuất hiện 10-20 năm nay, kể cả thương hiệu bán lẻ của doanh nghiệp nhà nước, mặc dù cũng có những cố gắng nhất định, song vì nhiều lý do, có doanh nghiệp thì rút bớt địa điểm, hoặc thì bán bớt đi một phần vốn của mình hoặc cả 100% vốn cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Những điểm còn lại kinh doanh một cách cầm chừng, không lỗ là một sự may mắn. Điều đó cho thấy, thương hiệu vẫn là một khâu yếu trong quá trình phát triển của doanh nghiệp Việt, nếu không thay đổi kịp thời, rất khó cạnh tranh khi ”, ông Phú bày tỏ.

Xây dựng thương hiệu không chỉ là sự cạnh tranh về giá

Đề cập đến nguyên nhân khiến thương hiệu bán lẻ Việt chậm đổi mới, nhiều chuyên gia kinh tế đã đề cập, nguyên do một phần là sự chậm đổi mới phương thức kinh doanh, phương thức phục vụ, vì thế không tạo được dấu ấn lâu bền với khách hàng thân thiết. Đây là nguyên nhân hình thành tư tưởng “không chung thủy” của khách hàng với các hệ thống bán lẻ nội địa.

Bà Nguyễn Thị Châu ở phường Đức Thắng (Bắc Từ Liêm) chia sẻ, các thương hiệu, doanh nghiệp Việt Nam hầu hết đầu có mặt hàng na ná nhau, thậm chí phong cách phục vụ, bán hàng cũng không cho thấy nhiều sự khác biệt.

“Hầu hết thương hiệu bán lẻ trong nước đều chưa tạo được sự khác biệt lớn, thậm chí nhiều thương hiệu bán lẻ đề cụm từ “khách hàng thân thiết” hay “bình ổn giá”… nhưng khi mua thì giá cũng chẳng rẻ hơn so với các hệ thống khác là bao. Vì thế, mỗi lần có nhu cầu mua sắm tôi thường không mua cố định một địa điểm. Ở đâu thuận tiện, giá cả hợp lý thì mua’, bà Châu cho hay.

Không chỉ có bà Châu, hầu hết khách hàng Việt Nam đều có tâm lý “tiện đâu, mua đấy” bởi sự na ná của các thương hiệu, sản phẩm…Với khách hàng là vậy, còn đối với các nhà cung cấp cho các thương hiệu bán lẻ thì sao?. Về vấn đề này ông Vũ Vinh Phú cho rằng, vấn đề phổ biến nhất hiện nay đó chính là việc nhiều hệ thống bán lẻ ép nhà cung ứng bằng đủ cách, từ chiết khấu vô lý, chiếm dụng vốn đến chi phí không hợp lý... làm nản lòng các nhà cung ứng, nhất là cung ứng hàng Việt Nam.

Bên cạnh đó, nhiều hệ thống bán lẻ nội địa còn thiếu sự chia sẻ với người nông dân, với các nhà sản xuất hàng hóa. Cụ thể, nhiều loại nông sản ế, thừa đã rơi vào tình trạng phải “giải cứu”, gần đây nhất phải kể đến đó là củ cải (Hà Nội) và su hào (Hải Dương). Điều quan ngại đó chính là việc “thờ ơ” của các hệ thống bán lẻ nội địa và phải chờ đến khi báo chí, dư luận lên tiếng thì họ mới bắt tay vào giải cứu. Đây cũng là một trong những điểm yếu cố hữu của các thương hiệu bán lẻ Việt Nam.

“Với các nhà bán lẻ quốc tế, hầu hết các hệ thống đều có sự đầu tư vào sản xuất và thu mua lại hàng hóa với giá cả hợp lý cho nông dân. Đặc biệt, trong những lúc khó khăn, họ sẵn sàng giảm chiết khấu hàng năm trời cho các mặt hàng tươi sống đưa vào siêu thị, cửa hàng tiện ích…điều đó cho thấy, xây dựng thương hiệu bán lẻ không chỉ thể hiện ở giá cả hàng hóa cạnh tranh hợp lý, chất lượng ổn định mà còn ở những mối quan hệ nhân văn giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, giữa doanh nghiệp với các nhà cung ứng hàng hóa”, ông Phú phân tích.

Có thể nói, hiện nay việc xây dựng các thương hiệu bán lẻ Việt Nam còn gặp những khó khăn bởi sự cạnh tranh quyết liệt về xây dựng thương hiệu với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài, giữa hình thức bán lẻ trực tiếp và bán hàng trên mạng. Giữa kênh bán lẻ hiện đại và các kênh bán lẻ khác trên thị trường…

Và để tạo dấu ấn thương hiệu hoàn chỉnh không dễ, nhưng cũng không phải là không thể thực hiện được. Điều quan trọng là ngoài sự hỗ trợ của nhà nước, bộ ngành và các địa phương, còn cần sự nỗ lực và quyết tâm xây dựng một thương hiệu bán lẻ tử tế trên thị trường. Xây dựng được một thương hiệu bán lẻ đã khó, giữ cho nó tồn tại và phát triển lại càng khó hơn.

Thiết nghĩ, Ngày thương hiệu Việt Nam 20/4 đang đến gần, chúng ta có quyền hi vọng rằng trên thị trường sẽ xuất hiện thêm những thương hiệu chân chính, phát triển một cách vững chắc và được người tiêu dùng quan tâm, ủng hộ.

Qua đó, góp phần đưa sản xuất và hệ thống phân phối, thương hiệu bán lẻ Việt Nam đủ sức cạnh tranh ở thị trường nội địa và xuất khẩu. Khi đó, người tiêu dùng chắc chắn sẽ được hưởng lợi và các doanh nghiệp cũng khẳng định được thương hiệu bán lẻ của mình trên thị trường, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội, của đất nước.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận phối hợp với UBND quận Hà Đông tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.
Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

(LĐTĐ) Ngày 25/4, quận Bắc Từ Liêm tổ chức vòng chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm 2024. Tham gia vòng chung khảo có 15 nhà giáo có thời gian công tác ít nhất 3 năm liên tục trở lên.
Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tiếp tục chuỗi hoạt động tại tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố dẫn đầu đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân - dân Nghệ An”; cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.
Du lịch Thủ đô triển khai nhiều hoạt động, chương trình hấp dẫn dịp 30/4 - 1/5

Du lịch Thủ đô triển khai nhiều hoạt động, chương trình hấp dẫn dịp 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, xây dựng các sản phẩm mới phù hợp nhu cầu, thị hiếu, đáp ứng nhu cầu của du khách.
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

(LĐTĐ) Những ngày cuối tháng Tư, chúng tôi có dịp về làng An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên - nơi đã từng ghi đậm dấu tích minh chứng cho lịch sử của Thành An Thổ trong phong trào Cần Vương chống Pháp và là nơi sinh của đồng chí Trần Phú, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.
Công viên Nước Hồ Tây sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Công viên Nước Hồ Tây sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Với vị trí đắc địa trên đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Công viên Nước Hồ Tây được biết đến như một “Thiên đường giải trí hiện đại” đã sẵn sàng đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Tin khác

Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước hôm nay (25/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Theo đó, giá xăng E5 RON 92 giảm 310 đồng/lít, có giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, có giá bán là 24.910 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm mạnh 730 đồng/lít, có giá bán là 20.710 đồng/lít.
Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Theo ghi nhận, giá vàng SJC bán ra trong chiều 25/4 đã giảm so với phiên giao dịch buổi sáng, tuy nhiên vẫn trụ vững quanh mốc 84 triệu đồng/lượng.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

(LĐTĐ) Chỉ trong vài ngày, Ngân hàng Nhà nước đã hai lần hủy đấu thầu vàng miếng.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.
Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

(LĐTĐ) Nhiều ý kiến dự báo giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai 25/4 có thể giảm theo xu hướng trên thế giới.
Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước quyết định đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung cho thị trường. Đây cũng được coi là giải pháp nhằm giảm bớt sự mất cân đối cung - cầu. Liệu rằng sắp tới giá vàng sẽ “ngừng nhảy múa” và “giảm nhiệt”?
Mở rộng không gian ngành điện

Mở rộng không gian ngành điện

(LĐTĐ) Sau gần một năm có Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), kế hoạch thực hiện quy hoạch quan trọng này cuối cùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng

Đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng miếng, với giá hơn 81,3 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới chao đảo, vàng trong nước giảm mạnh

Giá vàng thế giới chao đảo, vàng trong nước giảm mạnh

(LĐTĐ) Chưa từng có trong lịch sử, thị trường vàng thế giới chao đảo theo những cơn sóng địa chính trị tại một số điểm nóng. Vàng thiết lập đỉnh mới liên tục rồi chạy biên độ ngang dọc, lên xuống, khó lường. Trong sáng nay (23/4), những thông tin mới về địa chính trị cũng như các chỉ số kinh tế Mỹ có dấu hiệu tươi sáng hơn là yếu tố then chốt thúc đẩy giá vàng thế giới rơi thẳng đứng.
Xem thêm
Phiên bản di động