Multimedia
26/06/2023 14:46
Khẳng định vị thế Công đoàn trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

26/06/2023 14:46

Xác định xây dựng, thực hiện tốt quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở là tiền đề quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội ở mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; các cấp Công đoàn huyện Thanh Trì đã chủ động tham gia, phối hợp với chuyên môn phát huy tốt QCDC ở cơ sở, đạt được nhiều kết quả tích cực.
Khẳng định vị thế Công đoàn trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

Xác định xây dựng, thực hiện tốt quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở là tiền đề quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội ở mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; các cấp Công đoàn huyện Thanh Trì đã chủ động tham gia, phối hợp với chuyên môn phát huy tốt QCDC ở cơ sở, đạt được nhiều kết quả tích cực.

Khẳng định vị thế Công đoàn trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

Để thực hiện hiệu quả QCDC ở cơ sở tại nơi làm việc, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Trì chỉ đạo các cấp Công đoàn cơ sở (CĐCS) đẩy mạnh việc tuyên truyền, triển khai các quy định của pháp luật về thực hiện QCDC trong hoạt động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Đồng thời hướng dẫn, chỉ đạo các cấp Công đoàn phối hợp với chính quyền, chuyên môn tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức theo đúng quy định; phối hợp với lãnh đạo doanh nghiệp tổ chức Hội nghị người lao động (NLĐ), đối thoại tại nơi làm việc. Trong những năm qua, 100% cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện triển khai, thực hiện hiệu quả QCDC cơ sở.

Chi nhánh Công ty Cổ phần L.Q Joton Hà Nội là doanh nghiệp vừa và nhỏ với 76 cán bộ, nhân viên. Hoạt động chính của doanh nghiệp là sản xuất, kinh doanh sơn và các chất phủ bề mặt công nghiệp và dân dụng tại khu vực phía Bắc, từ khu vực Quảng Bình đến Hà Giang. Gần 30 năm xây dựng và phát triển, Joton luôn tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, với mức tăng trưởng từ 10-15%/năm, đảm bảo đủ việc làm cho NLĐ. Trong thời điểm khó khăn nhất do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và dịch bệnh Covid-19 kéo dài, Joton linh hoạt triển khai mô hình kinh doanh phù hợp để đảm bảo việc làm và thu nhập cho NLĐ.

Ông Phạm Đức Nguyên - Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Joton Hà Nội cho biết, các chế độ chính sách dành cho NLĐ đều Joton nghiêm túc thực hiện. 100% NLĐ sau khi ký hợp đồng đều được tham gia đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi về vật chất cũng như tinh thần khác. Công ty Joton luôn xác định NLĐ là mục tiêu, là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy, NLĐ luôn coi Joton là ngôi nhà chung và xác định cùng nhau đoàn kết xây dựng ngôi nhà chung ngày càng phát triển.

Khẳng định vị thế Công đoàn trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

“Hội nghị NLĐ là một việc làm thường niên tại doanh nghiệp chúng tôi, được tổ chức vào quý I hàng năm. Ngay khi kết thúc năm kế hoạch, Ban Lãnh đạo và Ban Chấp hành Công đoàn đã cùng bàn bạc về các nội dung để tổ chức Hội nghị NLĐ. Ngoài các nội dung chính như phân tích kết quả thực hiện nhiệm vụ năm trước, các biện pháp và giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm tiếp theo, bổ sung sửa đổi nội quy - quy chế của doanh nghiệp thì tùy vào tình hình hàng năm để tập trung vào các vấn đề mà NLĐ quan tâm.

Ví dụ, với đặc thù kinh doanh của Joton, dịch vụ giao nhận hàng hóa đáp ứng nhu cầu khách hàng đảm bảo tiến độ thi công rất quan trọng. Do rất nhiều lý do về hạ tầng giao thông như tắc đường, do lệnh cấm đường, các quy định thời gian xe ô tô chuyên chở hàng trong phố, nên lái xe và nhân viên bốc xếp hàng của phòng Kế hoạch kho vận luôn phải làm thêm giờ.

Để đảm bảo quyền lợi cũng như tuân thủ Luật Lao động, Ban Chấp hành Công đoàn Joton, tổ Công đoàn, phòng Kế hoạch kho vận đã tổ chức họp với NLĐ để lắng nghe tâm tư nguyện vọng của NLĐ, phân tích chế độ chính sách mức lương khi làm ngoài giờ cũng như các quy định của Luật Lao động về vấn để này….

Cách làm đó đã giúp cho NLĐ hiểu sâu sắc những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp, xác định trách nhiệm của mình đối với doanh nghiệp bằng việc tham gia đóng góp tích cực vào các nội dung hoạt động của tổ Công đoàn cũng như bàn bạc tại Hội nghị NLĐ hàng năm”, ông Phạm Đức Nguyên cho biết.

Khẳng định vị thế Công đoàn trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

Chia sẻ thêm về QCDC ở cơ sở qua Hội nghị NLĐ, Chủ tịch Công đoàn Joton Hà Nội cho biết, Hội nghị NLĐ ở doanh nghiệp hàng năm tổ chức theo 2 cấp: cấp tổ Công đoàn và cấp cơ sở (toàn doanh nghiệp). Tại Hội nghị, cấp tổ sẽ tập trung bàn và thảo luận các công việc của tổ mình và mời phụ trách các tổ liên quan cùng dự. Việc này giúp cho Hội nghị các tổ tập trung hơn, tránh mất thời gian bàn bạc việc của tổ khác.

Tại Hội nghị Chi nhánh Công ty là Hội nghị toàn thể, NLĐ sẽ tham gia đóng góp các biện pháp, giải pháp thực hiện nhiệm vụ của doanh nghiệp và các nội dung liên đến chế độ chính sách, thỏa ước lao động tập thể. Các báo cáo trình bày tại Hội nghị NLĐ đều được chuẩn bị bằng hình ảnh, phim tư liệu tổng kết, trình chiếu giúp cho NLĐ không chỉ được nghe mà còn được xem, nhìn các hình ảnh và con số một cách cụ thể và sinh động, không bị nhàm chán, nhờ đó mà kết quả các Hội nghị cũng tốt hơn rất nhiều, chất lượng Hội nghị từ cấp tổ cũng được nâng lên rõ rệt.

Việc tổ chức thành công Hội nghị NLĐ đã khẳng định vị trí, vai trò của CĐCS trong việc tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho NLĐ. Quyền và trách nhiệm của NLĐ được thể hiện rõ nét trong việc tham gia đóng góp tích cực vào các hoạt động của doanh nghiệp, điều đó cũng khẳng định việc thực hiện tốt QCDC ở cơ sở.

Sự đổi mới không ngừng của các mô hình hoạt động kinh tế, sự phát triển vũ bão của công nghệ thông tin cũng như các khó khăn thách thức ngày càng lớn, đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho tổ chức Công đoàn các cấp. Theo đó, cần phải đổi mới và nâng cao chất lượng các hoạt động; cần làm tốt và hiệu quả hơn nữa chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho NLĐ, mà thể hiện rõ nhất là nâng cao chất lượng tổ chức Hội nghị NLĐ hàng năm, thực hiện tốt QCDC ở cơ sở.

Khẳng định vị thế Công đoàn trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

Còn đối với khối trường học, QCDC ở cơ sở còn thể hiện rõ hơn nữa trong môi trường giáo dục. Bà Phạm Thị Tuyết - Chủ tịch Công đoàn Trường mầm non B thị trấn Văn Điển nhấn mạnh về nội dung tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, góp phần xây dựng CĐCS vững mạnh. Đặc biệt, trong 5 năm qua, Công đoàn trường Mầm non B thị trấn Văn Điển thực hiện đúng các nội dung quy định trong Điều lệ công đoàn Việt Nam như: Xây dựng quy chế làm việc của Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra, xây dựng Nghị quyết, chương trình công tác hàng năm, hàng quý, hàng tháng; duy trì chế độ sinh hoạt của Ban Chấp hành, sinh hoạt đoàn viên; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt; xây dựng được quy chế phối hợp công tác giữa Ban Chấp hành với thủ trưởng cơ quan; thực hiện QCDC trong hoạt động của cơ quan, phối hợp với thủ trưởng cơ quan tổ chức tốt Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ hàng năm.

Do thực hiện QCDC trong cơ quan, mối đoàn kết nội bộ được xây dựng bền vững; cán bộ, viên chức, NLĐ động yên tâm, tin tưởng và nhiệt tình cống hiến. Các phong trào thi đua yêu nước được đẩy mạnh và mang lại hiệu quả thiết thực, nhiều tổ chức cá nhân được khen thưởng: Tập thể nhà trường 3 năm được tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, Công đoàn được tặng Cờ thi đua của LĐLĐ Thành phố năm 2022. Về cá nhân, 3 đoàn viên Công đoàn được tặng Bằng khen của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; 8 đoàn viên đạt giáo viên giỏi cấp huyện, 1 đoàn viên đạt giải Nhì Hội thi giáo viên giỏi cấp Thành phố; 35 đoàn viên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở; 1 đoàn viên được tặng danh hiệu “Nhà giáo tâm huyết, sáng tạo”,...

Khẳng định vị thế Công đoàn trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

Có thể thấy, trong những năm qua, các cấp Công đoàn huyện Thanh Trì đã thực hiện tích cực QCDC ở cơ sở; cùng với đó, các CĐCS đã phát huy tính chủ động, tích cực tham gia với chính quyền đồng cấp trong việc xây dựng cơ chế, chính sách, QCDC, nội quy lao động, thang lương, bảng lương, các quy chế nội bộ thuộc đơn vị, doanh nghiệp, nhất là các chính sách liên quan trực tiếp đến NLĐ, nâng cao hiệu quả chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên và NLĐ.

Ông Nguyễn Danh Huy - Chủ tịch LĐLĐ huyện Thanh Trì cho biết, Công đoàn đã chủ động phối hợp với chính quyền, chuyên môn đồng cấp tổ chức tốt Hội nghị công chức, viên chức, NLĐ. Thông qua các Hội nghị, NLĐ được trực tiếp tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến và bàn các giải pháp thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất kinh doanh; đối thoại tại nơi làm việc; xây dựng sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, củng cố mối quan hệ hài hòa đối với người sử dụng lao động.

Kết quả hàng năm 100% đơn vị hành chính sự nghiệp đã tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức; có 73,3% doanh nghiệp tổ chức Hội nghị NLĐ; tổ chức hướng dẫn chi tiết các bước tiến hành thương lượng, ký kết, do đó, số lượng thỏa ước lao động tập thể tăng nhanh về số lượng và chất lượng; có 54% đơn vị xây dựng và ký kết Thỏa ước lao động tập thể, 88,12% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp xây dựng QCDC ở cơ sở; 98,02% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp bầu Ban Thanh tra nhân dân. Qua đó đã phát huy dân chủ và kịp thời nắm bắt, giải quyết tâm tư, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, NLĐ.

Khẳng định vị thế Công đoàn trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

Thực hiện Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động. LĐLĐ huyện đã biên tập những nội dung cơ bản của Nghị định số 145/2020/NĐ-CP, xây dựng mẫu quy chế đối thoại định kỳ tại nơi làm việc để hướng dẫn CĐCS và chủ doanh nghiệp thực hiện; hàng năm phối hợp với Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC của huyện, các phòng ban liên quan của huyện tổ chức kiểm tra 30 doanh nghiệp về thực hiện QCDC ở cơ sở.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 05/6/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp, trong 5 năm, LĐLĐ huyện đã tổ chức được 10 lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn chuyên đề về giải quyết tranh chấp lao động, tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của tổ chức đảng và các tổ chức đoàn thể đối với sự ổn định phát triển của doanh nghiệp, đã có 3.450 lượt cán bộ Công đoàn tham gia. Công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được quan tâm, ý thức tổ chức kỷ luật của NLĐ có nhiều tiến bộ.

Khẳng định vị thế Công đoàn trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

Cùng với việc tham gia xây dựng các chế độ chính sách đối với NLĐ, Công đoàn huyện đã phối hợp với các phòng, ngành chức năng trong huyện thành lập đoàn kiểm tra tại 342 lượt đơn vị về việc thực hiện Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội… qua kiểm tra về cơ bản các đơn vị, doanh nghiệp có ý thức thực hiện các chế độ chính sách đối với NLĐ. Thông qua công tác kiểm tra, LĐLĐ huyện đã hướng dẫn các đơn vị thực hiện đúng quy định của pháp luật.

LĐLĐ huyện cũng phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện với các doanh nghiệp; phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội … tổ chức 5 hội nghị đối thoại trực tiếp với công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Tại Hội nghị đối thoại nhiều nội dung liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của NLĐ được tháo gỡ qua đó tạo sự gắn bó giữa chính quyền và các doanh nghiệp, NLĐ, uy tín của các cấp công đoàn được khẳng định.

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, tư vấn và trợ giúp pháp lý được các cấp Công đoàn tăng cường, phối hợp với các ban ngành tổ chức nhiều cuộc tập huấn, tư vấn, đối thoại trực tiếp với người đứng đầu cấp ủy, tư vấn trợ giúp về pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức của đoàn viên trong việc thực hiện chính sách pháp luật của Nhà nước, QCDC, quy ước, hương ước của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và địa phương.

Các cấp công đoàn thường xuyên giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với CNVCLĐ; thực hiện QCDC ở cơ sở, tăng cường tập huấn kỹ năng thương lượng ký kết Thỏa ước lao động tập thể; tổ chức tư vấn tuyên truyền pháp luật đến NLĐ; tập trung công tác phát triển đoàn viên và thành lập CĐCS.

Khẳng định vị thế Công đoàn trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

Việc thực hiện QCDC ở cơ sở tại nơi làm việc trong các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì thời gian qua cũng không ngừng được quan tâm. Đây vừa là trách nhiệm, đồng thời là cơ sở quan trọng để tổ chức Công đoàn chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ.

Chỉ đạo Đại hội Công đoàn huyện Thanh Trì lần thứ XI, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Bá Vĩnh đánh giá, trong nhiệm kỳ qua, Công đoàn huyện Thanh Trì rất chủ động, tích cực trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng đoàn viên, NLĐ, góp phần quan trọng việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ và phát triển trong doanh nghiệp. Phối hợp với chính quyền, chuyên môn đồng cấp thực hiện tốt QCDC ở cơ sở, thông qua việc nâng cao chất lượng Hội nghị cán bộ công chức, viên chức và Hội nghị NLĐ đảm bảo đúng tiến độ.

Hàng năm, 100% đơn vị hành chính sự nghiệp tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, viên chức; trên 70% doanh nghiệp tổ chức Hội nghị NLĐ, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra; phối hợp tổ chức Hội nghị Lãnh đạo huyện đối thoại, gặp gỡ với công nhân lao động và doanh nghiệp trên địa bàn; hướng dẫn CĐCS tổ chức thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể; trong đó tỷ lệ thỏa ước lao động tập thể đạt từ loại A và B vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội.

Khẳng định vị thế Công đoàn trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố đề nghị, bước sang nhiệm kỳ mới, các cấp Công đoàn huyện Thanh Trì phát huy những kết quả đã đạt được, tiếp tục tập trung làm tốt công tác đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của đoàn viên, NLĐ. Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là hoạt động thường xuyên, liên tục; phải tập trung đầu tư mọi nguồn lực đảm bảo thực hiện và triển khai đồng bộ.

Song song với đó, tiếp tục phát huy tính chủ động, thế mạnh của tổ chức, sự đồng hành của lãnh đạo đơn vị, doanh nghiệp, đoàn viên, NLĐ. Nắm chắc tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của đoàn viên, NLĐ, dự báo tình hình quan hệ lao động, từ đó triển khai có hiệu quả thực hiện QCDC ở cơ sở, đối thoại tại nơi làm việc. Đẩy mạnh hoạt động Ban Thanh tra nhân dân trong đơn vị. Phát huy vai trò Công đoàn phối hợp với người sử dụng lao động trong thực hiện các chế độ, chính sách liên quan trực tiếp đến đoàn viên, NLĐ. Tập trung nâng cao chất lượng thỏa ước lao động tập thể, trọng tâm là đảm bảo việc làm, tiền lương, thu nhập, cải thiện điều kiện làm việc. Hướng dẫn, hỗ trợ Công đoàn cơ sở thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ và tư vấn pháp luật cho đoàn viên, NLĐ. Tích cực nâng cao Chương trình “Phúc lợi đoàn viên”.

Bên cạnh đó, LĐLĐ huyện thường xuyên tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng cho cán bộ công đoàn các cấp để nắm được nội dung, quy trình và kỹ năng trong tham gia, hỗ trợ, giúp đỡ xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở tại nơi làm việc; định kỳ kiểm tra, giám sát Công đoàn cấp dưới hoặc phối hợp với chuyên môn thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện QCDC ở cơ sở tại nơi làm việc.

Có thể thấy, trong những năm qua, việc thực hiện hiệu quả QCDC cơ sở trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã khẳng định vai trò quan trọng của CĐCS, góp phần quan trọng cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Khẳng định vị thế Công đoàn trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
Nội dung và thiết kế: Bảo Thoa