Huyện Thường Tín: Tăng tốc hoàn thành mục tiêu nông thôn mới vào năm 2020

(LĐTĐ) Sau 10 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới, huyện Thường Tín đã có những bước chuyển biến rõ nét, kinh tế xã hội phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên… Đó là minh chứng hiệu quả mà Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đem lại và cũng là tiền đề để Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong huyện phấn đấu năm 2020 trở thành huyện nông thôn mới. Đồng thời, tiếp tục xây dựng các xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
huyen thuong tin tang toc hoan thanh muc tieu nong thon moi vao nam 2020 Xây dựng nông thôn mới ở huyện Sóc Sơn: Hiệu quả từ cơ chế, chính sách hỗ trợ
huyen thuong tin tang toc hoan thanh muc tieu nong thon moi vao nam 2020 Huyện Gia Lâm: Xây dựng nông thôn mới gắn với bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề
huyen thuong tin tang toc hoan thanh muc tieu nong thon moi vao nam 2020 Phát huy vai trò cán bộ cơ sở trong tuyên truyền vận động người dân

Năm 2010, bắt tay vào thực hiện xây dựng nông thôn mới huyện Thường Tín gặp rất nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội chưa đồng bộ, cơ sở vật chất trường học xuống cấp chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo; đời sống nhân dân còn thấp, thu nhập bình quân đầu người mới chỉ đạt 13,5 triệu đồng/người/năm; số hộ nghèo còn cao, với 6.853 hộ chiếm tỷ lệ 12,5%; bình quân các xã chỉ đạt và cơ bản đạt khoảng 8 tiêu chí.

huyen thuong tin tang toc hoan thanh muc tieu nong thon moi vao nam 2020
Thường Tín đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong xây dựng nông thôn mới

Song, phát huy tinh thần đoàn kết, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế; áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn khang trang, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, diện mạo nông thôn ngày càng khang trang có nhiều khởi sắc.

Bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, huyện Thường Tín luôn xác định công tác tuyên truyền có vai trò quan trọng và được đặt lên hàng đầu, nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa, tác dụng của xây dựng nông thôn mới, huy động sức mạnh của toàn dân. Cùng với đó phát huy tối đa quy chế dân chủ trong xây dựng nông thôn mới; Thực hiện công khai, minh bạch các nguồn lực để người dân được bàn bạc, quyết định, kiểm tra, giám sát và quan trọng hơn cả là chính người dân được tham gia thụ hưởng những kết quả từ xây dựng nông thôn mới đem lại.

Vì vậy, nhân dân đã vào cuộc tích cực, tham gia góp công, góp của cùng với chính quyền địa phương để tạo thêm nguồn lực đầu tư, hoàn thiện các công trình xây dựng, phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội và cuộc sống của nhân dân. Trong 10 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân, huyện Thường Tín đã huy động tổng nguồn vốn trên 3.637 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Thành phố hỗ trợ gần 1.200 tỷ đồng; ngân sách huyện trên 1.248 tỷ đồng, ngân sách xã trên 110 tỷ đồng, nguồn vốn huy động xã hội hóa ngoài ngân sách 1.069 tỷ đồng…

Bằng nguồn vốn đó, huyện tập trung đầu tư cho phát triển nông nghiệp, hạ tầng kinh tế xã hội... huyện Thường Tín đã sớm quy hoạch phát triển vùng sản xuất, tận dụng lợi thế từng khu vực để khai thác tối đa giá trị đất, bên cạnh đó xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ nông dân, kết hợp với việc thực hiện tốt công tác dồn điền, đổi thửa, tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển.

Đến nay, toàn huyện có tổng diện tích trồng lúa trên 5 nghìn hécta. Với cơ cấu sản xuất chính của huyện là 2 lúa và 1 vụ đông. Cơ giới hóa được thực hiện 100% ở khâu làm đất và thu hoạch lúa, có 100 hécta diện tích lúa được cấy bằng máy. Năm 2018 giá trị trên đơn vị diện tích canh tác đạt 118 triệu đồng/hécta, gấp 1,25 lần so với năm 2010.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện đã hình thành vùng lúa hàng hóa chuyên canh tập trung quy mô từ 100 hécta đến 200 hécta, như ở xã Thắng Lợi, Dũng Tiến, Nghiêm Xuyên, Tô Hiệu, Văn Tự… Bên cạnh đó, huyện cũng tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng sản xuất rau an toàn, với diện tích 355 hécta tại các xã Tân Minh, Hà Hồi, Vân Tảo, Văn Phú... xây dựng và phát triển các mô hình trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; duy trì vùng cây ăn quả diện tích trên 327ha trồng các loại cây: Cam canh, bưởi diễn, nhãn chín muộn, chuối tây nuôi cấy mô…

huyen thuong tin tang toc hoan thanh muc tieu nong thon moi vao nam 2020
Cơ sở vật chất, giáo dục, y tế... được nâng cao khi huyện Thường Tín xây dựng nông thôn mới

Cùng với đó huyện, quan tâm xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm nông nghiệp chất lượng, để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, từ đó tăng thu nhập cho nông dân, như nhãn hiệu tập thể khoai tây Thường Tín, dưa chuột Ba Lăng, thương hiệu hoa cây cảnh Nội Thôn... Chính vì vậy, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp huyện hàng năm tăng từ 2% đến 3%.

Song song với việc tập trung chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng, các tiêu chí về Giáo dục, văn hóa xã hội, y tế… cũng đạt được kết quả cao. Cụ thể, trên địa bàn huyện có 64/88 trường được Thành phố Hà Nội công nhận trường chuẩn Quốc gia, trong đó có 26 trường Trung học cơ sở, 23 trường tiểu học và 15 trường mầm non. Huyện đã có 158 nhà văn hóa thôn đã được xây mới, cải tạo đưa vào sử dụng có hiệu quả, 24 xã có sân thể thao, 2 xã xây dựng sân Trung tâm văn hóa thể thao xã, phục vụ cho sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao quần chúng phát triển. Năm 2018, huyện Thường Tín đạt tỷ lệ trên 89% làng văn hóa, có 27 xã đạt tiêu chí về văn hóa…

Đặc biệt, huyện đã kịp thời điều chỉnh quy hoạch nông thôn mới, đầu tư xây dựng 453,9 km đường giao thông nông thôn, các tuyến đường thôn xóm...Đến nay, 100% hệ thống đường trục xã, liên xã, đường trục thôn, liên thôn đã xây dựng xong đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện, 100% các tuyến đường ngõ, xóm được xây dựng và đảm bảo sạch sẽ, không lầy lội vào mùa mưa. Bên cạnh đó, 100% các tuyến đường trục chính nội đồng đã được cứng hoá tạo điều kiện cho nhân dân đi lại thuận tiện, phục vụ sản xuất.

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, đã phát huy được sức mạnh toàn dân trong xây dựng nông thôn mới, đời sống người dân được nâng lên, mức thu nhập bình quân cuối 2018 đạt trên 47 triệu đồng/người/năm; tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 0,7%. Đến thời điểm hiện tại, huyện Thường Tín đã có 24/28 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Theo ông Kiều Xuân Huy - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Thường Tín, huyện phấn đấu cuối năm 2019 sẽ có thêm 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới là Tiền Phong, Lê Lợi, Thư Phú và xã Hòa Bình. Đồng thời, xây dựng xã Hồng Vân đạt xã nông thôn mới nâng cao. Với sự phấn đấu bền bỉ, kiên trì vì mục tiêu xây dựng huyện Thường Tín văn minh, giàu mạnh và hiện đại. Bức tranh toàn cảnh của huyện ngày thêm khởi sắc, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thường Tín chung sức, chung lòng, quyết tâm đưa huyện Thường Tín về đích nông thôn mới theo đúng kế hoạch vào năm 2020.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phê duyệt, điều chỉnh chủ trương 25 dự án sử dụng vốn đầu tư công cấp Thành phố

Phê duyệt, điều chỉnh chủ trương 25 dự án sử dụng vốn đầu tư công cấp Thành phố

(LĐTĐ) Chiều 29/3, tại kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khoá XVI xem xét, quyết nghị nội dung về Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2024; cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 cấp Thành phố và phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được bầu là Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được bầu là Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố; cho thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND Thành phố đối với một số cán bộ đã điều chuyển công tác khác.
Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

(LĐTĐ) Tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, quý I/2024, sản xuất công nghiệp trong ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 0,73%), đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Qua đó, đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ.
Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

(LĐTĐ) “Nhà nước có vai trò điều tiết, đưa ra công thức, trên công thức đó doanh nghiệp tự tính toán trên cơ sở các chi phí thực tế để đưa ra mức giá phù hợp, nhưng không vượt giá trần”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ về đề xuất để doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu.
LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã đến thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác Công đoàn với LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh.
Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, sau một ngày làm việc khẩn trương, tập trung, nghiêm túc, dân chủ và hiệu quả, kỳ họp chuyên đề - kỳ họp thứ 15 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) của thành phố Hà Nội.

Tin khác

Người dân Đồng Nai "thấp thỏm" vụ hoa Tết

Người dân Đồng Nai "thấp thỏm" vụ hoa Tết

(LĐTĐ) Những ngày này, người dân trồng hoa tại tỉnh Đồng Nai đang nhộn nhịp chuẩn bị cho vụ hoa Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Mặc dù năm nay thời tiết được đánh giá khá thuận lợi nhưng bà con vẫn đang thấp thỏm và lo lắng vì sợ việc tiêu thụ gặp khó do ảnh hưởng của nền kinh tế. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô.
Đẩy mạnh vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Đẩy mạnh vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Ngày 27/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Đề án "Đẩy mạnh vai trò của Hội Phụ nữ các cấp trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh đến năm 2025" và Kế hoạch tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố năm 2023.
Thanh Trì: Trên 99% người dân hài lòng về xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Trên 99% người dân hài lòng về xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Người dân huyện Thanh Trì phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, sự phục hồi kinh tế sau đại dịch, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Đó là kết quả từ xây dựng Nông thôn mới (NTM) và những nỗ lực để về đích Huyện NTM nâng cao trong thời gian tới của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện.
Hiệu quả từ mô hình trồng bưởi hữu cơ ở Hạ Mỗ

Hiệu quả từ mô hình trồng bưởi hữu cơ ở Hạ Mỗ

(LĐTĐ) Cây bưởi tôm vàng đã gắn bó lâu năm và mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho người dân xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng (Hà Nội). Bởi vậy, trong những năm qua, huyện Đan Phượng không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng bưởi tôm vàng. Gần đây, mô hình kinh tế “Trồng bưởi sinh học hữu cơ sử dụng chế phẩm thuốc trừ sâu thảo mộc Anisaf” được Hội Nông dân huyện triển khai đã đem lại hiệu quả rõ rệt, giúp người nông dân làm giàu bền vững.
Huyện Nghi Lộc: Điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao

Huyện Nghi Lộc: Điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Sau hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt của cấp uỷ, chính quyền và hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, sự đồng thuận của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, đến nay, huyện Nghi Lộc đã vươn lên trở thành huyện tốp đầu của tỉnh Nghệ An hoàn thành các tiêu chí về xây dựng NTM, phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM nâng cao
Đan Phượng: Nỗ lực đưa 3 xã cuối cùng về đích Nông thôn mới kiểu mẫu

Đan Phượng: Nỗ lực đưa 3 xã cuối cùng về đích Nông thôn mới kiểu mẫu

(LĐTĐ) Là một huyện ven đô có truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời, Đan Phượng luôn phấn đấu là huyện đi đầu của Hà Nội trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Đóng góp vào thành quả chung của huyện, nông dân huyện Đan Phượng đã và đang nỗ lực để cùng huyện đưa 3 xã cuối cùng về đích NTM kiểu mẫu.
Yên Mỹ vươn mình trở thành nông thôn kiểu mẫu

Yên Mỹ vươn mình trở thành nông thôn kiểu mẫu

(LĐTĐ) Là một miền quê đáng sống của Thủ đô, sắp sửa cán đích Nông thôn mới kiểu mẫu, xã Yên Mỹ (huyện Thanh Trì, Hà Nội) đang đổi thay từng ngày. Diện mạo làng quê ngày càng tươi đẹp hơn, nhiều mô hình nông nghiệp hiệu quả hình thành cho thu nhập tốt, đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Không ngừng đổi mới, Yên Mỹ đang tiếp tục nỗ lực xây dựng quê hương giàu đẹp hơn.
Khẳng định vị thế nông nghiệp Thủ đô

Khẳng định vị thế nông nghiệp Thủ đô

Thời gian qua, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, chế biến đã thúc đẩy ngành nông nghiệp Thủ đô phát triển nhanh chóng và bền vững, nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung có năng suất, hiệu quả cao được hình thành, góp phần quan trọng nâng cao thu nhập cho người dân.
Xây dựng nông thôn kiểu mẫu trên quê hương của điệu múa Bồng

Xây dựng nông thôn kiểu mẫu trên quê hương của điệu múa Bồng

(LĐTĐ) Có thể khẳng định rằng, những kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới (NTM) ở xã Tân Triều, huyện Thanh Trì (Hà Nội) là minh chứng cho sự phát triển không ngừng của mảnh đất giàu truyền thống văn hóa này. Chính sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân là tiền đề quan trọng để xã sớm hoàn thành mục tiêu xã NTM kiểu mẫu trong năm 2023 và quan trọng hơn, để Tân Triều luôn là vùng quê đáng sống.
Hoàn thành khảo sát xét nông thôn mới kiểu mẫu 8 xã huyện Thanh Trì

Hoàn thành khảo sát xét nông thôn mới kiểu mẫu 8 xã huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Ngày 17/11, Đoàn khảo sát Nông thôn mới (NTM) thành phố Hà Nội đã thẩm định NTM kiểu mẫu thêm 4 xã huyện Thanh Trì. Như vậy, đã có 8 xã được Thành phố khảo sát để trình xét duyệt NTM kiểu mẫu tại huyện Thanh Trì.
Xem thêm
Phiên bản di động