Hướng đến mọi người dân đều được tiêm vắc xin

(LĐTĐ) Bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ thử nghiệm lâm sàng để sẵn sàng cho ra thị trường những liều vắc xin phòng, chống dịch Covid-19 mang thương hiệu Made in Vietnam; được sự đồng ý của Bộ Chính trị, Chính phủ đã giao Bộ Y tế tiến hành chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nhập khẩu vắc xin; đồng thời khuyến khích xã hội hóa các nguồn lực trong việc nhập khẩu vắc xin. Mục đích cuối cùng là hướng tới mọi người dân đều được tiêm vắc xin phòng, chống dịch Covid-19. Trong bối cảnh nguồn ngân sách Nhà nước còn khó khăn, đây có thể nói là một trong những chính sách thể hiện sự ưu việt của Đảng, Nhà nước ta.
Nhanh chóng tổ chức tiêm vắc xin BIDV hỗ trợ cho cán bộ nhân viên và người thân tiêm vắc xin phòng Covid-19 Bộ trưởng Bộ Y tế: Nỗ lực để đảm bảo mọi người dân đều được tiêm vắc xin ngừa Covid-19

Nỗ lực tiếp cận nguồn vắc xin

Trong suốt hơn 1 năm chống dịch Covid-19, Việt Nam đã trải qua nhiều thời điểm rất khó khăn, phải đối mặt với những tình huống chưa bao giờ nghĩ đến. Đến nay, tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn ra tại 13 tỉnh thành phố trong cả nước.

Chúng ta đã và đang nỗ lực phòng chống dịch, tuy nhiên muốn để cuộc sống trở lại bình thường, muốn cho mọi hoạt động trở lại bình thường, theo yêu cầu của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ vấn đề tiếp cận với vắc xin là một trong những ưu tiên của ngành y tế. Do đó, Bộ Y tế đã và đang thúc đẩy nỗ lực sản xuất vắc xin trong nước và tiếp cận với các đối tác sản xuất của nước ngoài.

Hướng đến mọi người dân đều được tiêm vắc xin
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh những vắc xin đưa ra thị trường, tiêm chủng phải đảm bảo an toàn mặc dù được cấp phép trong tình trạng khẩn cấp.

Được biết, trong năm 2021, Bộ Y tế đảm bảo sẽ cung cấp 90 triệu liều vắc xin phòng Covid-19, từ các nguồn: COVAX Facility; vắc xin của AstraZeneca; vắc xin của Pfizer, vắc xin Sputnik V của Nga. Ngoài ra, Bộ Y tế, các tập đoàn, công ty khác không kinh doanh trong lĩnh vực y tế cũng đang thúc đẩy đàm phán với các nhà sản xuất vắc xin khác. Về lộ trình cung ứng vắc xin: Quý I, dự kiến có 1,3 triệu liều, trong đó 117.000 liều đã về ngày 24/2, số còn lại về trong tháng 3; quý II dự kiến có 9,5 triệu liều và quý III có 25,9 triệu liều; quý IV có 51,1 triệu liều.

Mới đây, Việt Nam cũng đã trở thành một trong những nước đầu tiên của châu Á được tiếp cận với vắc xin Covid-19 sau khi lô vắc xin Covid-19 của AstraZeneca gồm 117.600 liều đầu tiên có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất vào sáng 24/2.

Đối với vắc xin nhập khẩu của AstraZeneca, trong đó 117.000 liều vừa về đến Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin, theo quy định, Bộ Y tế đang cùng với Bộ Thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc đánh giá toàn bộ chất lượng lô xuất xưởng này. Do đó, có thể thời gian tiêm sẽ chậm hơn so với dự kiến ban đầu, tuy nhiên nguyên tắc chung là phải bảm bảo tuyệt đối an toàn và hiệu quả sử dụng vắc xin với người dân.

“Nguyên tắc chung là đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân, đảm bảo hiệu quả, hiệu lực vắc xin nên các bước đi của Bộ Y tế rất thận trọng, rất chắc chắn để những vắc xin đưa ra thị trường, tiêm chủng phải được kiểm nghiệm, đảm bảo an toàn mặc dù được cấp phép trong tình trạng khẩn cấp”, Bộ trưởng chia sẻ.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Y tế, hiện nay các vắc xin Covid-19 đều được cấp phép trong tình trạng khẩn cấp. Trong đó, nhiều nhất là vắc xin của Pfizer đã được cấp phép sử dụng tại 66 quốc gia, sau đó là vắc xin của AstraZeneca tại 50 nước và vắc xin của Công ty Moderna (Mỹ) tại 28 quốc gia. Bên cạnh đó, vắc xin AstraZeneca được Việt Nam nhập về là một trong 2 vắc xin được WHO cấp phép trên phạm vi toàn cầu.

Đây là cơ quan lớn nhất về mặt chuyên môn đánh giá về độ an toàn sử dụng trong tình trạng khẩn cấp. Các dữ liệu đến nay cho thấy, vắc xin AstraZeneca có mức độ bảo vệ khá tốt, sau mũi 1 đạt hiệu lực 76%, sau mũi 2 là 81%. Điều quan trọng, 100% các trường hợp được tiêm vắc xin AstraZeneca đều được bảo vệ để không tiến triển nặng thêm, đồng nghĩa có trường hợp mắc nhưng bệnh không nặng lên.

Mua vắc xin nhưng hàng nội mới là “kế” lâu dài

Thời gian qua, các nhà khoa học Việt Nam kể cả công lập và y tế coi sản xuất vắc xin “Made in Việt Nam” là vấn đề mấu chốt. Bộ Y tế đã chỉ đạo sâu sát, làm sao sớm phát triển vắc xin chủ động. Lý giải về việc tại sao vừa đặt mua, vừa phát triển vắc xin, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng, vì hiện nay vắc xin trên toàn cầu mức độ bảo vệ chỉ khoảng từ 6 tháng -1 năm, thời gian chưa đủ để theo dõi tất cả những quá trình như vậy.

Đồng thời do biến chủng nhiều nên hiệu lực bảo vệ của vắc xin chỉ trong thời gian nhất định. Vì vậy phải xác định luôn luôn chủ động về vắc xin, coi đây là vấn đề an ninh, sức khoẻ thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu phòng chống dịch và bảo vệ sức khỏe của người dân.

Hiện nay, các vắc xin “Made in Việt Nam” vẫn đang theo đúng tiến độ. Dự kiến đến cuối năm 2021, đầu năm 2022, chúng ta sẽ sản xuất được vắc xin. Trong đó, vắc xin NANOCOVAX của Công ty NANOGEN đã được thử nghiệm giai đoạn 2; vắc xin COVIVAC của IVAC có hiệu quả tốt, sẽ bắt đầu tiến hành thử nghiệm giai đoạn 1 trong vài ngày tới.

Tới đây, Việt Nam cũng sẽ thử nghiệm lâm sàng của vắc xin thứ 3 do VABIOTECH sản xuất. Với việc sản xuất vắc xin, Việt Nam có thể chủ động, bảo đảm nguồn cung, bảo đảm an ninh y tế, sẵn sàng phục vụ đại dịch, là nền tảng khi có các đại dịch trong tương lai sẽ chủ động được.

Hướng đến mọi người dân đều được tiêm vắc xin
Vắc xin NANOCOVAX “Made in Việt Nam” đã bắt đầu tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2

Trong các loại vắc xin “Made in Việt Nam”, vắc xin NANOCOVAX của công ty NANOGEN là vắc xin ngừa Covid-19 đầu tiên của Việt Nam đưa vào thử nghiệm lâm sàng. Những mũi tiêm đầu tiên từ giai đoạn 1 bắt đầu vào ngày 17/12/2020. Giáo sư Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y cho biết, sau thử nghiệm giai đoạn 1, kết quả nghiên cứu cho thấy vắc xin NANOCOVAX sinh kháng thể rất tốt, trên 90%.

Giai đoạn 2 thử nghiệm đồng thời tại Học viện Quân y và Trung tâm Y tế huyện Bến Lức, Long An do Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh thực hiện với 560 tình nguyện viên, độ tuổi từ 12-75 tuổi. Mục tiêu giai đoạn 2 để đánh giá độ an toàn, chú trọng hiệu quả sinh kháng thể của vắc xin. Trong giai đoạn này có thêm nhiều người cao tuổi, người có bệnh nền tham gia nên quy trình sàng lọc, chuẩn bị hồi sức chặt chẽ hơn.

Kết quả nghiên cứu sơ bộ giai đoạn đầu cho thấy, kháng thể vắc xin NANOCOVAX chống được biến chủng SARS-CoV-2 B.1.1.7 từ Anh. Trong giai đoạn 2, sẽ tiếp tục đánh giá xem kháng thế này có thể chống được biến thể từ Nam Phi hay không. Do giai đoạn 2 phối hợp đa trung tâm nên thời gian thử nghiệm sẽ rút ngắn một nửa, chỉ còn 2 tháng.

Dự kiến cuối tháng 3, đầu tháng 4, 560 tình nguyện viên sẽ tiêm đủ 2 mũi. Đến tháng 5, nhóm nghiên cứu sẽ có dữ liệu để báo cáo Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học, Bộ Y tế trước khi chuyển sang giai đoạn 3. Giai đoạn 3 dự kiến sẽ thử nghiệm trên 10.000 – 15.000 người, bao gồm cả các quốc gia có dịch khác như Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia…

Đối với vắc xin COVIVAC sẽ được tiến hành thử nghiệm lâm sàng vào đầu tháng 3 này, Tiến sĩ Dương Hữu Thái - Viện trưởng Viện vắc xin và sinh phẩm y tế (IVAC) cho biết,dự án nghiên cứu thử nghiệm vắc xin COVIVAC của IVAC trực thuộc Bộ Y tế được nghiên cứu từ tháng 5/2020 trên cơ sở hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế sản xuất.

Theo tính toán, mỗi liều vắc xin COVIVAC không quá 60.000 đồng. Kết quả thực hiện các nghiên cứu tiền lâm sàng tại Ấn Độ, Mỹ và Việt Nam đến thời điểm này đã cho thấy tính an toàn và hiệu quả trên thực nghiệm. Sau 7 tháng nghiên cứu (từ tháng 5 đến tháng 12/2020), Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế đã sản xuất thành công 3 lô liên tiếp trên quy mô lớn, từ 50.000 đến 100.000 liều mỗi lô.

Đặc biệt, kháng thể vắc xin COVIVAC chống được biến chủng virus SARS-CoV-2 từ Anh và Nam Phi.Vắc xin COVIVAC là vắc xin dạng dung dịch có hoặc không có tá chất bổ trợ, không có chất bảo quản, với công nghệ sản xuất là vắc xin vector Newcastle (NDV), gắn gen biểu hiện Protein S của virus SARS-CoV-2 dựa trên công nghệ sản xuất trên trứng gà có phôi. Công nghệ này cũng được sử dụng để sản xuất vắc xin dự phòng cúm mùa đang lưu hành tại Việt Nam.

Liên quan đến vắc xin này, GS.TS Nguyễn Thanh Long- Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định hiệu lực bảo vệ của COVIVAC rất tốt. “Chúng tôi tự tin ngoài vắc xin NANOGEN đang được thử nghiệm giai đoạn 2 thì COVIVAC được coi là vắc xin tiềm năng trong công cuộc ứng phó đại dịch Covid-19”.

Chuẩn bị lên kế hoạch tiêm chủng trên diện rộng

Bên cạnh việc tìm nguồn cung ứng vắc xin, đẩy mạnh việc sản xuất vắc xin trong nước, để đảm bảo an toàn cho người dân, Bộ Y tế cũng đã lên kế hoạch, chuẩn bị chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19. Bộ Y tế cũng đã giao các đơn vị chuyên môn liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với từng giai đoạn tiêm chủng vắc xin Covid-19.

Đồng thời, khẩn trương chuẩn bị các kịch bản, huy động tất cả đơn vị trong và ngoài ngành y tế tham gia vào chiến dịch để đẩy nhanh tiến độ tiêm, bảo đảm độ bao phủ, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Tuy nhiên, người đứng đầu ngành y tế nhấn mạnh bất cứ vắc xin nào cũng không thể bảo đảm được độ an toàn 100%, nhất là vắc xin phòng Covid-19 mới được phát triển trong thời gian ngắn. Do đó, việc theo dõi đánh giá phản ứng sau tiêm rất quan trọng.

Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn đánh giá và phải tiếp tục làm rõ để không gây hoang mang trong người dân với những phản ứng sau tiêm. Bộ Y tế đã phân công tất cả các đơn vị tập huấn toàn tuyến về tiêm chủng; xử lý các trường hợp phản ứng sau tiêm, theo dõi sau tiêm và đánh giá hiệu quả của vắc xin sau tiêm.

Để chuẩn bị cho việc tiêm chủng số lượng lớn vắc xin Covid-19, Bộ Y tế cho biết tất cả cơ sở y tế công lập sẽ tham gia, đồng thời huy động lực lượng sinh viên các trường y tế để tổ chức tiêm tại các điểm ngoài trạm y tế và các điểm lưu động.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia, cho biết, kế hoạch tiêm chủng sẽ được tổ chức với hình thức chiến dịch nhưng không triển khai đồng loạt trên toàn quốc cho tất cả đối tượng mà sẽ tổ chức tiêm "cuốn chiếu" tại các địa phương, cho từng nhóm đối tượng phù hợp với tiến độ cung ứng vắc xin.

Hiện hệ thống bảo quản vắc xin của Việt Nam bao gồm dây chuyền lạnh trong tiêm chủng mở rộng ở các tuyến và các cơ sở tiêm chủng dịch vụ có khả năng đáp ứng đủ dung tích bảo quản để triển khai chiến dịch tiêm chủng trên diện rộng. Hệ thống tiêm chủng đang triển khai trên toàn quốc với khoảng hơn 13.000 cơ sở gồm tiêm chủng mở rộng tại xã, phường; điểm tiêm chủng tại bệnh viện và các cơ sở tiêm chủng dịch vụ bảo đảm đủ điều kiện tiêm chủng.

Cũng theo Phó Giáo sư Dương Thị Hồng, nhân lực tham gia đều được tập huấn kỹ để bảo đảm tổ chức buổi tiêm chủng. Trong năm 2020, Dự án Tiêm chủng mở rộng đã được tập huấn hướng dẫn cho cán bộ tiêm chủng toàn quốc về tiêm chủng an toàn và phòng chống lây nhiễm SARS-CoV-2...

Tuy nhiên, vắc xin Covid-19 là vắc xin mới, do vậy, cán bộ tiêm chủng sẽ được tập huấn về việc sử dụng vắc xin và theo dõi xử lý sự cố bất lợi sau tiêm chủng. Trang thiết bị phòng, chống sốc và xử trí cấp cứu với các trường hợp tai biến sau tiêm chủng (nếu có) cũng được trang bị đầy đủ tại các điểm tiêm chủng./.

Kim Tiến – Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
TRỰC TUYẾN: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

TRỰC TUYẾN: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024. Chương trình được truyền trực tuyến trên Báo Lao động Thủ đô điện tử cùng hai ấn phẩm Làm giàu, Lao động và Pháp luật.
Salah “nổ súng” vẫn không cứu nổi Liverpool

Salah “nổ súng” vẫn không cứu nổi Liverpool

(LĐTĐ) Rạng sáng 19/4, Liverpool thắng Atalanta 1- 0 trên sân Gewiss nhưng vẫn bị loại khỏi Europa League từ vòng tứ kết do đã để thua 0-3 ở lượt đi.
TRỰC TUYẾN ẢNH: 1.000 người dự Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

TRỰC TUYẾN ẢNH: 1.000 người dự Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 của thành phố Hà Nội được tổ chức tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của 1.000 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Chương trình được truyền trực tuyến trên Báo Lao động Thủ đô điện tử cùng hai ấn phẩm Làm giàu, Lao động và Pháp luật.
Một tiền đạo U23 Việt Nam dẫn đầu danh sách ghi bàn tại U23 châu Á 2024

Một tiền đạo U23 Việt Nam dẫn đầu danh sách ghi bàn tại U23 châu Á 2024

(LĐTĐ) Tiền đạo Bùi Vĩ Hào đang dẫn đầu danh sách vua phá lưới vòng chung kết U23 châu Á 2024 sau lượt trận đầu tiên của vòng bảng.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt nhiều cá nhân, doanh nghiệp

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt nhiều cá nhân, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành một loạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến việc thao túng cổ phiếu, công bố thông tin không đúng thời hạn,...
Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

(LĐTĐ) Chiều 18/4, tại xã Mông Hóa, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hòa Bình và Công ty TNHH Nước sạch Hòa Bình - Xuân Mai (đơn vị thành viên của Công ty cổ phần nước AquaOne) tổ chức Lễ khởi công giai đoạn 1 Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống cấp nước Xuân Mai - Hòa Bình.

Tin khác

Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

(LĐTĐ) Chiều 18/4, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã công bố kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ có thư khen gửi tới các cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế của các bệnh viện, Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia sau thành công ca điều phối, ghép tạng từ người cho chết não cứu sống 7 người vừa qua.
Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

(LĐTĐ) Mặc dù đã được đội ngũ bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng bệnh nhân N.N.H (15 tuổi), ngụ tại khu phố 6, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu đã tử vong với chẩn đoán sốt xuất huyết (SXH) nặng, tổn thương đa cơ quan, xuất huyết tiêu hóa.
Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

(LĐTĐ) Từ ngày 15/4 đến 24/4, Hà Nội triển khai công tác khám sức khỏe định kỳ năm 2024 cho 2.807 cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý, cán bộ lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa…
Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

(LĐTĐ) Mặc dù chưa bước vào mùa sốt xuất huyết, nhưng từ đầu năm tới nay, trên địa bàn Thành phố đã ghi nhận 570 ca mắc, tăng so với cùng kỳ năm 2023. Ngành Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh chủ động, trong đó, cần đặc biệt chú ý diệt loăng quăng, bọ gậy.
Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

(LĐTĐ) Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, kiểm soát sự gia tăng số ca mắc mới và không để xảy ra trường hợp tử vong, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, giám sát công tác phòng chống căn bệnh này trên địa bàn huyện Ba Vì và huyện Đông Anh.
Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

(LĐTĐ) Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế tiếp đón người bệnh đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân (CCCD) gắn chip hoặc VneID.
Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 5/4 đến ngày 12/4), Thành phố ghi nhận 161 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, 0 ca tử vong, tăng 37 trường hợp so với tuần trước. Bệnh nhân phân bố rải rác ở 28 quận, huyện.
Hy hữu người phụ nữ có hai bàng quang

Hy hữu người phụ nữ có hai bàng quang

(LĐTĐ) Mới đây, các bác sĩ Khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho người bệnh nữ có 2 bàng quang. Khi mắc túi thừa bàng quang, người bệnh sẽ cảm thấy đau, nhiễm trùng tiết niệu nhiều lần và rối loạn tiểu tiện do nước tiểu không chảy hết ra ngoài mà đọng lại… Mặc dù là một bệnh lý hiếm gặp nhưng lại khiến người bệnh rất khó chịu, thậm chí có nguy cơ cao dẫn đến biến chứng nguy hiểm, bao gồm ung thư.
Hội nghị quốc tế về "Quản lý đường thở WAAM" lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị quốc tế về "Quản lý đường thở WAAM" lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

(LĐTĐ) Sự kiện diễn ra tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc và Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức vào ngày 13 và 14/4/2024 với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu thế giới về gây mê hồi sức.
Xem thêm
Phiên bản di động